Đau mắt có ăn được thịt trâu không

Thịt bò là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Trong thịt bò rất giàu protein và nhiều hợp chất khác nên hệ tiêu hóa cần thời gian dài hơn để tiêu hóa hoàn toàn. Do đó, không phải đối tượng nào ăn thịt bò cũng tốt. Vậy người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò?

1. Thịt bò có những tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Thịt bò đặc biệt chứa nhiều protein hơn các loại thịt khác, ngoài ra còn nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác.

Thịt bò nhiều dinh dưỡng nhưng không phải tốt cho tất cả mọi người

Ăn thịt bò đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

1.1. Tăng trưởng phát triển cơ bắp

Trong chế độ ăn tăng cường cơ bắp, thịt bò là thực phẩm không thể thiếu do hàm lượng protein nhiều, ngoài ra còn chứa chất Carnitine. Chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất béo để tạo thành 1 loại acid amin có tác dụng tăng trưởng cơ bắp, đặc biệt quan trọng với vận động viên thể hình.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Không chỉ giàu protein, trong thịt bò có chứa rất nhiều loại khoáng chất, Vitamin thiết yếu với cơ thể con người. Nhất là hàm lượng Vitamin B6, Vitamin B12 cao có tác dụng củng cố, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

1.3. Ngăn ngừa ung thư

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nói chung đều có tác dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt ngăn ngừa gốc tự do gây bệnh, nguy cơ phát triển thành ung thư. Còn trong thịt bò có chứa chất acid linoleic, có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi mô sau tổn thương hiệu quả. Ngoài ra còn có acid palmitic giúp cơ thể chống chọi lại ung thư cùng các bệnh do virus tốt hơn.

Trong thịt bò chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư

Đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe song không phải đối tượng nào ăn thịt bò cũng tốt, đôi khi còn tác dụng ngược gây hại.

2. Người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò?

Dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao song những người mắc bệnh dưới đây nên tạm thời không ăn thịt bò để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và điều trị bệnh lý.

2.1. Người mắc bệnh da liễu

Ngoài hàm lượng protein cao thì khi cơ thể ăn thịt bò sẽ sản sinh ra những phản ứng, tạo chất không tốt cho da. Vì thế, những người mắc bệnh ngoài da nếu ăn thịt bò có thể cảm thấy tình trạng nóng ran, ngứa ngáy, bệnh da liễu trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt ở người mắc bệnh thủy đậu đang điều trị, thịt bò cần phải kiêng hoàn toàn trong chế độ ăn. Chỉ khi bệnh khỏi hẳn, các nốt thủy đậu đã bắt đầu lành thì bạn có thể thử ăn một ít thịt bò để kiểm tra phản ứng cơ thể trước khi dùng lượng lớn.

2.2. Người vừa phẫu thuật ruột thừa

Đau ruột thừa là vấn đề khá thường gặp, thường trong các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa viêm đau tái phát. Sau phẫu thuật này, hệ tiêu hóa khá yếu ớt và nhạy cảm, vì thế các loại thực ăn khó tiêu hóa cần hạn chế, trong đó có thịt bò.

Người sau phẫu thuật ruột thừa không nên ăn thịt bò

Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích nên sử dụng các loại thức ăn chế biến lỏng, thanh, dễ tiêu hóa, mềm như súp loãng, cháo hoặc nước cháo. Kể cả thịt bò sử dụng để nấu canh, súp cũng nên hạn chế bởi protein và dinh dưỡng trong thịt bò khó tiêu hóa, cần thời gian dài hệ tiêu hóa mới có thể phân giải hoàn toàn.

2.3. Người bị sỏi thận

Protein trong thịt bò tốt cho việc xây dựng cơ bắp, tuy nhiên với người bị sỏi thận thì đây lại là nguyên nhân gây tăng oxalate trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì thế, những bệnh nhân sỏi thận, kể cả sỏi nhỏ không điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị không nên ăn thịt bò.

2.4. Người mắc bệnh viêm khớp

Những người mắc bệnh viêm khớp nếu ăn nhiều thịt bò cũng như các thực phẩm giàu protein động vật khác, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là khi ăn thịt bò, để tiêu hóa hoàn toàn cơ thể sẽ cần nhiều acid, cơ thể cũng sẽ dùng nhiều canxi để trung hòa hơn. Khi cơ thể sử dụng canxi từ hệ xương cho hoạt động tiêu hóa, canxi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, ăn nhiều thịt bò còn là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp, điển hình là gout. Vì thế, nên hạn chế ăn thịt bò với cả những người đã điều trị viêm khớp.

2.5. Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp hoặc mỡ máu cao

Người mắc nhóm bệnh này nên hạn chế tối đa việc ăn thịt bò cũng như các loại thịt giàu cholesterol khác. Ngoài chất đạm thì chất béo bão hòa cao có trong thịt bò sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, tăng tích tụ mảng bám động mạch gây xơ vữa, tắc nghẽn.

Cholesterol trong thịt bò có thể gây biến chứng tim mạch

Như vậy, những người mắc bệnh trên trong thời gian điều trị không nên ăn thịt bò với mọi dạng chế biến nào. Sau điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng thịt bò cũng như thực phẩm khác phù hợp.

3. Lưu ý để ăn thịt bò đúng cách, hấp thu tốt dinh dưỡng

Dù là loại thịt giàu dinh dưỡng nhưng ăn thịt bò không đúng cách sẽ không tốt cho sức khỏe, gây loãng phí khi cơ thể không thể hấp thu hoặc sử dụng hết. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi dùng thịt bò trong bữa ăn hàng ngày:

3.1. Không ăn thịt bò quá thường xuyên

Các chuyên gia cho biết, mỗi người không nên ăn quá 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần, trong đó có thịt bò. Lượng thịt bò trong chế độ ăn cũng vừa đủ cung cấp protein và năng lượng, ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu.

3.2. Nấu chín thịt bò

Nên nấu chín thịt bò để ngăn ngừa sán, ký sinh trùng xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, nên cẩn trọng, tốt nhất là hạn chế ăn nội tạng của bò vì nguy cơ chứa ký sinh trùng, nhiễm khuẩn rất cao.

3.3. Không uống nước chè sau khi ăn thịt bò

Trong chè có chứa acid tanin, kết hợp với protein trong thịt bò và nhiều loại thịt khác sẽ ngăn việc hấp thu vi khoáng như: đồng, kẽm, sắt,… Hơn nữa còn gây se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Không uống nước chè ngay sau khi ăn thịt bò

Trên đây là giải đáp chi tiết người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò. Hãy kiểm tra xem bạn hoặc người thân có thuộc đối tượng được khuyến cáo nên hạn chế dùng thịt bò trong thực đơn ăn uống hàng ngày không để đảm bảo có thực đơn ăn uống phù hợp.

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh đau mắt đỏ có thể khỏi trong 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không biết đau mắt đỏ kiêng gì, nên làm gì, ăn gì tốt thì thời gian có thể kéo dài, nghiêm trọng hơn có thể gây những biến chứng không mong muốn.

1. Đau mắt đỏ kiêng gì?

1.1. Sử dụng chung khăn mặt

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lý rất dễ lây lan qua cộng đồng với nhiều cách như qua việc tiếp xúc với nước bọt, ghèn mắt, nước mắt của người bệnh, dùng chung chăn gối, khăn mặt, lây qua đường hô hấp hay tay bị nhiễm bệnh dụi vào mắt. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người bệnh nên sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, đặc biệt không sử dụng khăn mặt chung với các thành viên khác trong gia đình hoặc nơi ở.

1.2. Tự ý dùng thuốc nhỏ mắt điều trị, kháng sinh

Việc chữa trị bệnh đau mắt đỏ phải được trải qua quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt hay kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid, tránh việc biến chứng có thể dẫn đến mất thị lực.

1.3. Tự ý xông thuốc, lá không rõ nguồn gốc

Nhiều người bị đau mắt đỏ thường nghe mọi người bày theo phương pháp dân gian là xông hoặc đắp lá trầu không, lá dâu…Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm vì lá trầu không không thể chữa được bệnh đau mắt đỏ. Xông thuốc hay lá không đúng có thể làm mắt bị sưng, đỏ và dễ kích thích hơn. Đây là một trong những điều về đau mắt đỏ kiêng gì, bạn cần đặc biệt lưu ý.

Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân đau mắt đỏ

1.4. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Không phải bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt càng nhiều thì bệnh đau mắt đỏ càng nhanh khỏi. Ngược lại, nếu dùng với liều lượng không đúng hướng dẫn của bác sĩ và quy định của nhà sản xuất có thể dẫn đến những tác dụng ngược, mắt bị kích thích, quá liều không tốt. Do đó, bạn chỉ nên nhỏ thuốc đau mắt theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn mà thôi.

1.5. Dụi mắt, chà xát da vùng mắt

Đây là cách “bức tử” đôi mắt nhanh nhất. Việc dụi mắt khiến mang nhiều vi khuẩn, bụi bẩn từ tay vào trong mắt khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, việc chà sát khiến mắt càng bị tổn thương, kích thích và sưng đỏ.

1.6. Đeo kính áp tròng

Khi sử dụng kính áp tròng thì kính sẽ bám trực tiếp vào bên trong mắt. Khi bị đau mắt đỏ, vùng mắt đang bị tổn thương, bạn cần hạn chế hết sức việc tác động nên mắt. Do đó, hãy thay bằng những chiếc kính có gọng là tốt nhất.

1.7. Trang điểm mắt

Các loại phấn mắt khi rơi vào mắt đang bị đau mắt đỏ sẽ khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng hơn. Những chất hóa học có trong phấn mắt sẽ khiến mắt bị kích thích, khó chịu, lâu khỏi. Do đó, các chị em phụ nữ nên tránh trang điểm mắt khi tìm hiểu đau mắt đỏ kiêng gì nhé.

1.8. Làm việc trên máy tính, điện thoại

Những ánh sáng xanh ở màn hình điện thoại, máy tính cực kỳ không tốt cho mắt, ngay cả khi ở trạng thái bình thường. Khi đau mắt đỏ càng bị ảnh hưởng tiêu cực hơn. Do đó, bạn nên để cho mắt được nghỉ ngơi, không nên điều tiết quá nhiều.

Tuyệt đối không được đeo lens khi bị đau mắt đỏ

2. Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?

2.1. Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng khiến tình trạng mắt càng tồi tệ hơn, mắt sẽ cảm thấy rát và nóng rất khó chịu. Do đó, khi bị đau mắt đỏ bạn nên tránh những thực phẩm cay nóng, kích thích như tỏi, hành, hẹ, ớt, thịt dê…

2.2 Hải sản, thực phẩm có mùi tanh

Đối với người khỏe mạnh, hải sản và thực phẩm có mùi tanh là bình thường, thậm chí là khá tốt cho sức khỏe, ngon miệng nếu biết cách chế biến. Tuy nhiên, đối với người đau mắt đỏ thì đây là nhóm thực phẩm cần đặc biệt tránh xa bởi chúng sẽ làm mắt càng khó chịu hơn. Đồ ăn tanh sẽ khiến nhiễm trùng viêm kết mạc càng kéo dài, trầm trọng và lâu khỏi. Do đó, bạn nên tránh ăn tôm, cá, cua, ốc, hải sản…khi bị đau mắt đỏ.

Tránh ăn hải sản, đồ ăn tanh khi đang bị đau mắt đỏ

2.3. Rượu bia và các chất kích thích

Đây là nhóm thực phẩm bạn nên đưa vào danh sách đau mắt đỏ kiêng gì để giúp bệnh tình nhanh khỏi hơn. Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích rất có hại cho sức khỏe, ngay cả những người bình thường cũng không nên sử dụng.

Khi đau mắt đỏ, sức đề kháng cơ thể của bạn kém sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn, thậm chí có những biến chứng khôn lường nếu bạn sử dụng các loại này. Chất nicotin có trong thuốc lá khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, dễ bị mệt mỏi và suy nhược.

Còn trong rượu bia có chất làm suy giảm tầm nhìn và kiểm soát hành động. Tất cả những điều ấy đều khiến sức khỏe đôi mắt trở nên suy nhược hơn rất nhiều.

2.4. Rau muống

Trong rau muống có một đặc tính khiến sản sinh ra nhiều ghèn mắt dẫn đến tình trạng bệnh càng phức tạp hơn, đặc biệt là trong việc giữ gìn vệ sinh. Do đó, dù rau muống là món ngon hàng ngày nhưng khi bị đau mắt đỏ bạn hãy kiêng nhé.

2.5. Thực phẩm chiên xào, dầu mỡ

Người bình thường không nên ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ, chiên xào vì nó không tốt cho sức khỏe. Do đó, người bị bệnh đau mắt đỏ càng đặc biệt không nên ăn nhóm thực phẩm này.

2.6. Thức uống có ga

Người đau mắt đỏ sẽ có nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt khi sử dụng các loại nước ngọt có ga do chỉ số đường huyết đột ngột tăng lên. Điều này khiến việc điều trị bệnh đau mắt đỏ không có nhiều kết quả tốt. Bạn nên đưa thức uống có ga vào danh sách đau mắt đỏ kiêng gì nhé.

Hạn chế sử dụng nước ngọt khi bị đau mắt đỏ

3. Đau mắt đỏ nên làm gì?

3.1. Đeo kính bảo vệ khi ra ngoài

Đeo kính khi ra ngoài giúp bạn hạn chế được việc bụi bẩn, khói bụi, vi khuẩn trong không khí tác động vào mắt khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Hơn nữa, đeo kính giúp bạn giảm bớt ánh sáng, mắt bạn không phải điều tiết nhiều. Bạn có thể lựa chọn các loại kính mát làm từ chất liệu an toàn với mắt, kiểu dáng thời trang dùng khi đi đường.

3.2. Nhỏ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Có thể bạn phải sử dụng nhiều hơn một loại thuốc để điều trị đau mắt đỏ. Do đó, bạn nên nhớ hướng dẫn của bác sĩ đối với từng loại thuốc nhé. Chỉ nên nhỏ thuốc theo hướng dẫn, không nhỏ ít hơn, cũng không nhỏ nhiều hơn số lần bác sĩ quy định.

Chỉ nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

3.3. Vệ sinh mắt nhẹ nhàng

Việc vệ sinh mắt rất quan trọng, giúp mắt sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ vệ sinh mắt nhẹ nhàng, không chà sát lên mắt để tránh mắt bị tổn thương, kích thích hơn nhé.

3.4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp mắt bạn được nghỉ ngơi, thoải mái, không bị áp lực và điều tiết nhiều. Có một số người thắc mắc đau mắt đỏ không nên làm việc nhiều, vậy đau mắt đỏ có nên ngủ nhiều không? Thực chất, người bị đau mắt đỏ không nên ngủ quá nhiều. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường nhưng không nên ngủ quá nhiều. Đặc biệt, bạn cần nhớ thời gian nhỏ thuốc để bệnh tình nhanh khỏi hơn.

3.5. Lau mặt bằng nước ấm nóng khi ngủ dậy

Nước ấm nóng sẽ giúp dễ dàng lấy đi ghèn mắt sau một đêm dài. Hơn nữa, nước ấm cũng khiến mắt dễ chịu hơn nhiều so với sử dụng nước lạnh.

3.6. Đau mắt đỏ khi nào gặp bác sĩ

Nhiều người có thói quen khi mắt khó chịu, sưng, đỏ thì ra hiệu thuốc mua thuốc về nhỏ mắt. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm, dễ khiến mắt bị tổn thương hay biến chứng. Tốt nhất, sau khi phát hiện mắt bạn bị khó chịu, sưng, đỏ thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt có chuyên môn, kinh nghiệm ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra những loại thuốc điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

3.7. Cách ly người bệnh và đồ dùng hàng ngày của họ

Ngoài việc tìm hiểu đau mắt đỏ kiêng gì bạn cũng cần biết rằng, đau mắt đỏ lây lan rất nhanh. Do đó, nên cách ly người bệnh và các đồ dùng của họ với người khác. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan cho người khác ngay cả khi đã khỏi bệnh một tuần. Do đó, người bệnh không nên đi ra đám đông trong thời gian ít nhất từ 3-5 ngày.

3.8. Rửa tay sau khi vệ sinh, nhỏ mắt

Điều này để tránh trường hợp tay bị dính ghèn mắt, vi khuẩn gây bệnh. Khi bạn sinh hoạt, tay có thể đụng chạm vào các vật dụng của người khác, dễ khiến bệnh lây lan hơn. Do đó, nên rửa sạch tay với nước rửa diệt khuẩn khi vệ sinh hay nhỏ mắt.

Rửa tay sạch sẽ sau khi nhỏ thuốc đau mắt

4. Đau mắt đỏ nên ăn gì?

4.1. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả tươi ngon như cam, quýt, bưởi, chanh…trong các loại rau xanh như rau cải xoăn, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, rau diếp…Vitamin c có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trong đổi chất và rất tốt cho đôi mắt, nhất là các tế bào thần kinh võng mạc.

Hơn nữa, Vitamin C còn có tác dụng phục hồi các tổn thương nhanh chóng. Khi bị đau mắt đỏ, hệ miễn dịch trong cơ thể bạn bị tổn thương khiến bệnh tình càng nặng nề hơn. Bạn nên bổ sung ngay thực phẩm giàu vitamin C nạp vào cơ thể để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe và chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài.

4.2. Uống đủ nước

Như chúng ta đã biết, nước rất tốt cho cơ thể con người. Thiếu nước, cơ thể sẽ mệt mỏi và khó chịu hơn. Mắt là môi trường ẩm, cần giữ độ ẩm thường xuyên, đặc biệt là khi bị đau mắt đỏ.

Nếu đang bị đau mắt đỏ mà bạn còn bị khô mắt thì bệnh tình sẽ rất lâu khỏi. Chính vì vậy, bên cạnh việc nắm bắt đau mắt đỏ kiêng gì thì bạn cũng nên nhớ uống nước đầy đủ mỗi ngày, ít nhất hai lít nước. Nước sẽ duy trì độ ẩm cho mắt giúp mắt dễ chịu hơn.

4.3. Thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A từ lâu đã được đánh giá là nhóm thực phẩm rất tốt cho mắt. Chúng vừa bảo vệ mắt, vừa tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc, giác mạc lại vừa chống lại các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn.

Vitamin A còn giúp quá trình hồi phục và chữa lành các tổn thương rất tốt. Thiếu Vitamin A, mắt sẽ bị khô, viêm kết mạc, quáng gà…nếu không điều trị có thể dẫn đến mù lòa.

Để tăng cường sức khỏe đôi mắt đang bị đau mắt đỏ, bạn không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này vào thực đơn nhé. Các loại thực phẩm giàu vitamin A nên bổ sung như: cà rốt, cà chua, khoai lang, bí ngô, cần tây, ớt chuông đỏ, gan động vật…

Thực phẩm giàu Vitamin A rất tốt cho mắt

4.4. Các loại rau xanh

Trong rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid như lutein, zeaxanthin…Hai carotenoid cũng được tìm thấy trong võng mạc có tác dụng giúp mắt nhìn gần hơn, nhìn chi tiết hơn. Lutein giúp hấp thụ ánh sáng màu xanh để bạn phản xạ tốt trong học tập và duy trì chu kỳ ngủ.

Do đó, ngoài rau muống nên kiêng ăn thì bạn có thể chọn các loại rau xanh hữu cơ tốt cho mắt khác như rau cải rổ, bông cải xanh, cải lá xoăn, bắp cải con, cải bó xôi…Trong các loại rau xanh này chứa rất nhiều Lutein.

Hay chăm sóc mắt của bạn để có một đôi mắt khỏe đẹp

Hi vọng với những thông tin về đau mắt đỏ kiêng gì, nên ăn gì, nên làm gì sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu những loại rau củ quả, thực phẩm sạch có tại để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn nhé!

Video liên quan

Chủ đề