Để thực hiện tốt chức năng cất giữ giá trị

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?

Lời giải chi tiết

* Chức năng của tiền tệ:

+ Chức năng làm thước đo giá trị: được thể hiện khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Gía cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố khác nhau, do đó trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, gía trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.

+ Chức năng làm phương tiện lưu thông: được thể hiện khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó H –T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

+ Chức năng làm phương tiện cất trữ: được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại ddể khi cần thì đem ra mua hàng. Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ cuả cải. Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.

+ Chức năng phương tiện thanh toán: được thể hiện khi tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế,... Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

+ Chức năng tiền tệ thế giới: Thể hiện khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cả từ nước này sang nước khác, nên đó phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này theo tiền cuả nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đối. Tỉ giá hối đoái là gía cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

* Em đã vận dụng được những chức năng của tiền tệ như:

-         Dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, đi mua hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình hàng ngày.

-         Khi có tiền nhưng chưa dùng đến, em mang cất đi bằng cách bỏ lợn tiết kiệm, nhờ mẹ gửi ngân hàng giúp,…

Loigiaihay.com

Cất giữ giá trị (store of value) là thuộc tính của tiền – hay chức năng của tiền trong hệ thống kinh tế - cho phép mọi người giữ tiền để thanh toán các khoản mua hàng hóa và tài sản trong tương lai. Thuộc tính này hàm ý tiền không bị mất sức mua trong khi mọi người năm giữ nó.

Những loại tiền không thực hiện được chức năng cất giữ giá trị hoặc chỉ thực hiện được một cách rất hạn chế có thể không được mọi người chấp nhận làm tiền hoặc mất lòng tin vào nó, ví dụ tiền giấy trong thời kỳ siêu lạm phát.

Tuy nhiên nhìn chung tiền không phải phương tiện cất giữ giá trị hoàn hảo. Sức mua của nó giảm khi giá cả tăng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nhiều nền kinh tế trong suốt lịch sử đã sử dụng vàng, bạc và các kim loại khác làm tiền tệ vì khả năng lưu trữ giá trị của chúng, dễ vận chuyển tương đối và dễ dàng định giá.

Hoa Kỳ đã từng có thời kì theo hệ thống tiền tệ bản vị tiền vàng, trong đó đô la được quy đổi cho một khối lượng vàng. Chỉ cho đến năm 1971, khi Tổng thống Richard Nixon kết thúc hệ thống này, nhằm mục đích để Cục Dự trữ Liên bang có thể kiểm soát tỷ lệ việc làm và lạm phát.

Kể từ năm 1971, Hoa Kỳ đã sử dụng một loại tiền pháp định, mà chính phủ tuyên bố hợp pháp mà không gắn liền với một mặt hàng vật chất.

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Giang Phạm
  • Start date Jul 21, 2021

Chức năng cất trữ giá trị (tiếng Anh: Store of Value) của tiền tệ là một chức năng rất hữu ích, bởi sẽ rất là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán hàng hóa của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hóa khác.

Để thực hiện tốt chức năng cất giữ giá trị

Hình minh họa (Nguồn: Goldsilver)

Cất trữ giá trị - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Store of Value.

Khi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi và thanh toán, tiền tệ được cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tương lai. Khi đó, tiền tệ có tác dụng như một nơi chưa giá trị, nơi chứa sức mua hàng hóa qua thời gian. Do đó, việc cất trữ tiền cũng tương tự như cất trữ giá trị hàng hóa hay dịch vụ mà nó có thể đổi được. 

Đây là một chức năng rất hữu ích, bởi sẽ rất là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán hàng hóa của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hóa khác. Mà ngay cả khi đó, chúng ta vẫn cầm tiền như là phương tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời gian từ lúc bán đến lúc mua cái khác. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Nội dung chức năng cất trữ giá trị của tiền tệ

Khi cất trữ, điều đặc biệt quan trọng là tiền phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng hóa qua thời gian. Vì vậy, đồng tiền đem cất trữ phải đảm bảo yêu cầu "giá trị của nó phải ổn định". Sẽ không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị giảm giá trị hoặc mất giá trị trong tương lai, khi cần đến cho các nhu cầu trao đổi, thanh toán.

Chính vì vậy mà trước đây để làm phương tiện dự trữ giá trị, tiền phải là vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng. Còn ngày nay, đó là các đồng tiền có sức mua ổn định.

Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kì như cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quí cũng đều là phuơng tiện cất trữ giá trị. Nhiều thứ trong số những tài sản đó lại xét thấy có lợi hơn so với tiền về mặt chứa giá trị, chúng có thể đem lại cho người chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc thu nhập hoặc một giá trị sử dụng khác.

Trong khi đó, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hóa tăng nhanh. Song một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao người ta vẫn giữ tiền nếu nó không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất. Điều này liên quan đến một khái niệm gọi là tính thanh khoản (liquidity), tính thanh khoản phản ánh khả năng chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt.

Tính thanh khoản là khả năng chuyển một tài sản thành phương tiện thanh toán để chi trả cho một khoản nợ hay một khoản chi tiêu. Tính thanh khoản được xét trên hai khía cạnh: kịp thời và đủ lượng.

Như vậy một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao khi người ta có thể bán nó bất cứ lúc nào họ muốn và bán được đúng giá trị của nó. Để có tính thanh khoản cao thì thị trường mua bán tài sản đó phải phát triển. Khi xét dưới góc độ như vậy, thì tiền sẽ là một tài sản thanh khoản nhất.

Khi có nhu cầu trao đổi, các tài sản khác sẽ đòi hỏi chi phí để chuyển thành phương tiện trao đổi. Ví dụ, khi bạn bán nhà, nhiều khi bạn phải trả một khoản phí cho người môi giới, và nếu cần tiền ngay bạn còn phải bán rẻ. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những nhu cầu tương lai gần, người ta có xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền.

Song vì tiền, nhất là tiền giấy vào ngày nay, không có một sự đảm bảo chắc chắn về sự nguyên vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng, nên tiền sẽ không phải là cách lựa chọn tốt nhất để dự trữ giá trị trong thời gian dài. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu