Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Hạ sốt tự nhiên được hiểu là hạ sốt không cần dùng thuốc, là phương pháp cần thiết đối với phụ nữ đang cho con bú trực tiếp.

  • 3 sai lầm khi chăm sóc trẻ F0 bị sốt khiến con nguy hiểm tính mạng, BS chỉ ra 6 cách hạ sốt đúng giúp bé nhanh dứt cơn, không lo tác dụng phụ
  • Không thể uống thuốc vì có tiền sử dị ứng, tôi phải làm sao để hạ sốt khi bị Covid-19?
  • Trẻ F0 uống hạ sốt quá liều dẫn đến mê sảng: Chuyên gia chỉ rõ sai lầm của không ít mẹ và cách xử lý SỐT LÂU KHÔNG HẠ khi mắc Covid-19

Đôi khi việc bị sốt do cảm lạnh, tắc sữa,... ở phụ nữ đang cho con bú là không thể tránh khỏi. Rất nhiều bà mẹ lo lắng tới việc dùng thuốc hạ sốt khi cho con bú bởi thành phần của một số loại thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới em bé.

Hướng dẫn cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Nguyên tắc quan trọng khi hạ sốt cho mẹ đang cho con bú ưu tiên các cách giảm sốt tự nhiên trừ trường hợp thực sự cần thiết sẽ sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho mẹ và bé. Nếu gặp phải các triệu chứng kèm theo dưới đây, bạn bắt buộc cần tới sự trợ giúp của bác sĩ:

- Tiêu chảy liên tục dẫn tới mất nước

- Sốt cao liên tục không hạ, không đáp ứng với các thuốc hạ sốt

- Sốt rét, ớn lạnh

- Mệt mỏi, chân tay mất sức

- Buôn nôn, nôn.

1. Vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý

Mẹ sau sinh đang cho con bú nếu bị sốt điều đầu tiên là cần vệ sinh đường hô hấp thường xuyên. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý súc họng hàng ngày khoảng 3 - 4 lần cho tới khi hạ sốt.

Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở mẹ đang cho con bú (Ảnh: Internet)

2. Hạ sốt bằng nước chanh - mật ong ấm

Một trong những cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú chính là sử dụng nước chanh và mật ong ấm. Hỗn hợp nước chanh và mật ong giàu vitamin C, vitamin B1, axit citric, các axit hữu cơ… vừa có tác dụng hạ sốt vừa giúp bổ sung nước, điện giải cũng như nâng cao hệ miễn dịch.

3. Ăn cháo hành và lá tía tô

Cháo hành và lá tía tô là món ăn có tính ấm giúp giảm sốt và tiêu đờm phù hợp với cả mẹ sau sinh hay trẻ nhỏ. Để ngon miệng và đảm bảo đủ chất hơn, bạn có thể thêm thịt nạc băm hoặc trứng.

Lưu ý, nên ăn cháo khi còn nóng, ăn mỗi ngày 1 lần và ăn trong 3 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, nếu mẹ không ăn được lá tía tô thì có thể thay bằng gừng cũng có tác dụng giúp mẹ giải cảm, tăng sức đề kháng và hạ sốt hiệu quả.

4. Uống nhiều nước

Khi bị sốt, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, dẫn tới suy nhược vì thế mà khi mẹ sau sinh bị sốt nên uống nhiều nước bao gồm cả nước lọc, nước trái cây hay nước canh. Uống nước đúng và đủ sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chống lại vi khuẩn/virus gây bệnh và phục hồi sức khoẻ tốt hơn.

Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Nên ưu tiên các phương pháp hạ sốt tự nhiên với phụ nữ đang cho con bú (Ảnh: Internet)

Một vài loại trà thảo mộc cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể và lành tính với mẹ đang cho con bú bị sốt như trà gừng, trà chanh, trà hoa cúc,... mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho phù hợp. Lưu ý không nên uống các loại trà có nồng độ caffein cao.

5. Thuốc hạ sốt

Nếu mẹ đang cho con bú mà bị sốt muốn uống thuốc thì cần có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ bởi hầu như bất kì loại thuốc nào có trong máu của mẹ sẽ chuyển vào sữa ở một mức độ nào đó.

Hơn nữa chức năng gan và thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng thải độc chỉ bằng 10% so với người lớn. Chính vì thế mà uống thuốc hạ sốt khi đang cho con bú là một phương pháp không được khuyến khích.

Đọc thêm:Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Lưu ý gì khi dùng thuốc?

Tuy nhiên với những trường hợp bất khả kháng thì nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol để hạ sốt và vẫn có thể cho con bú. Nói cách khác, các loại thuốc chúa thành phần là paracetamol và không chứa cafein sẽ an toàn hơn để hạ sốt cho mẹ đang cho con bú.

Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Nếu muốn sử dụng thuốc hạ sốt khi cho con bú tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ (Ảnh: Internet)

6. Bổ sung dinh dưỡng

Sốt sau sinh có thể khiến mẹ mệt mỏi vì thế cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt đỏ, các loại rau có lá màu xanh đậm, hoa quả họ cam quýt,...

Đọc thêm:Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? 4 tác hại khôn lường của mì tôm tới sức khỏe phụ nữ sau sinh

Ngoài những cách hạ sốt kể trên thì mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt; giữ gìn phòng ốc sạch sẽ và thông thoáng.

Mẹ uống thuốc hạ sốt có cho con bú được không?

Tuỳ vào từng mức độ ảnh hưởng của thuốc hạ sốt mà mẹ sẽ cần xem xét có cho con bú được không. Một số nhóm thuốc như Metronidazol, cloramphenicol, tetracyclin,… thì mẹ sẽ phải ngừng cho con bú.


https://afamily.vn/huong-dan-cach-ha-sot-cho-me-dang-cho-con-bu-va-luu-y-20220310155819262.chn

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ cho con bú bị sốt nên uống thuốc gì? Mẹ có thể sử dụng Paracetamol hoặc Acetaminophen để giảm sốt trong thời gian cho con bú. Acetaminophen là hợp chất làm giảm đau và hạ sốt rất phổ biến và an toàn. Nhưng mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

  • Vì sao mẹ sau sinh bị sốt?
  • Mẹ cho con bú bị sốt nên uống thuốc gì?
  • Cách hạ sốt tự nhiên cho mẹ đang cho con bú

Vì sao mẹ sau sinh bị sốt?

Nguyên nhân gây sốt ở phụ nữ sau sinh:

  • Sốt do nhiễm khuẩn hậu sản: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo và cổ tử cung, sản phụ thường bị sốt cao từ 38 – 38,5 độ C.
  • Sốt do nhiễm khuẩn vết mổ: triệu chứng là vết mổ sưng, dịch tiết ra máu hoặc mủ, xung quanh vết mổ bị sưng đỏ tấy.
  • Sốt do viêm tử cung và phần phụ: xảy ra sau sinh 8-10 ngày, biểu hiện như sốt kéo dài kèm đau bụng dưới, tử cung to, tử cung co thắt chậm, ấn bụng sẽ có cảm giác đau.
  • Sốt do viêm phúc mạc tiểu khung: sốt xuất hiện 3 ngày sau sinh hoặc muộn hơn từ sau 7-10 ngày mới bắt đầu bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng đi kèm như đau vùng bụng dưới, tử cung to, phù nề, sốt cao từ 39 – 40 độ C, kèm rét run.
  • Sốt do các bệnh về vú: biểu hiện như cương vú, tắc tuyến sữa, viêm vú có thể gây sốt. Triệu chứng đi kèm là ngực cương cứng, đau, khó chịu, đỏ, đầu núm vú bị nứt nẻ và thường chỉ xảy ra một bên

Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Có rất nhiều nguyên nhân nguy hiểm có thể khiến mẹ sốt sau sinh (Ảnh: istockphoto)

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ cho con bú bị sốt nên uống thuốc gì?

Dược sĩ Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang tư vấn: Trong suốt quá trình cho con bú thì điều kiện tiên quyết mà mẹ nên tuân thủ đó chính là hạn chế nhất có thể việc sử dụng thuốc tây để can thiệp trị bệnh. Nhưng nếu mẹ bị mẹ bị cảm cúm, sốt hoặc đau đầu và muốn giảm triệu chứng thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng một ít thuốc panadol để giảm triệu chứng. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại thuốc chỉ chứa thành phần paracetamol và không chứa cafein để sử dụng nhé.

Hãy cùng tìm hiểu một số loại thuốc phổ biến sau đây nhé:

Acetaminophen/Paracetamol

Theo các nhà nghiên cứu, sau sinh mẹ bầu uống thuốc hạ sốt paracetamol và cho con bú thì hoạt chất này không tìm thấy trong nước tiểu của trẻ. Nghiên cứu này đã kiểm tra trên 12 trẻ từ 2 dến 22 tháng tuổi bú sữa mẹ, khi mẹ uống 650 mg paracetamol để hạ sốt. Nhưng ở một nghiên cứu khác, khi mẹ sử dụng đến 1-2 g paracetamol từ 2-4 giờ trước khi cho con bú thì trẻ đào thải khoảng 401 mcg paracetamol qua nước tiểu. Mẫu nước tiểu này được thu thập ở 6 trẻ sơ sinh từ 2-6 ngày tuổi và trong 1-3.5 giờ sau khi trẻ bú sữa mẹ. Chính vì vậy để tốt cho sự phát triển của con, thì mẹ chỉ nên dùng paracetamol để hạ sốt sau sinh trong một thời gian ngắn và tuân thủ theo liều lượng hay khuyến cáo về thời gian cho con bú sau khi uống thuốc.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ibuprofen

Bạn đang băn khoăn mẹ cho con bú bị sốt nên uống thuốc gì? Ibuprofen cũng là một sự lựa chọn khá an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt.

Thuốc này được dùng để điều trị sốt, nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm. Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến con. Tuy nhiên các chuyên gia không khuyến cáo sử dụng Ibuprofen cho người bị loét dạ dày và hen suyễn.

Dextromethorphan

Phụ nữ cho con bú bị sốt uống thuốc gì? Thuốc dextromethorphan cũng là một lựa chọn hạ sốt an toàn cho mẹ bỉm. Những bà mẹ đang cho con bú có thể sử dụng sản phẩm này để giảm sốt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên dùng thuốc này. Đó là những người bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính.

Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Mẹ có thể dùng thuốc dextromethorphan trong suốt thời kỳ cho con bú hoàn toàn bình thường (Ảnh: istockphoto)

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bromhexine và guaifenesin

Bromhexine và guaifenesin là loại thuốc tuyệt vời để chữa ho khan và an toàn cho cả mẹ và bé. Thuốc giúp điều trị ho cũng như hạ huyết áp. Nó cũng có tác dụng hạ sốt cho mẹ một cách an toàn.

Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị cảm lạnh và xoang. Thuốc này an toàn cho cả mẹ và con. Các tác dụng phụ rất hiếm và tự biến mất mà không gây nguy hiểm.

Cách hạ sốt tự nhiên cho mẹ đang cho con bú

Ngoài quan tâm đến vấn đề mẹ cho con bú bị sốt nên uống thuốc gì, mẹ cũng nên tham khảo những cách hạ sốt tự nhiên sau đây nhé!

Súc họng bằng nước muối

Mẹ thực hiện súc họng ngày 3 – 4 lần bằng nước muối pha loãng. Việc súc miệng nước muối giúp diệt khuẩn hiệu quả. Đặc biệt là các mẹ bị đau rát họng, viêm họng nên sử dụng phương pháp này. Mẹ nên súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt thì thôi.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Uống nước mật ong pha chanh

Nước mật ong pha chanh có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh sẽ góp phần giúp mẹ giảm sốt. Công thức như sau: 1 ly nước ấm cho vào 3 thìa cà phê mật ong với 1 thìa cà phê chanh. Mẹ uống liên tục 1 tuần sẽ thấy ngay hiệu quả.

Bạn có thể chưa biết:

Tía tô – loại thuốc hạ sốt tự nhiên

Dân gian ta thường nấu cháo hành, tía tô và thêm gừng xắt sợi nhuyễn. Món ăn này tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm cổ truyền rất hiệu quả. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp thì mẹ sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Nếu mẹ không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào. Đây là hai vị thuốc tự nhiên rất tốt để giải cảm, tăng đề kháng. Chúng cũng góp phần giúp mẹ bớt sốt.

Uống trà

Có rất nhiều loại trà thảo dược giúp hạ sốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. Nhiều loại trà sau đây không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sữa mẹ. Tiêu biểu gồm: trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả, v.v.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Uống trà thảo dược là lựa chọn hiệu quả để hạ sốt nếu mẹ không muốn dùng thuốc (Ảnh: istockphoto)

Ăn uống đủ chất

Mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để tăng sức để kháng cho cơ thể. Đặc biệt là bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Ớt đỏ, rau màu xanh đậm, họ cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,… là những thực phẩm nên bổ sung. Bởi chúng rất giàu vitamin C và thúc đẩy chức năng miễn dịch từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt.

Uống nhiều nước

Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao, mồ hôi ra nhiều. Do đó cơ thể cũng dễ bị mất nước, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Mẹ cần phải uống nước đầy đủ, cứ cách ít nhất 2 tiếng uống một lần.

Không chỉ là nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước bằng nước hoa quả, trà sữa, sinh tố… Ngoài ra, nước cũng giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn. Ngoài ra, khi bị sốt mẹ cần được nghỉ ngơi, để nhiệt độ phòng thoáng mát. Tránh vận động nhiều, vận động mạnh để cơ thể mau hồi phục.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin hữu ích cho những bà mẹ đặt câu hỏi “sau sinh bị sốt uống thuốc gì”. Tuy nhiên, trong trường hợp bị sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày, mẹ cần đi khám bác sĩ để được tư vấn.

Một là tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hai là bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Mẹ uống Panadol Extra, bé có bú được sữa mẹ không? – Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!