Để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy học sinh chung ta phải làm gì

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ảnh minh họa: Báo Xây dựng

Có 9 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch gồm:

1-  Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

2- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

3- Tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

4- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy;

5- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;

6- Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy; 7- Bảo đảm ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy;

8- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy;

9 - Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng cháy, chữa cháy.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Trong đó, về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo).

Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, đăng, phát tin, bài, phóng sự tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Hướng dẫn người dân biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra; biểu dương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thông báo công khai các dự án, công trình  vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân cùng tham gia giám sát (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo).

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan báo chí trung ương và địa phương dành thời lượng tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo);

Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở (Đài truyền thanh cấp huyện và đài truyền thanh xã, phường, thị trấn) thông tin về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa bàn cơ sở (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo).

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng, hoàn thiện tài liệu, giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy (bắt đầu thực hiện từ năm học 2021 - 2022).

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho mọi tầng lớp nhân dân;

Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng thoát nạn, sử dụng các phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu; phát hành cẩm nang, tờ rơi phổ biến kiến thức bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tới các hộ gia đình, người lao động (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo).


Tăng cường quản lý, kiểm soát khí cười

Chỉ đạo cơ quan báo chí, truyên truyền tại địa phương tăng cường xây dựng tin, bài, phóng sự, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)....

Xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy

Tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Cụ thể, Bộ Công an tích cực xây dựng phong trào Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gắn với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo). 

Chủ trì tham mưu Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện “Thí điểm giao một số nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở” (hoàn thành trong Quý I năm 2021); xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn việc tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy cho người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (hoàn thành trong Quý III năm 2020).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy vào tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (hoàn thành trong Quý IV năm 2020).

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Công an triển khai thực hiện “Thí điểm giao nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở” (bắt đầu triển khai trong Quý I năm 2021). 

Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy sâu rộng, với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo).

Bên cạnh đó, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm thống nhất, chặt chẽ khi xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn, nhất là các vụ việc phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia (hoàn thành trong Quý IV năm 2020).

Xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, khu công nghiệp, cơ quan, đơn vị, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

Giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, thỏa đáng đúng quy định đối với người bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

Kịp thời động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo).

Chỉ đạo vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo); kiện toàn ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương phù hợp với yêu cầu thực tế (hoàn thành trong Quý IV năm 2020).

Các bộ, ngành chỉ đạo kiện toàn ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với yêu cầu thực tế; kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy (hoàn thành trong Quý IV năm 2020).

Nhật Minh

Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn đối với nhà ở:

       Để đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  1. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng để vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy CO2, MFZ,…Và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng các dụng cụ chữa cháy được trang bị.
  2. Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất và đảm bảo các biện pháp an toàn.
  3. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy.
  4. Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng, dầu, chất lỏng,… dễ cháy để trong nhà ở, phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
  5. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, khắc phục các hư hỏng có nguy cơ dẫn đến chạm chập, cháy nổ.
  6. Khi sử dụng bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, sử dụng các thiết bị điện.
  7. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có các biện pháp an toàn, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas, khi đun phải có người trông coi.
  8. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
  9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa thoát nạn theo quy định, chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
  10. Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn lắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn khi cần thiết.
  11. Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới đội dân phòng, chính quyền, công an nơi gần nhất và gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 đến tham gia chữa cháy.
  12. Mọi người trong gia đình cần trao đổi các biện pháp PCCC nêu trên.

    II Các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC tại nơi làm việc, khu vực sản xuất:

Để đảm bảo an toàn PCCC, chấp hành nghiêm túc quy định an toàn PCCC, tại nơi làm việc, khu vực sản xuất cần thực hiện những biện pháp sau đây:

  1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
  2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
  3. Trước khi tiến hành công việc phải thực hiện kiểm tra an toàn PCCC tại nơi làm việc, nơi sản xuất do mình đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về PCCC phải tìm mọi cách để khắc phục và báo ngay người quản lý trực tiếp biết.

Khi nghỉ làm việc phải tắt các nguồn điện, nguồn nhiệt đồng thời kiểm tra các yếu tố khác có thể phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực mình đảm nhiệm.

  1. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như: Xăng, dầu, khí cháy thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC theo quy định.
  2. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC.
  3. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (Aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng các nguồn điện: chiếu sáng, phục vụ thoát nạn, chữa cháy, sản xuất,… Nghiêm cấm các hành vi tự ý: Câu mắc, dùng dây dẫn điện cắm trực tiếp vào ổ điện, sử dụng điện tùy tiện mất an toàn,…
  4. Khi tiến hành hàn, cắt kim loại. Phải che chắn bằng các vật liệu chống cháy, di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn, cắt (tối thiểu là 10m), không để vảy hàn tiếp xúc với các vật dễ cháy, phải cử người trông coi thường xuyên trong suốt quá trình hàn, cắt. Chỉ sử dụng các thiết bị, dụng cụ hàn, cắt đảm bảo an toàn PCCC…

Khi tiến hành các công việc hàn, cắt kim loại trong khu vực gian tuabin bắt buộc phải có phiếu công tác và phải thử nồng độ hyđrô. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn PCCC theo quy định.

  1. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho cả công trình, từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
  2. Có hệ thống thông gió, thoát khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để vật tư, hàng hoá làm cản trở lối thoát nạn.
  3. Thành lập đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành; mỗi bộ phận, phân xưởng, ca làm việc có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC; bố trí lực lượng thường trực chữa cháy 24/24 giờ, đảm bảo điều kiện chữa cháy tại chỗ.
  4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho cán bộ quản lý, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại nơi có nguy hiểm về cháy nổ.
  5. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của từng khu vực sản xuất.
  6. Xây dựng phương án và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
  7. Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động, nhấn chuông báo cháy,…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới người phụ trách trực tiếp biết, gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114, đến tham gia chữa cháy.

Video liên quan

Chủ đề