Công thức tính tối đa hóa lợi nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận được xem như mục đích tối thượng trong kinh doanh. Đạt được mục đích này không hề dễ dàng nhưng không phải không khả thi nếu tìm hiểu kỹ lưỡng và có lộ trình phù hợp.

Tối đa hóa lợi nhuận (tiếng Anh: Profit maximization) là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, xảy ra khi chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất.

Theo quản lý tài chính, tối đa hóa lợi nhuận là cách tiếp cận hoặc xây dựng quy trình làm tăng lợi nhuận hoặc Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, tối đa hóa lợi nhuận đến mức tối ưu là tâm điểm của các quyết định đầu tư hoặc tài trợ.

Công thức tính tối đa hóa lợi nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận quan trọng như thế nào?

Tối đa hóa lợi nhuận được xem như một yếu tố bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, đặc biệt là trong bối cảnh mà các công ty được thành lập càng nhiều, khách hàng ngày càng khó tính và cạnh tranh ngày càng cao. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng tối đa hóa lợi nhuận sẽ giúp nguồn lực sẽ chảy vào nơi tạo ra giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp.

Việc tạo ra được lợi nhuận tối ưu, đồng thời phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý giúp doanh nghiệp thực hiện được đúng hạn và hiệu quả các vấn đề quan trọng như lương lao động, tài sản cố định, thanh toán vốn. Điều này giúp các phúc lợi cho doanh nghiệp được đảm bảo tốt hơn.

2 cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận

Tăng doanh thu và giảm chi phí là 2 cách cơ bản và hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận. 

– Tăng doanh thu

Có những cách tiêu biểu sau để tăng doanh thu tối đa cho doanh nghiệp:

  • Gia tăng doanh số: Bằng cách đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dòng sản phẩm chất lượng nhất. Từ đó thực hiện các chiến dịch bán chéo, chiến dịch truyền thông… để thu hút thêm nhiều khách mua hàng hơn.
  • Định giá: Giá cả luôn là vấn đề cốt lõi quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng, đó chính là lý do các doanh nghiệp vẫn thường xuyên tổ chức các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc giá thấp là tốt. Bạn cần định giá sản phẩm/dịch vụ của công ty mình đúng và phù hợp với chất lượng sản phẩm. 
  • Tập trung vào đội ngũ nhân sự: Khích lệ nhân viên cũng là một trong những cách hiệu quả để tăng doanh thu. Doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách thưởng dựa trên doanh số, thưởng KPI theo khoảng thời gian nhất định, đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

Công thức tính tối đa hóa lợi nhuận

– Giảm chi phí

Ngoài tăng doanh thu, giảm chi phí cũng là cách cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí hoạt động và vận hành bằng những cách sau:

  • Phân tích và quản lý một cách hệ thống, lớp lang và chính xác các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng.
  • Tìm kiếm và sử dụng các nguồn hàng/dịch vụ giá tốt kèm ưu đãi tốt khi mua với số lượng lớn và thời gian lâu dài.
  • Hỗ trợ vận hành và quản lý doanh nghiệp bằng nền tảng công nghệ.
  • Tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng tiêu thụ từ các đồ dùng có trong doanh nghiệp.

Hạn chế của việc tối đa hóa lợi nhuận

Dù là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến, song tối đa hóa lợi nhuận cũng tồn tại những hạn chế sau:

Lợi nhuận là một khái niệm mơ hồ

Khái niệm lợi nhuận tương đối mơ hồ và phức tạp, với nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, cũng không có một quy tắc hay phương pháp cụ thể nào để tối đa hóa lợi nhuận trong thực tế. Xoay quanh khái niệm lợi nhuận còn xuất hiện thêm nhiều khái niệm khác như lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận trước lãi vay và thuế…

Không xét đến giá trị tiền bạc trong những khoảng thời gian khác nhau

Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận chủ yếu chỉ dựa trên khía cạnh lợi nhuận: lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao, lý thuyết này bỏ qua giá trị của tiền trong những khoảng thời gian cụ thể, trong khi trên thực tế, giá trị của tiền bạc thường sẽ thay đổi theo thời gian.

Không cân nhắc đến rủi ro

Do quá tập trung vào yếu tố lợi nhuận, mô hình tối đa hóa lợi nhuận thường bỏ qua các yếu tố rủi ro có thể gây tổn hại đến doanh nghiệp về lâu dài. Nếu doanh nghiệp không lường trước những rủi ro và không có khả năng xử lý những rủi ro trong khi thực hiện tối đa hóa lợi nhuận, thì đồng nghĩa với việc sự tồn tại của doanh nghiệp này đang bị đặt vào vòng nguy hiểm.

Bỏ qua yếu tố chất lượng

Những giá trị vô hình nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp như hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, các tiến bộ công nghệ, chất lượng dịch vụ… không được xem xét trong phương pháp tối đa hóa lợi nhuận. Đây được xem là hạn chế lớn nhất của lý thuyết này.


Bài 1: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là TC= q²+ 20q + 2000. a. Anh/chị hãy viết phương trình tổng biến phí (TVC), tổng định phí (TFC), chi phí trung bình (AC), chi phí biến đổi trung bình (AVC), chi phí cố định trung bình (AFC) và chi phí biên (MC) của doanh nghiệp. b. Nếu giá thị trường là P= 120 thì mức sản lượng sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? c. Mức giá thị trường là bao nhiêu thì doanh nghiệp phải đóng cửa trong ngắn hạn để tối thiểu hóa lỗ.

Tự giãi

a) Ta có: TC = TFC + TVC

- Chi phí trung bình: AC = TC/Q = q + 20+ 2000/q

- PT Tổng chi phí biến đổi (TVC): TVC = q²+ 20q

-  Phương trình Chi phí biến đổi trung bình (AVC): TVC/Q = q + 20

- Tổng định phí (TFC): TFC = 2000

- Chi phí cố định trung bình (AFC): AFC = 2000/q

- Chi phí biên (MC): MC = TVC' = 2q + 20

b. Nếu giá thị trường là P= 120 thì mức sản lượng sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất sản lượng q* sao cho: MC = MR = P

2q + 20 = 120 => q = 50

Lợi nhuận DN (𝛱)

𝛱 = TR - TC

TR = P*Q = 120*50 = 6000

TC = 50*50 + 20*50 +2000 = 5500

𝛱 = 6000 - 5500 = 500

Bài 2: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT


Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q(k,l) = k0,5l0,5 trong đó k, l là số lượng vốn và lao động đưa vào sản xuất. Đơn giá thuê vốn là r = 12 đơn vị tiền và đơn giá thuê lao động là w = 3 đơn vị tiền. Chủ doanh nghiệp ký được một hợp đồng tiêu thụ 200 đơn vị sản phẩm với đơn giá là 15 đơn vị tiền/đơn vị sản phẩm.

a. Chủ doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động và bao nhiêu vốn để hoàn thành hợp đồng trên với chi phí thấp nhất? Tổng chi phí sản xuất là bao nhiêu? b. Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp là bao nhiêu?

c. Hiệu suất (năng suất) của doanh nghiệp là tăng dần, giảm dần hay không đổi theo quy mô? Căn cứ nào để nhận biết?

Lời giãi:

a. Chủ doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động và bao nhiêu vốn?

Với sản lượng tiêu thụ đã ký hợp đồng trước: Q₀ = 200 đvsp, doanh nghiệp sẽ thuê số lượng lao động và vốn để hoàn thành hợp đồng trên với chi phí thấp nhất khi:

- Điều kiện ràng buộc: Q(k,l) = k0,5l0,5 = 200 (1)

- Điều kiện tối ưu: MPk/r = MPl/w

- Ta lại có: Q'(k) = MPk = 0,5*l0,5/k0,5

                  Q'(l) = MPl = 0,5*kl0,5/l0,5

  0,5*l0,5/12k0,5 = 0,5*kl0,5/3l0,5
=> l = 4k thế vào (1)

k0,5*(4k)0,5 = 200 => 2k = 200 =>

k = 100, l = 400

Tổng chi phí sản xuất là bao nhiêu?

TC =  lw + kr = 400*3 + 100*12 = 2400

b. Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp là bao nhiêu?

TR = Q*P = 200*15 =3000 đơn vị tiền 𝛱 = TR - TC = 600 đơn vị tiền c. Hiệu suất (năng suất) của doanh nghiệp là tăng dần, giảm dần hay không đổi theo quy mô? Căn cứ nào để nhận biết?

Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng hàm Cobb – Douglas Q(k,l) = k0,5l0,5 với 𝛼 = 0.5 và 𝛽 = 0.5.

=> 𝛼 + 𝛽  = 1. Do đó, khi quy mô của doanh nghiệp tăng, hay các nhập lượng (vốn và lao động) tăng lên thì sản lượng của doanh nghiệp sẽ tăng với mức tăng bằng mức tăng của các nhập lượng. Vậy, Hiệu suất (năng suất) của doanh nghiệp là không đổi theo quy mô.

============================//////==================================