Đắc kỷ là ai

(Dân trí) - Đát Kỷ là một nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết tại Trung Quốc và thường được giới làm phim Hoa ngữ quan tâm khắc họa trong các bộ phim cổ trang tái hiện lịch sử theo hướng phóng tác.

Theo truyền thuyết, Đát Kỷ bị hồ ly tinh nhập vào, đây là người phụ nữ có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người, thuộc hàng đại mỹ nhân, nhưng lại có nhiều hành vi tàn ác, xấu xa, đưa lại những sự việc bi thảm, nên bị xem như "yêu cơ", khiến cho Trụ Vương mê muội, nhà Thương sụp đổ.

Trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đát Kỷ là một ví dụ điển hình của "hồng nhan họa thủy", tức mỹ nhân tuyệt sắc gây nên đại họa.

Hãy cùng điểm lại những vai Đát Kỷ đáng nhớ nhất trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ:

Đắc kỷ là ai

Ôn Bích Hà xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Phong Thần Diễn Nghĩa" (2001) đã đưa lại cách khắc họa kinh điển về nhân vật Đát Kỷ, đến mức được xem là đẳng cấp khó lòng vượt qua đối với các nữ diễn viên sau này nhận vai Đát Kỷ. Ở Ôn Bích Hà khi hóa thân vào vai Đát Kỷ, người xem được thấy vẻ đẹp quyến rũ, gợi cảm làm say đắm lòng người, rất dịu dàng tình tứ, đầy sức mê hoặc.

Đắc kỷ là ai

Vai Đát Kỷ của Phạm Băng Băng trong phim "Phong Thần Bảng" (2006) có cách khắc họa khác biệt, nếu các vai Đát Kỷ khác thường bị ghét bỏ, bị xem là xấu xa, đồi bại, thì vai Đát Kỷ trong bộ phim này được khắc họa với nhiều nét thiện lương. Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương vì nàng cần phải thực hiện một sứ mệnh đã được giao phó. Đát Kỷ "vũ mị bản" (phiên bản "đẹp") hấp dẫn hơn từ ngoại hình cho tới tính cách. Trong phim, Phạm Băng Băng được đầu tư nhiều phục trang ấn tượng.

Đắc kỷ là ai

Hoắc Tư Yến trong "Thiên Sư Chung Quỳ Chi Mỹ Lệ Truyền Thuyết" (2009) đưa lại một Đát Kỷ quyến rũ, gợi tình. Hoắc Tư Yến được đánh giá là có gương mặt đẹp như thiên thần và thân hình "dữ dội, bốc lửa", rất phù hợp để vào vai này.

Đắc kỷ là ai

La Hải Quỳnh trong phim "Liên Hoa Đồng Tử Na Tra" (1998) không nhận được những phản hồi tích cực từ người xem, bởi ngoại hình của cô bị cho là không phù hợp để vào vai Đát Kỷ.

Đắc kỷ là ai

Lâm Tâm Như trong "Phong Thần Bảng Chi Vũ Vương Phạt Trụ" (2007) được khắc họa theo hướng làm mới, với những nét nhân từ, thiện lương của một người vợ, người mẹ. Đát Kỷ trong phim được khắc họa là thực sự dành tình cảm chân thành cho Trụ Vương. Lâm Tâm Như đưa lại một Đát Kỷ nhẹ nhàng, trong sáng khá lạ lẫm.

Đắc kỷ là ai

Lý Y Hiểu trong "Phong Thần Anh Hùng" đưa lại một Đát Kỷ vô cùng gợi cảm và táo bạo.

Đắc kỷ là ai

Phó Nghệ Vỹ được mệnh danh là Đát Kỷ đẹp nhất, diễn xuất của cô trong "Phong Thần Bảng Trú" (1990) đưa lại một Đát Kỷ dịu dàng, quyến rũ đáng nhớ.

Đắc kỷ là ai

Trương Hình Dư trong "Anh Hùng Phong Thần Bảng" (2014) đảm nhận hai vai, một vai là Tô Đát Kỷ dịu dàng, đáng yêu, một vai là Hồ Tiên Nhi (tức hồ ly chín đuôi) nhập vào Đát Kỷ. Những cách làm mới nhân vật trong phim khiến vai diễn của Trương Hình Dư làm dấy lên nhiều tranh luận.

Bích Ngọc
Theo Sohu/Sina

Đát Kỷ thường bị gán với hình tượng một yêu nữ gây đại họa cho quốc gia, thậm chí, trong tiểu thuyết thời nhà Minh "Phong thần diễn nghĩa" còn nói rằng Đát Kỷ thực ra là một con hồ ly tinh chín đuôi, mê hoặc Trụ Vương xây lên hồ rượu và rừng thịt. Chính nàng là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của nhà Thương.

Tuy nhiên gần đây, nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ cho hay, vua và hoàng hậu triều Thương thực tế đều phải mặc giáp chinh chiến nơi sa trường, Đát Kỷ thực sự trong lịch sử chẳng phải phi tần chốn thâm cung mà đã phải khoác lên người quân trang cùng chồng xung trận.

Đắc kỷ là ai

Hình ảnh được phục dựng gần nhất với nguyên gốc Đát Kỷ

Phòng triển lãm di tích lịch sử và văn hóa của Viện Lịch sử và ngôn ngữ Trung Quốc đã tìm đến họa sĩ Xi Vưu, cố gắng sử dụng nhiều phương thức để có thể vẽ một bức họa gần giống với dung mạo nguyên bản của Đát Kỷ nhất.

Dưới nét bút của Xi Vưu, Đát Kỷ hiện lên trong tư thế oai hùng hiên ngang, tay cầm một chiến khiên bằng đồng của đại quý tộc triều Thương được khắc hoa văn của ác thú cùng thanh đồng việt (một loại vũ khí làm bằng đồng thời xưa). Tham khảo từ những chi tiết đặc điểm trên một mặt nạ đồng đen có từ xưa, vẽ lại nàng có đôi mắt phượng.

Đắc kỷ là ai

Lấy chi tiết trên mặt nạ đồng cổ đại khôi phục gương mặt Đát Kỷ

Hoàng Minh Sùng, đồng thời cũng là Giám đốc bảo tàng cho hay, từ hồ sơ tư liệu cũng như những di chỉ văn hóa khảo cổ và các nghiên cứu liên quan khác đều cho thấy địa vị của phụ nữ thời Thương khá cao, những nữ nhân nhà quyền quý lại càng năng nổ.

Lấy hoàng hậu của Thương vương Vũ Đinh - Phụ Hảo làm ví dụ. Phụ Hảo không chỉ chủ trì tế lễ, tham gia chính sự mà còn phải cùng chồng và các tướng sĩ khác lãnh đạo binh lính chinh phạt quân thù. Căn cứ vào các tư liệu có được hiện nay, khi Vũ Đinh cùng tướng sĩ của ông đuổi theo quân địch, nhiệm vụ của Phụ Hảo là thực hiện chiến thuật bao vây bốn phía. Sau đó, bà còn bắt giữ và đưa những quân địch đó đến Ân Khư (kinh đô của nhà Thương) để làm vật tế thần. Không chỉ có Phụ Hảo mà các hoàng hậu của triều Thương cũng gánh vác trên mình trách nhiệm mang quân ra sa trường.

Nếu như khôi phục lại hoàn cảnh lịch sử cũng như vai trò người phụ nữ trong triều Thương thì Đát Kỷ cũng phải làm việc tương tự.

Hoàng Minh Sùng tiếp tục chỉ ra, trận chiến mấu chốt khiến "Thương vong Chu khởi" (nhà Thương sụp đổ, nhà Chu lập lên) là trận chiến Mục Dã. Trụ Vương và Đát Kỷ sau khi bại trận đã bị quân lính áp giải đi. Đến Lộc Đài, phu thê hai người tự thiêu trong ngọc phục. Khi người Chu lôi ra thì chỉ còn lại hai cái xác cháy đen nhưng vẫn làm theo nghi thức chặt đầu, treo lên cờ rồi tiếp tục đi đến kinh đô của nhà Chu.

Đắc kỷ là ai
Đắc kỷ là ai

Đát Kỷ thường được nhắc đến với hình tượng là một hồ ly tinh với lòng dạ hiểm độc khiến nhà Thương diệt vong

Hoàng Minh Sùng nói thêm, hậu duệ của Nho giáo rõ ràng chỉ muốn tô đẹp hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng. Đầu tiên tại trận Mục Dã rõ ràng đã giết đến mười mấy vạn người nhưng lại nói rằng thương vong không đáng kể, cũng cố ý nói Đát Kỷ tham gia vào chinh chiến là lũng loạn triều cương, đạp lên hình tượng của nàng đồng thời hợp lý hóa việc nhà Chu đánh chiếm nhà Thương.

Sau này còn có "Phong thần diễn nghĩa" nói rằng Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành. Những lời lẽ trong tiểu thuyết rõ ràng đã khiến một hoàng hậu dẫn binh cùng chồng đánh giặc trở thành một yêu tinh hại nước.

Hoàng Minh Sùng cũng nói thêm, trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều phụ nữ bị bôi nhọ danh tiếng. Bởi vì những người viết sử đa phần đều cho rằng, phụ nữ không nên tham dự việc triều chính, nếu đất nước bị diệt vong chắc chắn trách nhiệm đều quy về người phụ nữ.

Theo Newqq