Cùng trường nghĩa là gì

Trong ngôn ngữ, các từ vựng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ nhất định với nhau. Trong đó,  mối quan hệ về nghĩa giúp con người hiểu rõ và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả linh hoạt. Mối quan hệ về nghĩa là gốc rễ của trường từ vựng.

Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Trường từ vựng là gì của chúng tôi.

Trong tiếng Việt, trường từ vựng là một khái niệm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và chính xác. Có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định.

Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc.

Như vậy, trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.

Phân loại trường từ vựng

Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng được phân loại như sau:

Trường tuyến tính là tập hợp các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.

Để xác lập các trường tuyến tính, ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm bài tập, giáo viên, bác sĩ,…

Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:

+ Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc.

Chẳng hạn, chọn từ “Cá” là danh từ biểu thị sự vật làm gốc. Ta được trường từ vựng như sau:

(i) Tên gọi cá loài cá: Cá chép, cá vàng, cá trắm, cá cờ,…

(ii) Các bộ phận cấu tạo: Đầu, mắt, vây,..

(iii) Hình dáng, kích thước: To, nhỏ,…

(iv) Mục đích sử dụng: giống, cảnh,…

+ Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.

Để xác lập trường liên tưởng, cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” bao gồm:

(i) Liên tưởng mối quan hệ trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, cô, dì, chú, bác,..

(ii) Liên tưởng về hoạt động: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ,…

(iii) Liên tưởng về địa điểm: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng,…

(iv) Liên tưởng về tính chất: đùm bọc, yêu thương, bao dung, hi sinh,…

Từ định nghĩa trường từ vựng là gì? Cũng như lý thuyết về phân loại trường từ vựng, để tránh nhầm lẫn cần rút ra đặc điểm của trường từ vựng.

Đặc điểm của trường từ vựng

Từ định nghĩa và phân loại trường từ vựng ta thấy rằng trường từ vựng có các đặc điểm đặc trưng sau:

– Trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ: Trường từ vựng thực vật có một số trường nhỏ hơn:

Tên gọi thực vật: Cây lúa, cây hoa, cây cảnh, cây thông, …

Loài thực vật: Cây lá kim, cây lá nhọn, cây tầng thấp, cây bụi,..

Tên gọi bộ phận của cây: Lá, thân, hoa, quả, rễ, cành,…

Tính chất: Tươi tốt, héo úa, xanh ngát,…

– Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng đối với các từ có nhiều nghĩa.

Ví dụ: Từ “cá” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như:

Chỉ tên loài: cá chép, cá cờ, cá vàng,…

Hoạt động: cá cược, cá độ,..

– Việc chuyển nghĩa của từ bằng các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh là hiện tượng chuyển trường từ vựng từ sự chỉ sự vật, hiện tường này sang từ vựng chỉ sự vật hiện tượng khác.

Ví dụ về trường từ vựng

Như vậy, thông qua tìm hiểu về trường từ vựng là gì? Ta thấy được rằng ngữ pháp Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Việc hiểu rõ và biết cách xây dựng trường từ vựng giúp cho chúng ta có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu biểu đạt phong phú trong câu văn.

Bên cạnh đó, xác định trường từ vựng cũng là một dạng bài tập phổ biến và quen thuộc trong Ngữ văn lớp 8. Để hiểu rõ về trường từ vựng, ta sẽ luyện tập thông qua bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây thuộc trường từ vựng nào?

Ta gối những mùa yêu

Xuân căng đầy lộc biếc

Hạ còn nhiều luyến tiếc

Thu ươm nồng tinh khôi

Đông muộn phiền xa xôi

(Tác giả: Toàn Tâm Hòa)

Qua đoạn thơ trên, ta thấy “Xuân”, “hạ”, “thu”, “đông” đều được sử dụng để chỉ bốn mùa trong năm. Bên cạnh đó, trên cơ sở định nghĩa trường từ vựng là gì nêu ở trên, ta đưa ra kết luận các từ in đậm trong đoạn thơ trên thuộc trường từ vựng “mùa trong năm”.

Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng

Có thể viết đoạn văn như sau:

Những ngày Hà Nội chớm thu cũng là thời điểm một năm học mới bắt đầu. Tiếng ve mùa hè đã vắng dần nhường chỗ cho tiếng trống tựu trường cùng với sự nô nức của hàng triệu học sinh, sinh viên trên khắp cả nước. Có lẽ đây là một khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ sẽ tồn tại mãi trong tiềm thức của mỗi con người. Để rồi, khi nhớ lại, những hình ảnh về thầy cô, bạn bè lại khiến cho chúng ta luyến tiếc không thôi. Khi chứng kiến hình ảnh các em cắp sách đến trường, tôi không ngừng nhớ về những ký ức tươi đẹp. Sân trường, hàng ghế đá, lớp học, bảng đen, phấn trắng vẫn còn đó nhưng mỗi người lại ở một nơi theo đuổi những ước mơ của riêng mình.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng trường từ vựng “trường học” để nói đến cảm xúc về ngày tựu trường, bao gồm:

– Chỉ con người: học sinh, sinh viên, thầy cô, bạn bè;

– Chỉ các sự vật: sân trường, hàng ghế đá, bảng đen, phấn trắng.

Qua bài viết Trường từ vựng là gì? Giúp ta thấy được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, để câu văn được diễn đạt gợi hình, gợi cảm, người viết và người nói cần sử dụng linh hoạt các từ trong trường từ vựng. Nhờ đó, đem lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe.

Bài này yêu cầu các em nắm được:

- Khái niệm về trường từ vựng.

- Một số đặc điếm của trường từ vựng.

1. Trường từ vựng là gì

- Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp (khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ...), từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).

- Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa.

Một số ví dụ :

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, ...

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, ...

2. Một số đặc điểm của trường từ vựng

a) Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:

- Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

+ Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,...

+ Về giống: đực, cái, trống, mái,...

+ Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,...

+ Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,...

- Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

+ Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,...

+ Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,...

+ Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,...

b) Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

- Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,...

- Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,...

- Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,...

- Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,...

- Vận chuyển: chạy thóc vào kho,...

Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật ...

c) Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,...) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn - chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc lại văn bản Trong lòng mẹ, chú ý các từ có nét chung về nghĩa là cùng chỉ “người ruột thịt” (người trong gia đình, họ hàng), dùng bút chì gạch dưới những từ này. Ví dụ, các từ: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em hé, anh em, con, hà họ, cậu.

2. - Muốn đặt được tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ, em đọc kĩ từng nhóm từ, xem các từ ấy có nét chung gì về nghĩa. Từ nét chung về nghĩa ấy, em tìm tên gọi thích hợp cho từng trường từ vựng. Ví dụ, nét chung về nghĩa của các từ thuộc nhóm (a) là cùng chỉ các dụng cụ đánh bắt cá. Do đó, có thể đặt tên trường từ vựng này là: “Dụng cụ đánh bắt cá”.

- Cũng tương tự, tên của các trường từ vựng còn lại:

+ Nhóm (b) : “Dụng cụ để chứa, đựng”.

+ Nhóm (c) : “Hoạt động của chân”.

+ Nhóm (d): “Trạng thái tâm lí, tình cảm”.

+ Nhóm (e) : “Tính cách con người”.

+ Nhóm (g) : “Dụng cụ để viết”.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên cho trường từ vựng gồm các từ được in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng. Muốn tìm được tên gọi thích hợp, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ được in đậm trong đoạn văn, xem các từ này có nét chung gì về nghĩa.

Cụ thể, các từ này đều biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Do đó, có thể nói các từ này thuộc trường từ vựng “Tình cảm, thái độ”.

4. Em lần lượt xét từng từ cho sẵn, xem từ ấy có thể xếp vào trường từ vựng “Khứu giác” hay “Thính giác”. Trong đó, em cần chú ý khả năng chuyển nghĩa (đồng thời là chuyển trường) của một số từ. Những từ mang đặc điểm này có thể xuất hiện ở cả hai trường từ vựng nói trên. Cụ thể như sau:

Trường “Khứu giác”

Trường “Thính giác”

mũi, thơm, điếc, thính

tai, nghe, điếc, thính, rõ

5*. Hai từ cho sẵn: lưới (danh từ), lạnh (tính từ) đều là những từ nhiều nghĩa. Do đó, mỗi từ này có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau. Bài tập này yêu cầu em tìm các trường từ vựng mà mỗi từ nói trên có thể xuất hiện.

Ở mỗi từ, trước hết, em tìm các nghĩa khác nhau của từ. Sau đó, xem xét từ ấy có thể xuất hiện trong các trường từ vựng nào. Cụ thể như sau:

- lưới:

  • Trường “Dụng cụ để đánh bắt cá, chim...” (cùng trường với: nơm, chài, vó, bẫy...)
  • Trường “Phương án vây bắt người” (trong các tập hợp từ: sa lưới mật thám, rơi vào lưới phục kích; cùng trường với: bẫy, phương án, kế hoạch,...)

- lạnh:

  • Trường “Nhiệt độ” (cùng trường với : mát, ấm, nóng,...)
  • Trường “Thái độ, tình cảm” (cùng trường với: lạnh lùng, ấm áp, vui vẻ, cơi mở, vồn vã, xởi lởi,...)
  • Trường “Màu sắc” (cùng trường với: ấm, nóng,...)

Lưu ý: Từ tấn công các em tự làm.

6. Các từ in đậm (chiến trường, vũ khí, chiến sĩ) vốn đĩ thuộc lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào?

Trả lời được các câu hỏi gợi ý trên, em sẽ xác định được các từ in đậm này được chuyển từ trường nào sang trường nào.

(Đáp án: Chuyển từ trường “Quân sự” sang trường “Nông nghiệp”).

7. Chủ đề của đoạn văn chi phối việc lựa chọn từ ngữ. Vì vậy, nếu em chọn chủ đề “Trường học” hoặc chủ đề “Bóng đá” để viết thì các từ ngữ thuộc chủ đề em lựa chọn sẽ được huy động. Viết xong, em gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng đó (ít nhất năm từ).

Video liên quan

Chủ đề