Đánh giá thư gửi các học sinh

Các em vừa trải qua một ngày khai trường đáng nhớ, nội dung bài soạn bài Tập đọc Thư gửi các học sinh trang 4, 5 SGK Tiếng Việt 5, tập 1 dưới đây sẽ đưa các em trở về với không khí hân hoan, tưng bừng của ngày tựu trường qua việc tìm hiểu về lá thư gửi học sinh của Bác Hồ.


Soạn bài Thư gửi các học sinh, Tập đọc, ngắn 1

1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Trả lời:
So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:
- Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành lại được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ ngày khai trường này, các em học sinh Việt Nam bắt đầu được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

2. Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Trả lời:
Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới.

3. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
Trả lời:
Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

4. Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Trả lời:
Học sinh học thuộc lòng từ "Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn trong công học tập của các em."
Nội dung bài: Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, nghe bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

-----------------------HẾT BÀI 1--------------------------

Bên cạnh Soạn bài Thư gửi các học sinh, Tập đọc các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong SGK Tiếng Việt lớp 5 như Soạn bài Chính tả nghe viết Việt Nam thân yêu hay phần Soạn bài Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa nhằm củng cố kiến thức Tiếng Việt lớp 5 của mình.

Soạn bài Thư gửi các học sinh, Tập đọc, ngắn 2

Nội dung chính
Bài đọc là bức thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 5): Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Trả lời:
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt 5): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Trả lời:
Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt 5): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?
Trả lời:
Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Trả lời:
Học sinh tự học.

--------------------HẾT-----------------------

Bài ca về trái đất là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 5, học sinh cần Soạn bài Bài ca về trái đất, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Chính phủ đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện, trong đó có nhiệm vụ diệt giặc dốt. Để thực hiện nhiệm vụ này và để động viên các em học sinh bước vào năm học mới, tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết “Thư gửi cho các học sinh”. Bức thư đã thể hiện được tâm huyết của Người đối với học sinh trong cả nước, đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu thương, niềm tin tưởng và hy vọng của Người đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hiện nay, bản sao của bức thư này đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 2663.

Mở đầu bức thư, với tình cảm hết sức thân ái, tâm tình, Người cùng hòa vui với các em học sinh trong ngày khai giảng năm học mới vì được gặp lại thầy cô và bạn bè sau mấy tháng nghỉ hè. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, vạch ra tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. Người chỉ bảo cho các em học sinh thấy được cái may mắn và vinh dự là được hưởng một nền giáo dục mới, với mục đích hết sức tốt đẹp là đào tạo nên những người công dân có đức, có tài. Có được một nền giáo dục tốt đẹp như vậy, nhân dân ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu. Bởi vậy, Người nhắc nhở các em học sinh phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học hành để sau này giúp ích cho đất nước và đưa đất nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới. Người khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đối với các học sinh lớp lớn, Người khuyên nhủ ngoài giờ học ở trường, các em nên tham gia vào Hội Cứu quốc để giúp cho việc phòng thủ đất nước.

“Thư gửi cho các học sinh” vừa giàu tình cảm, vừa tha thiết và còn thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ cực kỳ sáng suốt của Bác đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo.