Củ cải trắng ăn có tốt không

Củ cải là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ăn củ cải bạn đừng quên những điều này nếu không muốn làm giảm tác dụng của thực phẩm bổ dưỡng này.

Củ cải là nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình như dùng để kho với thịt, luộc ăn uống nước, muối dưa, làm gỏi… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cải có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp nâng cao sức đề kháng.

 

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong 100gr của cải chứa: Nước 93.5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Củ cải cũng có rất nhiều axit amin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0.6mg, mangan 0.41mg, bromine 7mg…cùng các vitamin nhóm B như B1 0,02mh, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C…

 

Trong Đông Y, củ cải được dùng như một vị thuốc qu‎y. Lương y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, củ cải có vị ngọt, hơi cay đắng, tính bình, không độc có tác dụng lợi tiểu kích thích tiêu hóa, là khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá...

 

 Củ cải là nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho

gia đình như dùng để kho với thịt, luộc ăn uống nước, muối dưa,

làm gỏi… (ảnh minh họa)

 

Mọi người có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm để ngậm rồi nhai nuốt từ từ trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản rất tốt. Hoặc dùng bài thuốc: Củ cải 1 củ rửa sạch thái miếng nhỏ sắc cùng với khoảng 5 hạt hồ tiêu, 3 lát gừng, 1 miếng vỏ quýt khô sắc nước để uống.

 

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, mặc dù củ cải có nhiều lợi ích nhưng khi ăn củ cải bạn đừng quên những điều này nếu không muốn làm giảm tác dụng của thực phẩm bổ dưỡng này:

 

- Không ăn quá nhiều. Ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu.

 

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

 

- Không dùng kết hợp với cà rốt: Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Khi sử dụng hai thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.

 

- Không uống nhân sâm sau khi ăn củ cải vì cũng làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.

 

- Không dùng chung với mộc nhĩ: Những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ không tốt cho da. Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị viêm da.

Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao thì củ cải trắng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Để tìm hiểu về vấn đề củ cải trắng có tác dụng gì và những lưu ý khi ăn củ cải trắng, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.

Các thành phần của củ cải trắng

Củ cải trắng phát triển vào mùa đông nên vào thời điểm này củ cải trắng thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày bởi đây là món ăn ngon và chứa nhiều dinh dưỡng. Củ cải trắng thuộc họ rau cải cùng với bông cải xanh, súp lơ và cải xoăn. Củ cải trắng được trồng và sử dụng trên toàn thế giới với nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm, kích thước, màu sắc và mùa vụ.

Củ cải trắng là món ăn phổ biến trong bữa cơm của người Việt

Theo Tây Y trong 100 gam củ cải trắng có thành phần các chất dinh dưỡng là:

  • 1.4g protid.

  • 3.7g glucid.

  • 1.5g xenlulozơ.

  • 40mg canxi.

  • 41mg photpho.

  • 1.1mg sắt.

  • 0.06mg vitamin B1.

  • 0.06mg vitamin B2.

  • 0.5mg vitamin PP.

  • 30mg vitamin C.

Còn theo y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt kèm theo vị hơi cay, đắng, tính bình và không độc. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có nhiều tác dụng như chữa ho, long đờm, lợi tiểu. Hơn nữa, củ cải trắng còn giúp kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày và thường được sử dụng làm thuốc cả dạng khô hoặc dạng tươi.

Củ cải trắng có tác dụng gì?

Được so sánh như “nhân sâm mùa đông”, củ cải trắng mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy cụ thể củ cải trắng có tác dụng gì?

Giúp giảm nguy cơ ung thư

Thành phần phytochemical và anthocyanins trong củ cải có tác dụng chống lại các tác nhân gây ung thư. Hơn nữa, củ cải trắng là thực phẩm có hàm lượng vitamin C khá cao, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do. Vì vậy, củ cải trắng có vai trò rất tốt trong việc giúp ngăn ngừa các loại ung thư.

Theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học thấy trong củ cải xuất hiện các hợp chất sinh học có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự hủy của các tế bào ác tính. Điển hình là hợp chất isothiocyanates - hợp chất khá dồi dào và phong phú trong củ cải trắng.

Củ cải trắng có tác dụng gì? Củ cải trắng có khả năng giảm ung thư

FFiều chỉnh huyết áp

Thành phần dinh dưỡng của củ cải chứa hàm lượng lớn kali, giúp duy trì cân bằng nồng độ natri - kali trong cơ thể. Điều này giúp cho huyết áp ổn định hơn. Một vài nghiên cứu về dinh dưỡng ứng dụng cho thấy lá của củ cải trắng cũng có tác dụng trong việc hạ huyết áp đáng kể trên những người đang gặp tình trạng tăng huyết áp.

Cả củ cải trắng và lá củ cải đều có thể chế biến thành món ăn thơm ngon, dễ ăn. Vì vậy những người đang gặp vấn đề về tim mạch và đường huyết thì nên bổ sung thật nhiều củ cải trắng.

Củ cải trắng rất có lợi với bệnh nhân đái tháo đường

Hormone insulin được tiết ra ở tuyến tụy, có vai trò trong việc điều hòa nồng độ glucose trong cơ thể. Những bệnh nhân đái tháo đường không hấp thụ được insulin của cơ thể sản xuất hoặc không sản xuất được insulin thì có thể sử dụng củ cải để tối ưu hoá tác dụng này.

Những người mắc bệnh đái tháo đường thường không được ăn các thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, củ cải trắng thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp nên những bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng loại củ này thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra những người mắc bệnh này có thể bổ sung các thực phẩm khác như rau xanh, các loại quả ít ngọt, sữa không đường…

Phòng chống cảm lạnh và ho

Cảm lạnh và ho là các bệnh phổ biến, nhất là trong thời điểm giao mùa. Trong trường hợp bị mắc các bệnh này, mọi người có thể bổ sung củ cải trắng vào chế độ ăn hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng.

Củ cải trắng có khả năng chống sung huyết, hình thành các chất nhầy có trong cổ họng từ đó làm dịu cơn đau. Hơn nữa, củ cải trắng còn có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và ho. Ngoài cảm lạnh và ho, củ cải trắng còn giúp phòng ngừa rất tốt các bệnh khác liên quan đến miễn dịch.

Củ cải trắng có tác dụng ngăn ngừa ho rất tốt

Củ cải trắng ngăn ngừa táo bón

Ở trẻ em và người cao tuổi, những người ít vận động, ít luyện tập thể dục hoặc có chế độ ăn không lành mạnh chứa nhiều dầu mỡ, ít chất xơ thường dễ bị táo bón. Củ cải trắng có thể giúp cơ thể cải thiện được những triệu chứng khó chịu này. Vì trong củ cải trắng chứa khá nhiều chất xơ nên có khả năng làm sạch các loại thức ăn, cặn bã bị kẹt trong ruột già và tống ra ngoài...

Hơn nữa, củ cải trắng còn giúp tăng cường tiết dịch vị và dịch mật, giúp hệ thống tiêu hoá của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó củ cải trắng cũng có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da nhờ khả năng điều hòa dịch mật.

Giúp giảm cân hiệu quả

Hàm lượng calo thấp cùng với hàm lượng chất xơ cao, củ cải trắng có tác dụng rất tốt cho những người muốn giảm cân. Củ cải trắng giúp cơ thể cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn từ đó điều hòa trọng lượng cơ thể tốt hơn.

Hơn nữa trong 100g củ cải chỉ có khoảng 16 calories nên mọi người có thể thoải mái sử dụng các món ăn từ củ cải để cải thiện sức khỏe, đồng thời kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bên cạnh đó nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ để quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn. Trong quá trình ăn uống, mọi người nên chú ý việc kết hợp các thực phẩm với củ cải trắng để bảo vệ sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn củ cải trắng

Ngoài việc thắc mắc củ cải trắng có tác dụng gì, mọi người cũng rất quan tâm đến việc sử dụng củ cải trắng kết hợp với các loại thực phẩm khác. Sau đây là những loại rau củ quả không nên ăn cùng với củ cải trắng.

  • Táo, nho: Trong táo và nho có chứa cetan, phản ứng với axit cyanogen của củ cải trắng. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu mọi người thường xuyên ăn hoặc uống nước ép từ ba nguyên liệu này kết hợp với nhau.

  • Nhân sâm: Củ cải có tính hàn, hạ khí sẽ làm giảm tính bổ khí của nhân sâm khi kết hợp với nhau.

  • Cà rốt: Trong củ cải trắng hàm lượng vitamin C rất nhiều, còn cà rốt lại chứa một lượng lớn chất phân giải enzim, làm vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Nếu ăn hai loại rau củ này cùng lúc, củ cải trắng sẽ bị mất tác dụng.

  • Cam: Flavonoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải trắng sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate, làm suy giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.

  • Nấm, mộc nhĩ: Các thực phẩm này khi kết hợp với củ cải trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, gây hại cho sức khỏe con người.

Không nên kết hợp củ cải trắng với táo, nho và mộc nhĩ

Như vậy không chỉ là món ăn ngon, củ cải trắng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong quá trình chế biến mọi người nên sơ chế cẩn thận và tránh kết hợp với các thực phẩm như táo nho, nhân sâm, cam… để tác dụng của củ cải trắng được phát huy tối đa. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có thêm hiểu biết về vấn đề củ cải trắng có tác dụng gì. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ăn củ cải trắng có tác dụng gì không?

Hỗ trợ chức năng gan, phổi, phòng bệnh tim mạch, vàng da Nhờ vào tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố mà công dụng củ cải trắng còn hỗ trợ làm sạch và dạ dày. Ngoài ra, củ cải trắng sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh vàng da, giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng lượng oxy cho cơ thể.

Khi nào không nên ăn củ cải trắng?

Người bình thường và cả phụ nữ mang thai chỉ nên ăn củ cải trắng 1 - 2 lần/tuần. Với phụ nữ mang thai chỉ nên dùng nấu chín. Những người mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn củ cải trắng vì nói chứa nhiều tinh bột và đường.

Củ cải trắng Những ai không nên ăn?

Mặc dù chứa nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng củ cải trắng có thể gây ra những tác dụng phụ như: dị ứng, hen suyễn cho những đối tượng sau đây: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú Người bị bệnh sỏi mật. Người đang sử dụng thuốc giãn mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống đau nửa đầu.

Củ cải trắng có vị gì?

Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày…

Chủ đề