Đăng ký bản quyền tác giả là gì

Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả khi thủ tục này là không bắt buộc? Đó là vì việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ giúp cá nhân, tổ chức chủ động bảo vệ tác phẩm của mình khỏi hành vi xâm phạm tác phẩm mà mình tạo ra. Thông qua việc đăng ký quyền tác giả và được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đã tạo lập được căn cứ pháp lý vững chắc nếu có tranh chấp xảy ra về quyền tác giả.

Xem thêm:
>> Tác phẩm âm nhạc đăng ký bản quyền ở đâu?
>> Đăng ký bản quyền tác giả chính xác nhất
>> Đăng ký bản quyền logo có khó không?

Đăng ký bản quyền tác giả là gì

Tại sao phải đăng ký bản quyền?

Đăng ký bản quyền hay còn gọi là đăng ký bảo hộ quyền tác giả được biết tới là thủ tục hành chính, khi đó tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sẽ nộp 01 hồ sơ giấy tờ đăng ký bảo hộ đến Cục bản quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận.

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sẽ được thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ giấy tờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, chủ sở hữu và tác phẩm.

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019 thì đăng ký bản quyền không phải là quy trình thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm mà họ sáng tạo ra, mà họ sở hữu. Do đó, tác phẩm dù có thực hiện việc đăng ký hay không đăng ký thì đều được hưởng các quyền tác giả như nhau.

Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền lại cần thiết và hữu ích. Sau khi thực hiện đăng ký quyền tác giả, nếu hồ sơ giấy tờ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận thì về nguyên tắc sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp (tham khảo khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019). Bên cạnh đó, việc hưởng các quyền tài sản, quyền nhân thân cũng được thực hiện một cách dễ dàng như khi chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền tác giả,…

Ngược lại, nếu không đăng ký bản quyền thì khi có tranh chấp xảy ra Quý vị phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó. Trong nhiều trường hợp, khi mà người khác đã có giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thì việc tác giả/chủ sở hữu tác phẩm chứng minh quyền của mình đối với tác phẩm là rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được.

Đăng ký bản quyền tác giả là gì

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Quy trình các bước để đăng ký bản quyền diễn ra như sau:

Khi Quý vị nộp hồ sơ giấy tờ đi đăng ký bản quyền bạn cần chuẩn bị kỹ những giấy tờ sau (tham khảo khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ):

  • Tờ khai đăng ký bản quyền.
  • Hai bản sao hợp lệ tác phẩm đăng ký bản quyền
  • Giấy ủy quyền (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn (nếu có).
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu do nhiều tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của tác phẩm thuộc sở hữu chung.

Nộp hồ sơ giấy tờ đăng ký bảo hộ bản quyền đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả (tham khảo khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Lưu ý: Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tự mình nộp hồ sơ giấy tờ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc có thể ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện.

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ nhận được thông báo bằng văn bản 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về lý do chúng ta nên đi đăng ký bản quyền tác giả khi có 1 tác phẩm của mình tự sáng tác ra. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: 
Liên hệ Văn phòng Luật Sư


Đăng ký bản quyền tác giả là gì
Đăng ký bản quyền tác giả là gì
Đăng ký bản quyền tác giả là gì
Đăng ký bản quyền tác giả là gì

Đăng ký bản quyền tác giả là gì? Điều kiện, trình tự, hồ sơ, thủ tục để tiến hành đăng ký bản quyền tác giả? Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Có lẽ bất cứ ai cũng đều nghe nói tới cụm từ “đăng ký bản quyền” tuy nhiên không phải ai cung hiểu về đăng ký bản quyền cho sản phẩm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ các vấn đề về đăng ký bản quyền sản phẩm

Đăng ký bản quyền tác giả là gì
Đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm

Bản quyền tác giả cho sản phẩm là gì?

Bản quyền tác giả được bảo hộ cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tự động phát sinh khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm mà không bắt buộc phải đăng ký. Tuy nhiên việc đăng ký có ý nghĩa miễn nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.
Ví dụ: A tạo ra một logo nhưng không thực hiện đăng ký bản quyền. B đi đăng ký bản quyền với logo đó. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp B đã có chứng nhận đăng ký bản quyền thì không cần phải chứng minh. Nếu A chứng minh được mình là người tạo ra logo thì sẽ huỷ bỏ đăng ký bản quyền của B. Tuy nhiên trên thực tế việc chứng minh mất rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy, khi tạo ra một sản phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả tốt nhất nên đăng ký bản quyền đối với sản phẩm đó để bảo vệ quyền lợi cho mình

Xem thêm: Thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu

Các đối tượng có thể đăng ký bản quyền tác giả

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điều 14 của văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 19/VBHN-VBQH ngày 18/12/2013 quy định gồm các đối tượng

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;c) Tác phẩm báo chí;d) Tác phẩm âm nhạc;đ) Tác phẩm sân khấu;e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;h) Tác phẩm nhiếp ảnh;i) Tác phẩm kiến trúc;k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sản phẩm

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả theo quy định tại điều 50 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm các tài liệu sau: 1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.2. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.3. Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;4. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;5. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;6. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

7. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Do việc đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm khó có thể thẩm định và đều dựa trên cam kết của tác giả và người đăng ký do vậy ngoài các tài liệu này trên thực tế còn phải cung cấp một số tài liệu sau:– Cam đoan của tác giả về việc tạo ra sản phẩm– Quyết định giao việc của công ty (nếu công ty là chủ sở hữu quyền tác giả)

– Tuyên bố quyền tác giả (nếu chủ sở hữu công ty đưa sản phẩm của mình vào công ty)

Bản sao tác phẩm cụ thể như sau:– Với tác phẩm viết: 02 tác phẩm có đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc dấu công ty– Với chương trình máy tính: 02 bản in mô tả + mã nguồn + giao diện phần mềm và 02 đĩa CD sản phẩm (nếu sản phẩm dung lượng lớn có thể dùng nhiều đĩa)– Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 02 bản in có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;– Đối với tác phẩm âm nhạc: 02 bản in phần nhạc + lời hoặc bản ghi âm (thu âm) trong trường hợp đã ghi âm;

– Đối với tác phẩm kiến trúc: 02 bản vẽ trên giấy A3

Quy trình thực hiện đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Bước 1: Hồ sơ nộp tài cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện theo địa chỉ sau:
Cục bản quyền tác giả: Số 33, Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Văn phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại diện tại TP Đà Nẵng: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Bước 2: Trong vòng 15 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, nếu sai sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Bước 3: Người nộp hồ sơ tiến hành nộp phí và nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện qua website địa chỉ http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/

Phí, lệ phí khi đăng ký bản quyền tác giả sản phẩm

Được quy định cụ thể tại thông tư 211/2016/TT-BTC hiệu lực từ ngày 1/7/2017 như sau:

STT

Loại hình tác phẩm

Mức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)

I

Đăng ký quyền tác giả

1

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;c) Tác phẩm báo chí;d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

2

a) Tác phẩm kiến trúc;
b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000

3

a) Tác phẩm tạo hình;
b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

4

a) Tác phm điện ảnh;
b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

5

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

600.000

II

Đăng ký quyền liên quan đến tác giả

1

Cuộc biu diễn được định hình trên:
a) Bản ghi âm;
b) Bản ghi hình;
c) Chương trình phát sóng.

200.000
300.000
500.000

2

Bản ghi âm

200.000

3

Bản ghi hình

300.000

4

Chương trình phát sóng

500.000

Lưu ý khi đăng ký bản quyền tác giả

Trên thực tế, khi đăng ký bản quyền tác giả cần chú ý một số điểm sau:1. Không được ghi “Chủ sở hữu tác phẩm” => Cần ghi “Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm”.2. Đối với tác phẩm là chương trình máy tính, trong giấy cam đoan cần nêu rõ, tác phẩm có được tạo ra từ mã nguồn mở nào hay không?

“Nếu chương trình máy tính được sáng tạo dựa trên mã nguồn nào thì phải ghi rõ mã nguồn đó trong nội dung chính trong tờ khai và bản cam kết của tác giả và không vi phạm bản quyền thương mại của mã nguồn. Nếu chương trình máy tính được sáng tạo không dựa trên mã nguồn nào thì phải ghi rõ trong phần nội dung chính trong tờ khai của tác phẩm”.

3. Hình thức công bố tác phẩm: Trong trường hợp tác phẩm đã được công bố trên Internet, phải ghi rõ đường link website đã công bố tác phẩm tại mục “hình thức công bố” có trong Tờ khai đăng ký quyền tác giả4. Bản Cam Kết/Cam đoan của tác giả phải ghi rõ nội dung “Tôi cam kết tôi là tác giả sáng tạo tác phẩm này theo Quyết định giao nhiệm vụ số……… ngày … tháng …. năm…. của Công ty…………/theo Hợp đồng …… số …… ngày …… tháng … năm …….

5. Tác giả đồng thời là ng đại diện theo pháp luật của công ty. Vẫn phải có đủ 2 chữ ký của tác giả và đại diện công ty

Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký bản quyền tác giả

Trên thực tế, bản quyền tác giả thường được đăng ký cho các sản phẩm nào?

Thực tế đối với các sản phẩm thường được đăng ký bản quyền tại AZLAW gồm:– Đăng ký bản quyền tác giả cho logo, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm– Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm, chương trình máy tính– Đăng ký bản quyền tác giả cho sách, giáo trình, truyện, tác phẩm văn học

– Đăng ký bản quyền bài hát

Ai là người được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định tại Điều 13, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, các đối tượng sau được bảo hộ quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả

Lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm?

Việc đăng ký bản quyền tác phẩm có một số lợi ích sau:– Xác lập rằng bạn là chủ sở hữu hay tác giả của tác phẩm đó;– Xác định rằng bạn được độc quyền sao chép tác phẩm hoặc thay đổi tác phẩm chẳng hạn tạo ra phần tiếp theo hoặc sửa đổi và cập nhật tác phẩm;– Bạn là chủ thể duy nhất được quyền phân phối tác phẩm vì mục đích thương mại;– Chỉ có bạn mới có quyền biểu diễn hoặc trưng bày tác phẩm ra công chúng, những người khác muốn thực hiện điều đó phải xin phép bạn;– Việc đăng ký không chỉ bảo hộ tác phẩm của bạn trong nước mà cả các nước khác trên thế giới;– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng xác thực nhất, hữu hiệu nhất làm căn cứ khi bạn muốn ngăn chặn hoặc khởi kiện người có hành vi xâm phạm tác phẩm của bạn;

– Nếu bạn thành công trong vụ kiện bạn sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường nhất định.

Đăng ký logo nên thực hiện đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu?

Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên cam kết của tác giả và thực hiện tại cục bản quyền chỉ mất 15 ngày làm việc. Việc đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu có sự thẩm định của phía cục Sở hữu trí tuệ và thời gian đăng ký dài hơn hiện nay từ 24 – 30 tháng. Một loại là quyền tác giả đối với tác phẩm, một loại là độc quyền sở hữu công nghiệp. Thông thường tuỳ mục đích của khách hàng mà việc lựa chọn loại đăng ký nào sẽ khác nhau. Do vậy, nếu có thắc mắc khách hàng có thể gọi số 19006165 để được tư vấn cụ thể

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng

Thời gian đăng ký bản quyền tác giả thông thường là 15 ngày làm việc. Thực tế, việc đăng ký có thể kéo dài lâu hơn nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với dịch vụ đăng ký nhanh bản quyền tác giả của AZLAW thời gian đăng ký bản quyền có thể rút ngắn còn từ 3 – 10 ngày tùy vào mức mà khách hàng mong muốn.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

AZLAW là đơn vị thường xuyên làm dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng. Nếu bạn muốn một đơn vị, uy tín, chuyên nghiệp để đăng ký bản quyền tác giả hoặc cần tư vấn về đăng ký bản quyền tác giả có thể liên hệ với chung tôi theo thông tin tại cuối trang

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.6165 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!