Đánh giá học kế toán có cần giỏi toán không

Những điều bạn cần biết khi chọn ngành kế toán

Những điều bạn cần biết khi học kế toán - Những điều bạn cần biết khi chọn ngành kế toán - Hiện nay, Kế toán đang là một ngành nghề được giới trẻ ưa chuộng. Nhiều bạn trẻ đang băn khoăn không biết mình sẽ phải chuẩn bị những gì để trở thành một Kế toán giỏi trong tương lai? Những bước sau sẽ giúp bạn giải quyết băn khoăn về con đường bước vào học tập và làm kế toán. Kế toán đóng vai trò quan trọng nhất định trong toàn thể bộ phận công ty, từ từng đơn vị nhỏ cho đến phạm vi lớn hơn trong việc quản lý kinh tế tài chính. Vì vậy, ngành này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo...

Đánh giá học kế toán có cần giỏi toán không

Show

1. Kế toán là gì?

- Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư... Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.

- Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?...

- Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:

+ Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.

+ Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.

+ Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.

- Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.

- Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới ngành này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”. Những người làm và học kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Nhưng thực tế không phải như vậy họ cũng là những người rất vui tính trong cuộc sống hàng ngày

2. Chọn ngành học kế toán, bạn sẽ làm việc ở đâu?

- Kế toán đóng vai trò quan trọng nhất định trong toàn thể bộ phận công ty, từ từng đơn vị nhỏ cho đến phạm vi lớn hơn trong việc quản lý kinh tế tài chính; là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn.

- Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là “mênh mông”.

- Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác như:

+ Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm...), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công

+ Các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…

+ Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm và học kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn ngành này đó là công việc ổn định và có thu nhập tốt.

3. Để làm học kế toán, bạn cần những phẩm chất gì?

- Cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic: là tiêu chí đầu tiên để bạn làm được nghề kế toán đó là tính cẩn thận đến từng chi tiết, bởi kế toán viên là người gắn liền với những sổ sách giấy tờ và việc tính toán những con số để làm sao phản ánh chúng một cách chính xác nhất đối với người sử dụng thông tin.

- Khả năng phân tích và tổng hợp số liệu và có trí nhớ tốt

- Yêu thích các con số: kể từ khi bạn quyết định theo nghề kế toán, việc đầu tiên đó là yêu thích các con số. Điều này, có thể là do sở thích của bạn hoặc được hình thành khi bạn tiếp xúc với nó trong quá trình học tập hoặc trên giảng đường Đại học bạn đã bắt gặp bộ môn kế toán mà mình yêu thích. Bạn có mục tiêu rõ ràng và muốn trưởng thành trong nghề này thì việc làm quen và yêu thích những con số sẽ dần trở thành niềm vui của mình.

- Trung thực, kiên nhẫn và nguyên tắc: được xem là yếu tố quan trọng nhất trong nghề kế toán, vì có liên quan đến sổ sách, tiền bạc của công ty cho nên việc bạn trung thực sẽ tạo niềm tin đối với nhiều người.

Bạn đang xem: Những điều bạn cần biết khi học kế toán

- Tính chính xác: mỗi nghiệp vụ kế toán sẽ gắn liền với những con số khác nhau, vì thế công việc này đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.

- Trách nhiệm kỷ luật cao

- Có kỹ năng sử dụng tốt các chương trình kế toán: với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay thì các phần mềm kế toán ra đời ngày càng nhiều, với mục đích giảm bớt áp lực cho nhân viên cũng như tiện ích trong việc quản lý. Vì thế, nếu một kế toán viên biết sử dụng các nghiệp vụ phần mềm kế toán cũng là một lợi thế.

- Ngoài ra ngành này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.

4. Những bước cơ bản giúp bạn trong việc lựa chọn học kế toán.

Bước 1: Chọn trường để tiếp thu kiến thức chuyên ngành

- Bạn phải chắc chắn rằng mình thực sự giỏi môn Toán khi còn học phổ thông.

- Bạn nên hỏi giáo viên của mình về khoa Kế toán của trường đại học nào thì tốt nhất.

- Bạn cũng nên tự lên danh sách khoa Kế toán của các trường đại học và cân nhắc thật cẩn thận trước khi đặt bút đăng ký thi.

- Bạn mới là người biết chính xác năng lực của mình đến đâu và chính bạn mới là người quyết định chính xác nhất khoa Kế toán của trường nào thì phù hợp với bản thân, mọi ý kiến khác chỉ là tham khảo mà thôi.

- Bạn nên học thêm các khóa học kế toán thực hành thực tế ngắn hạn sau khi ra trường để nâng cao tay nghề của mình.

Bạn có thể tham khảo những khóa học tại đây: Khóa học kế toán thực hành tổng hợp tại TP.HCM

Bước 2: Nghiêm túc học tập, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để tích lũy chuyên môn.

- Nghề Kế toán đòi hỏi được đào tạo bài bản, tính chính xác và chân thực cao độ.

- Khi đã đỗ vào khoa Kế toán của một trường đại học phù hợp, bạn nên cân nhắc đến những khoá học thêm bổ ích để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

- Dành thời gian thích hợp cho công việc thu nhận kiến thức thực sự là công việc rất quan trọng khi bạn đang ngồi trên giảng đường.

- Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức cần thiết để sẵn sàng bước vào thực tế.

Bạn có thể tải FULL file bộ kiến thức cần biết tại đây: File kiến thức cần nhớ - Là kế toán thì cần biết...

Bước 3: Rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng mềm…

- Bạn nên tìm hiểu thật kĩ những yêu cầu mà các công ty thường đặt ra cho nhân viên Kế toán, để rèn luyện cho mình thật thành thạo các kĩ năng cần thiết.

- Tiếng Anh và vi tính là hai lĩnh vực bạn nhất thiết bạn phải thành thạo nếu bạn muốn tìm việc làm hay xa hơn là trở thành một Kế toán tốt.

Bước 4: Chọn chuyên ngành kế toán hợp với khả năng và sở thích của mình.

Tìm hiểu xem bạn phù hợp với ngành Kế toán nào: Kế toán tổng hợp, Kế toán thuế, Kế toán bán hàng, Kế toán sổ sách, công nợ…. để rèn luyện mình phù hợp với lĩnh vực đó và khi bắt tay vào làm việc sau này thì không có nhiều bỡ ngỡ.

Bước 5: Quan tâm đến việc bổ sung kinh nghiệm thực tế.

Các cơ hội làm thêm những công việc liên quan đến ngành Kế toán hoặc thời gian thực tập khi bạn chuẩn bị tốt nghiệp thực sự là cơ hội vàng để bạn nâng cao tay nghề. Hãy gõ cửa những nhà tuyển dụng mà bạn quan tâm, tìm công việc làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm, bạn sẽ cảm thấy chúng vô cùng hữu ích trong quá trình xin việc sau này.

Bài viết: Những điều bạn cần biết khi học kế toán

Tags từ khóa: ngành kế toán thi khối nào - các môn học trong ngành kế toán - ngành kế toán trường nào tốt - ngành kế toán lấy bao nhiêu điểm - ngành kế toán học những môn gì - ngành kế toán hiện nay - ngành kế toán doanh nghiệp là gì - ngành kế toán trong tương lai