Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 trang 48, 49, 50

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2


❮ Bài trước Bài sau ❯

Tag: cùng em học tiếng việt lớp 5 tuần 7

Qua lời giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết đầy đủ Tập 1, Tập 2 sẽ trả lời tất cả các câu hỏi và giải bài tập trong sách Cùng em học Tiếng Việt 5 sẽ giúp phụ huynh và học sinh có thêm tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt lớp 5.

Mục lục Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 trang 48, 49, 50

  • Tuần 1 trang 5, 6, 7
  • Tuần 2 trang 8, 9, 10
  • Tuần 3 trang 11, 12, 13
  • Tuần 4 trang 14, 15, 16
  • Tuần 5 trang 17, 18, 19, 20
  • Tuần 6 trang 21, 22, 23
  • Tuần 7 trang 24, 25, 26, 27
  • Tuần 8 trang 27, 28, 29
  • Tuần 9 trang 30, 31, 32, 33
  • Tuần 10 trang 33, 34, 35, 36
  • Tuần 11 trang 36, 37, 38, 39
  • Tuần 12 trang 40, 41, 42, 43
  • Tuần 13 trang 44, 45, 46, 47
  • Tuần 14 trang 48, 49, 50, 51
  • Tuần 15 trang 51, 52, 53, 54
  • Tuần 16 trang 55, 56, 57, 58
  • Tuần 17 trang 59, 60, 61, 62
  • Tuần 18 trang 63, 64, 65, 66
  • Tuần 19 trang 5, 6, 7
  • Tuần 20 trang 8, 9, 10, 11
  • Tuần 21 trang 11, 12, 13, 14
  • Tuần 22 trang 15, 16, 17, 18
  • Tuần 23 trang 18, 19, 20, 21, 22
  • Tuần 24 trang 23, 24, 25, 26
  • Tuần 25 trang 26, 27, 28, 29
  • Tuần 26 trang 30, 31, 32, 33
  • Tuần 27 trang 33, 34, 35, 36
  • Tuần 28 trang 37, 38, 39, 40
  • Tuần 29 trang 40, 41, 42, 43
  • Tuần 30 trang 44, 45, 46, 47
  • Tuần 31 trang 48, 49, 50, 51
  • Tuần 32 trang 52, 53, 54, 55
  • Tuần 33 trang 56, 57, 58, 59
  • Tuần 34 trang 59, 60, 61, 62, 63
  • Tuần 35 trang 63, 64, 65, 66

❮ Bài trước Bài sau ❯

Xem thêm các kết quả về cùng em học tiếng việt lớp 5 tuần 7

Nguồn : haylamdo.com

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Trang chủ > Lớp 5 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

Bài làm:

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lúa trời Đồng Tháp

       Lúa trời còn được gọi là quỷ cốc hoặc lúa ma, là một loại lúa hoang, mọc tự nhiên giữa đồng nước hoang hóa Đồng Tháp Mười trước đây.

      Hàng năm, vào khoảng tháng tư âm lịch, bắt đầu vào mùa mưa thì cũng là khi lúa mọc. Thân cây cao, cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn nhờ sương gió và đặc biệt là nhờ nước mưa. Lúa trời phát triển mạnh và trổ bông vào mùa nước nổi. Nước nổi tới đâu là cây lúa vượt khỏi mặt nước tới đó, cả đọt lúa và hạt. Hạt chín dần trong cả tháng trời [từ rằm tháng 10 âm lịch]. Mỗi lần chín cỉ vài hạt, mà chỉ chín vào lúc ban đêm. Lúa chín nhưng khi có ánh mặt trời thì rụng, hạt lúa rơi xuống nước một cách tự nhiên, chúng lặn xuống bùn non [phù sa] và nằm đó cho đến khi nước rút, qua mùa khô, đến lúc mưa xuống thì lại nảy mầm.

      Cách thu hoạch cùng thật đặc biệt. Trên chiếc xuồng con, người ta dựng lên một cột cao như cột buồm. Hai sợi dây từ đầu cột thòng xuống và được buộc vào hai đoạn xào tre treo lơ lửng qua be xuồng độ một tấc làm cầ đập cho lúa rơi vào xuồng. Ở giữa xuồng là một tấm phên mỏng ngăn đôi theo chiều dọc để lúa rơi xuống lòng xuồng. Thu hoạch lúa trời phải lựa vào lúc nửa đêm, khi trời chưa sáng, bởi mặt trời lên lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước/ Đi gặt lúa trời pahir có hai người: một người chống sào cho xuồng lướt giữa những đám lúa, còn người kia dùng cần đập lùa những hạt lúa chín vào xuồng.

      Giờ thì giữa Đồng Tháp Mười, nhiều công trình khai hoang phục hóa đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa/ Lúa trời mai một đi từ lúc nào chẳng còn ai nhớ rõ. Lớp người trẻ nhắc đến lúa trời chỉ như một câu chuyện thần thoại nào đó ở một thời xa xăm.

[Sưu tầm]

a/ Hoàn thành sơ đồ tư duy về đặc điểm của lúa trời.

b/ Tại sao phải thu hoạch lúa vào ban đêm?

c/ Vì sao lá trời hiện nay lại biến mất?

d/ Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ các loài cây tự nhiên?

Hướng dẫn giải:

a. Em đọc đoạn văn thứ 2.

b. Em đọc đoạn văn thứ 3.

c. Em đọc đoạn văn thứ 4.

d. Em suy nghĩ và trả lời

Lời giải:

a. 

b. Phải thu hoạch lúa vào ban đêm bởi vì mặt trời lên thì lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước.

c. Lúa trời hiện nay đã biến mất là bởi vì nhiều công trình khai hoang phục hoá đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa.

d. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên cho các loài cây tự nhiên này.

Câu 2

Tìm và ghi lại các danh từ riêng trong khổ thơ sau vào chỗ trống trong bảng:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Tên người

Tên địa danh

............................................................

...............................................................

............................................................

...............................................................

Hướng dẫn giải:

Em đọc thật kĩ khổ thơ và ghi vào bảng sao cho phù hợp

Lời giải:

Tên người

Tên địa danh

Tô Thị

Đồng Đăng, Kì Lừa, Tam Thanh, xứ Lạng

Câu 3

Nối nội dung cột A với nội dung cột B cho phù hợp:

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp

Lời giải:

Danh từ: Dùng để chỉ sự vật, hiện tượng

Động từ: Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

Tính từ: Dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động trạng thái.

Đại từ: Dùng để xưng hô hoặc thay thế

Quan hệ từ: Dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Câu 4

Tìm trong đoạn văn sau các động từ, tính từ, quan hệ từ để điền vào chỗ trống.

      A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn chắc như trắc, gụ. Vác cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

     Nhưng phải nhìn A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

a/ Động từ:................................................

b/ Tính từ..................................................

c/ Quan hệ từ:...........................................

Hướng dẫn giải:

Động từ: Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

Tính từ: Dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động trạng thái.

Quan hệ từ: Dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Lời giải:

a. Động từ: nở, đứng,

b. Tính từ: đẹp, đỏ, rắn, cao, rộng, thẳng

c. Quan hệ từ: như

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1, tập 2


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Vui học

Câu 7

Viết đoạn văn [5-7 câu] tả cảnh đẹp nơi em ở vào một buổi sáng.

Phương pháp giải:

- Lựa chọn một cảnh đẹp để tả.

- Quan sát cảnh tìm và chọn lọc các chi tiết tiêu biểu và ấn tượng.

- Sắp xếp các chi tiết ấy theo một thứ tự hợp lí.

- Viết thành đoạn văn theo thứ tự đã sắp xếp.

Lời giải chi tiết:

            Buổi sáng cảnh biển thật khiến người ta cảm thấy thư thái, thoải mái. Trời còn tờ mờ sáng em đã cùng với chị gái đi dạo bên bờ biển. Từ phía xa xa, mặt trời đã thức giấc, vén mình sau những đám mây để ban phát những tia nắng xuống thế gian. Từng chú chim từ phía đằng chân trời bắt đầu bay liệng thành đàn. Bầu trời dường như cũng cao, trong và xanh hơn. Mặt biển lúc này được những tia nắng chiếu xuống, long lanh, lấp lánh như được trải một lớp bạc. Một ngày mới đã chuẩn bị bắt đầu. Trên bờ biển đã xuất hiện một vài bóng người. Em cùng chị đang đi dạo dọc bờ biển, từng con sóng thi nhau xô vào bờ, bọt trắng xóa. Nghe trong gió có hương vị mặn mòi của biển, bỗng lại cảm thấy bình yên đến kì lạ.

Vui học

Đố vui

            Ai người vất vả gian truân

Tên anh rất đỗi quen thân chúng mình

            Mười bốn tuổi đã hi sinh

Đội ta trang sử quang vinh mở đầu.

Là ai?

*Cùng bạn, người thân giải câu đó trên.

*Tìm hiểu và kể về nhân vật trong câu đố trên.

Phương pháp giải:

Con dựa vào các dữ kiện sau để giải đố: “vất vả gian truân”; tên quen thuộc, gần gũi với đội viên; hi sinh năm 14 tuổi.

Sau khi giải đố xong con tìm thêm các thông tin trong  sách vở hoặc qua mạng để kể về nhân vật được nói tới.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án là anh Kim Đồng.

- Tìm hiểu thông tin về nhân vật Kim Đồng:

Anh hùng Kim Đồng [tên thật là Nông Văn Dền] sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc [Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay].

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ giác ngộ lí tưởng Cách mạng. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền [tức Kim Đồng] được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Loigiaihay.com