De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức

Home - Video - Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT)

Prev Article Next Article

Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: 📲Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của …

source

Xem ngay video Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT)

Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: 📲Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của …

Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT) “, được lấy từ nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=1FBp_R56-iU

Tags của Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT): #Đề #thi #giữa #học #kì #Toán #lớp #Kết #nối #tri #thức #Cô #Vương #Thị #Hạnh #HAY #NHẤT

Bài viết Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT) có nội dung như sau: Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: 📲Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của …

De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức

Từ khóa của Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT): toán lớp 6

Thông tin khác của Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT):
Video này hiện tại có 55374 lượt view, ngày tạo video là 2022-02-19 14:05:01 , bạn muốn tải video này có thể truy cập đường link sau: https://www.youtubepp.com/watch?v=1FBp_R56-iU , thẻ tag: #Đề #thi #giữa #học #kì #Toán #lớp #Kết #nối #tri #thức #Cô #Vương #Thị #Hạnh #HAY #NHẤT

Cảm ơn bạn đã xem video: Đề thi giữa học kì 2 – Toán lớp 6 – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (HAY NHẤT).

Prev Article Next Article

  • De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với bộ Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 có ma trận - Kết nối tri thức (10 đề), chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Việt 2.

Tải xuống

Ma trận đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt 2 – Kết nối tri thức

STT

Chủ đề

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Mức 4

Vận dụng cao

Tổng

1

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Số câu

1

1

2

Số điểm

1

1

2

Đọc hiểu

Số câu

2

2

1

5

Số điểm

1

1

1

3

2

Viết

Nghe viết

Số câu

1

1

Số điểm

2

2

Tập làm văn

Số câu

1

1

Số điểm

3

3

Tổng số câu

9 điểm

Tổng số điểm

10 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Đọc – hiểu

Ban mai trên bản

Rừng núi vẫn đang trong màn đêm yên tĩnh. Mọi người vẫn còn ngủ ngon trong những chiếc chăn ấm áp. Bỗng một con gà trống cất tiếng gáy ò ó o. Rồi khắp bản, những tiếng gà gáy nối nhau vang xa. Lũ gà rừng cũng thức dậy, gáy te te.

Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp nhà sàn. Trời sáng dần. Ngoài đường đã có bước chân người đi lại. Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Mẹ bảo tôi ăn sáng, chuẩn bị đến trường.

Tôi yêu những buổi ban mai trên quê hương mình.

(theo Hoàng Hữu Bội)

Em hãy khoanh tròn trước chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Bài văn tả lại thời điểm nào trên bản?

A. Buổi tối

B. Sáng sớm

C. Buổi trưa

2. Đâu là tiếng gáy của những con gà rừng?

A. Ò ó o

B. Tò tí te

C. Te te

3. Ánh sáng trong những ngôi nhà sàn đến từ thứ gì?

A. Đến từ những ánh lửa bập bùng của bếp nhà sàn

B. Đến từ những ngọn nến leo lét của ngôi nhà

C. Đến từ những bóng đèn điện mới tinh

4. Đâu không phải là âm thanh mà “tôi” nghe được vào buổi sáng sớm?

A. Tiếng bước chân người đi lại

B. Tiếng nói chuyện, tiếng gọi nhau

C. Tiếng cãi nhau ầm ĩ

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Ban mai trên bản

2. Viết đoạn văn kể về việc làm bảo vệ môi trường

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Đọc – hiểu

Chim chiền chiện

Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.

Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.

Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ.. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.

(Theo Ngô Văn Phú)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ?

a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp

b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp

c- Áo màu đồng thua, chân cao và mập, đầu rất đẹp

2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời?

a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê

b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ

c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la.

3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào?

a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ

b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ

c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến

4Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện?

a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời

b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất

c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả:

a) M:

Trả

bài trả bài

chả

Trẻ

củi ……….

chẻ

Trở

đò ……….

chở

Trổ

bông ………

chổ

b) tuốt

tuốt

lúa ……..

tuốc

buột

chặt ……….

buộc

suốt

ngày ……….

suốc

thuột

bài ………..

thuộc

2. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:

Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm)

Loài chim nuôi trong nhà

Loài chim sống hoang dại

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………..

…………………………..

………………………….

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

2. Viết thiệp chúc Tết

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Đọc – hiểu

I- Bài tập về đọc hiểu:

Những con chim ngoan

Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ.

Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:

- Pi..u! Nằm xuống!

Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:

- Cru, cru…! Nhảy lên! Chạy đi!

Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ.

“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”.

(Theo N. Xla-tkốp)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nghe lệnh “Nằm xuống” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?

a- Nằm bẹp ngay xuống nước

b- Nằm rạp ở mép vũng nước

c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ

2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?

a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ

b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ

c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích

3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?

a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ

b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết

c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ

4. Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?

a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ

b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ

c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ

II- Bài tập về chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) hoặc d, gi

- con ……….um/………..

-…..ừng xanh/……….

-….um sợ/…………..

-…….ừng lại/……….

b) cổ hoặc cỗ

- truyện……/……….

-……..bài/…………

- ăn ……../………

- hươu cao……/………

2. Chọn tên loài chim thích hợp (quạ, cuốc, cò hương, gà, sáo) điền vào mỗi chỗ trống:

(1) Gầy như ………………

(2) Học như…………kêu

(3) Chữ như………..bới

(4)…….tắm thì ráo, ……….tắm thì mưa

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

Vè chim

Hay chạy lon ton

Là gà mới nở

Vừa đi vừa nhảy

Là em sáo xinh

Hay nói linh tinh

Là con liếu điếu

Hay nghịch hay tếu

Là cậu chìa vôi

Hay chao đớp mồi

Là chim chèo bẻo

Tính hay mách lẻo

Thím khách trước nhà

Hay nhặt lân la

Là bà chim sẻ

Có tình có nghĩa

Là mẹ chim sâu

Giục hè đến mau

Là cô tu hú

Nhấp nhem buồn ngủ

Là bác cú mèo...

Vè dân gian

2. Viết đoạn văn kể về việc làm bảo vệ môi trường

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Đọc – hiểu

I- Bài tập về đọc hiểu

Nhà Gấu ở trong rừng

Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè …..

(Tô Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì?

a- Măng và hạt dẻ

b- Măng và mật ong

c- Mật ong và hạt dẻ

2. Mùa đông, cả nhà Gấu làm gì?

a- Đi nhặt quả hạt dẻ

b- Đi tìm uống mật ong

c- Đứng trong gốc cây

3. Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống?

a- Vì Gấu có nhiều thức ăn để lưu trữ

b- Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút

c- Vì Gấu có khả năng nhịn ăn rất giỏi

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài?

a- Tả cuộc sống quanh năm của gia đình Gấu ở trong rừng

b- Tả cuộc sống rất vui vẻ của gia đình Gấu ở trong rừng

c- Tả cuộc sống thật no đủ của gia đình Gấu ở trong rừng

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) hoặc n

- xin ….ỗi/……..

-……ối đi/………

-……ỗi buồn/…….

-…..ối dây/……….

b) ươt hoặc ươc

- th…. kẻ/……….

- lần l………/……

- th………tha/…….

- cái l……../………

2. Xếp tên các con vật vào hai nhóm thích hợp:

Voi, hổ, hươu, nai, báo, sư tử, ngựa vằn, chó sói, mèo rừng, khỉ, vượn, dê ,thỏ

(1) Thú ăn cây cỏ, hoa quả (thực vật), thường hiền lành:………………..

………………………………………………………………………………

(2) Thú ăn thịt (động vật), thường dữ tợn:………………………………..

………………………………………………………………………………

3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi

(1) Gấu bố, gấu mẹ bước đi như thế nào?

-…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………...

(2) Con vượn chuyền cành như thế nào?

-…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

b) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

(1) Khỉ bắt chước rất tài

-…………………………………………………………………………

(2) Ngựa phi nhanh như gió

-……………………………………………………………………………

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Nhà Gấu ở trong rừng

2. Giới thiệu một đồ dùng học tập

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Đọc – hiểu

I- bài tập về đọc hiểu

Voi trả nghĩa

Một lần, tôi gặp một voi non, bị thụt bùn dưới đầm. Tôi nhờ năm quản tượng(1) đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, huơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó chưa làm được việc, tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua vào rừng.

Vài năm sau, tôi chặt gỗ rừng làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn, chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó rống khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước.

Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản.

(Theo Vũ Hùng)

(1)Quản tượng: người trông nom và điều khiển voi

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lần đầu, tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào?

a- Bị lạc ra ngoài rừng

b- Bị sa xuống đầm nước

c- Bị thụt bùn dưới đầm

2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ?

a- Nhờ dăm quản tượng

b- Nhờ năm quản tượng

c- Nhờ năm người ở bản

3. Vài năm sau, voi non cùng mẹ giúp tác giả được việc gì?

a- Chuyển số gỗ rừng đã chặt về để tác giả làm nhà

b- Lấy nhiều gỗ trong rừng về giúp tác giả làm nhà

c- Khiêng năm cây gỗ mới đốn về gần nơi tác giả ở

4. Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu?

a- Tình cảm của tác giả đối với voi non

b- Tình nghĩa sâu nặng của chú voi non

c- Tình nghĩa sâu nặng của hai con voi

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc x

Chú chim được …inh ra trong chiếc tổ ….inh xắn

………………………………………………………….

………………………………………………………….

- Buổi …ớm mùa đông trên núi cao, ..ương …uống lạnh thấu…ương.

………………………………………………………….

………………………………………………………….

b) ut hoặc uc

Voi con dùng vòi h…. nước h…. đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch

……………………………………………………………

……………………………………………………………

2. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống:

Nhát nhất trong rừng,

Chính là con ……….

Tính tình hung dữ,

Là lão…… vằn.

Vốn dĩ tinh ranh,

Là con…………

Hiền lành bên suối,

Là chú……..vàng.

Đi đứng hiên ngang,

Là …….to nặng.

Tính tình thẳng thắn,

Là……..phi nhanh.

Vừa dữ vừa lành,

Tò mò như………..

(Theo Nguyên Mạnh)

(Tên con vật cần điền: hổ, chó sói, thỏ, nai, ngựa, voi, gấu)

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Voi trả nghĩa (từ Vài năm sau đến hết)

2. Viết đoạn văn giới thiệu tranh ảnh về một con vật

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Đọc 

I- Bài tập về đọc hiểu

Hừng đông mặt biển

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.

Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.

Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

(Bùi Hiển)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?

a- Nguy nga, rực rỡ

b- Trắng hồng, rực rỡ

c- Nguy nga, dựng đứng

2. Đoạn 2 (“Xa xa… những con thuyền du ngoạn.”) tả cảnh gì?

a- Những con thuyền ra khơi làm ăn thật là vất vả.

b- Những con thuyền căng buồm ra khơi du ngoạn

c- Những con thuyền căng buồm ra khơi đánh cá.

3. Đoạn cuối tả chiếc thuyền vượt qua những thử thách gì trên biển?

a- Sóng cuộn ào ào

b- Sóng to, gió lớn

c- Gó thổi rất mạnh

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?

a- Cảnh hừng đông mặt biển với những cánh buồm như những cánh chim bay lượn

b- Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền vượt sóng gió ra khơi đánh cá

c- Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống saukhi đã điền đúng:

a) tr hoặc ch

- bánh….ưng/……..

- quả …..ứng/…….

- sáng….ưng/……..

-……ứng nhận/……….

b) tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

- vấp………/………….

- suy………/……….

- nghiêng………/………

- ……….ngơi/………….

2. Tìm từ ngữ miêu tả thích hợp điền vào chỗ trống

M: Nước biển xanh lơ

- Nước biển…………. - Sóng biển………….

- Cát biển………….. - Bờ biển……………

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết : Hừng đông mặt biển (từ đầu đến những con thuyền du ngoạn)

2. Viết đoạn văn kể về việc chăm sóc cây cối

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Đọc – hiểu

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hỗ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, suối.

(Theo Truyện cổ Tây Nguyên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Già làng Voi tức giận vì điều gì?

a- Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng

b- Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng

c- Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng.

2. Già làng voi làm thế nào để đánh thắng Cá Sấu?

a- Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại

b- Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại

c- Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại

3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

a- Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành

b- Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành

c- Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

a- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của dân làng Tây Nguyên.

b- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên.

c- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.

5. Chép lại từng câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc d

….òng sông…ộng mênh mông, bốn mùa …ạt….ào sóng nước.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) ưt hoặc ưc

Nhóm thanh niên l…. lưỡng ra s….chèo thuyền b….lên phía trước

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Sự tích hồ ở Tây Nguyên

2.Viết đoạn văn tả một đồ vật

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Đọc thầm và làm bài tập

TẾT ĐẾN RỒI

De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức

Từ ngữ:

- Đặc trưng: đặc điểm riêng, tiêu biểu

Câu 1:Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét?

Câu 2Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?

Câu 3:Em thích những hoạt động nào của gia đình em trong dịp Tết?

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Tết đến rồi từ đầu đến nụ hồng chúm chím 

2. Viết đoạn văn tả một đồ vật

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Đọc – hiểu

HẠT THÓC

Tôi chỉ là hạt thóc

Sinh ra trên cánh đồng

Giấu trong mình câu chuyện

Một cuộc đời bão dông.

Tôi ngậm ánh nắng sớm

Tôi uống giọt sương mai

Tôi sống qua bão lũ

Tôi chịu nhiều thiên tai.

Dẫu hình hài bé nhỏ

Tôi trải cả bốn mùa

Dẫu bây giờ bình dị

Tôi có từ ngàn xưa.

Tôi chỉ là hạt thóc

Không biết hát biết cười

Nhưng tôi luôn có ích

Vì nuôi sống con người.

(Ngô Hoài Chung)

De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức

Từ ngữ

Thiên tai: những hiện tượng thiên nhiên gây tác động xấu như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất.

Câu 1: Hạt thóc được sinh ra ở đâu?

Câu 2: Những câu thơ nào cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn?

Câu 3: Hạt thóc quý giá như thế nào với con người?

B. Viết 

1. Chính tả: Nghe – viết 

Giọt nước và biển lớn

Tí ta tí táchTừng giọtTừng giọtMưa rơiRơi,Rơi...Góp lại bao ngàyThành dòng suối nhỏLượn trên bãi cỏChạy xuống chân đồiSuối gặp bạn rồiGóp thành sông lớnSông đi ra biểnBiển thành mênh mông- Biển ơi, có biếtBiển lớn vô cùngTừng giọt nước trong

Làm nên biển đấy!

2. Hãy viết tấm thiệp chúc Tết. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Đọc – hiểu

Lũy tre

Mỗi sớm mai thức dậy,
Luỹ tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng,


Trâu nằm nhai bóng râm,
Tre bần thần nhớ gió,
Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ,


Tre nâng vầng trăng lên.
Sao, sao treo đầy cành,
Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy


Xôn xao ngoài luỹ tre.
Đêm chuyển dần về sáng,
Mầm măng đợi nắng về.

Nguyễn Công Dương

1. Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

2. Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

3. Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào những lúc nào?

B. Viết

1. Nghe – viếtLũy tre

2. Viết đoạn văn kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức

De thi giữa học kì 2 Kết nối tri thức

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 2, Tiếng Việt 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.