Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch

Thai nhi vốn được bao bọc bởi nhau thai, nằm ở vách trong của khoang tử cung. Khi sinh xong, nhau thai cũng theo em bé ra ngoài. Sau đó, âm đạo sẽ tiết ra một ít dịch màu nâu đỏ gồm: huyết dịch, lớp màng đã chết, các vi khuẩn và dịch nhầy, trong y học gọi là sản dịch.

Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch

(Ảnh minh họa)

Sau khi em bé ra đời, phần tiếp xúc với nhau thai trong vách tử cung có rất nhiều huyết quản mở. Sau khi sinh, những huyết quản này chảy máu, thông thường lượng máu mất đi khoảng 150-300 ml, sau 24 giờ lượng máu mất đi khoảng 400ml, người ta gọi đây là hiện tượng sản dịch xuất hiện sau sinh. Sản dịch thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh đẻ bình thường lẫn đẻ mổ.Quan sát lượng máu, màu sắc, trạng thái và thời gian ra máu là điều hết sức quan trọng để hiểu được tình hình sức khỏe sản phụ sau khi sinh.Sau khi sinh khoảng 3-4 ngày sản dịch rất nhiều máu, gồm các tổ chức màng đã chết, màu nâu đỏ.Sau khoảng 4-6 ngày sản dịch sẽ có màu tương, màu nhạt hơn, lượng máu trong sản dịch ngày càng giảm đi.Sau từ 7-10 ngày, sản dịch sẽ chuyển dần sang màu trắng còn gọi là máu sinh trắng, trong đó có một lượng lớn các tế bào màu trắng, trong đó có một lượng lớn các tế bào màu trắng, các tổ chức màng, tế bào biểu bì và vi khuẩn.

Sau một tháng sản dịch cơ bản đã sạch. Thông thường sản dịch có mùi tanh giống như mùi máu, không hôi.

Sản dịch khác thường

  • Nếu sản dịch có mùi hôi màu đỏ hoặc màu trắng kéo dài và lặp lại nhiều lần.
  • Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết).
  • Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch.
  • Nếu sản dịch hơn 1 tháng chưa sạch.

Nguyên nhân

  •  Do xuất huyết hoặc bị viêm nhiễm. Nếu sản phụ bị mất máu nặng, tuyệt đối không được xem thường. Ngoài ra, bị viêm nhiễm sau sinh là điều thường gặp, nhất là trong lúc sinh nở, do việc khử trùng không được tốt hoặc do khám âm đạo quá nhiều lần, sau khi sinh không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ dẫn tới viêm nhiễm.
  • Có thể trong cơ thể sản phụ đã sẵn có mầm khuẩn từ trước khi sinh, vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo của sản phụ khi tắm. Hoặc do sản phụ bị một số bệnh mãn tính, khi bị thiếu máu nặng, thiếu dinh dưỡng hay chứng cao huyết áp tổng hợp, mất máu quá nhiều sau sinh, làm cho sức đề kháng của sản phụ giảm đi, ảnh hưởng tới tình trạng sụt cân bằng dịch âm đạo, các loại vi khuẩn kí sinh trong âm đạo trước đây bắt đầu hoạt động gây viêm nhiễm.
  • Tử cung không co được, sót nhau thai, tử cung hoặc âm đạo bị rách, bị thiếu máu hoặc bị bệnh gan đều có thể dẫn tới xuất huyết sau sinh ở sản phụ. Xuất huyết trong vòng 24 giờ sau sinh gọi là xuất huyết giai đoạn đầu, xuất huyết sau 24 giờ sau sinh gọi là xuất huyết giai đoạn sau.
  • Không chú ý giữ gìn sức khoẻ cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sản dịch bất thường. Sau khi sinh 24 tiếng đồng hồ, người mẹ nên ra khỏi giường vận động, như thế sẽ có tác dụng giúp tử cung mau trở lại trạng thái bình thường, rất có lợi cho việc bài tiết sản dịch.
  • Do một số sản phụ không chịu ra khỏi giường vận động, luôn đóng kín cửa vào mùa nóng làm dịch âm đạo đọng nhiều, vì thế mà dễ bị viêm nhiễm màng tử cung, giảm sức đề kháng gây sản dịch bất thường.
  • Nếu sản dịch có màu đỏ, kéo dài hoặc ngày càng nhiều, thỉnh thoảng có lẫn cục máu tươi, ngoài khả năng lẫn dịch nhau thai, cần đề phong khả năng bị ung thư thượng bì màng lông.

Đây là biểu hiện của khối u ác dạng nặng, thường gặp khi thai đã ra ngoài, tuy vậy cũng có khoảng 20% người mẹ bị hiện tượng này khi đang mang thai. Loại ung thư này ít gặp, nước tiểu và kích tố trong tuyến màng lông tử cung sau khi sinh chuyển thành âm tính, nếu nước tiểu và kích tố trên dương tính kèm theo tình trang sản dịch có lẫn máu trong thời gian dài, cần cảnh giác cao độ.Ngoài những biểu hiện sản dịch khác thường, sản phụ thường bị sốt, đau bụng, nghiêm trọng hơn, sản phụ có thể bị viêm màng bụng, thậm chí nhiễm trùng máu.

Vì thế, sản dịch chính là tấm kính phản ánh tình trạng sức khoẻ của sản phụ, khi sản dịch khác thường, cần kịp thời đến bệnh viện chẩn đoán và điều trị, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Sau khi sinh, bạn nhất thiết phải thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Các bà mẹ sau khi sinh cần nằm bất động trên giường trong khoảng 8-10 giờ (đối với người sinh mổ, cần nằm bất động 24 giờ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tiếp sau đó, sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não đề phòng bị choáng ngất, bị ngã.

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Cùng MarryBaby tìm hiểu về sản dịch sau khi sinh và tìm đáp án cho câu hỏi này, mẹ nhé!

Hiện tượng ra sản dịch sau khi sinh là điều hết sức bình thường, bất kể mẹ sinh thường hay sinh mổ. Quá trình đẩy sản dịch ra khỏi tử cung sẽ kéo dài nhiều ngày và thường làm cho các mẹ dấy lên thắc mắc “sau sinh bao lâu thì hết sản dịch”. Đây là một phần của quá trình hồi phục sau sinh và việc theo dõi sản dịch sẽ giúp mẹ kịp thời phát hiện những biến chứng hậu sản như băng huyết sau sinh hay bế sản dịch.

Sản dịch là dịch chảy ra từ âm đạo sau khi mẹ hoàn thành ca sinh. Trong sản dịch bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể lẫn cả các vi khuẩn. Điều gì đã tạo ra lượng sản dịch này?

Khi nhau thai bong ra khỏi tử cung, nó khiến cho các mạch máu tại nơi tiếp xúc giữa nhau thai và tử cung bị mở ra và lượng máu này chảy vào tử cung rồi chảy ra ngoài qua âm đạo. Sau khi nhau thai được xuất ra khỏi cơ thể, tử cung sẽ co bóp để đóng các mạch máu kể trên và nhờ đó, giảm lượng máu thất thoát. Mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này, vì trong thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể đã tăng lên khá nhiều nên chảy máu trong một vài ngày đầu sau sinh không gây ra tình trạng thiếu máu.

Sản dịch thường thay đổi màu sắc trong vài ngày. Những ngày đầu tiên, sản dịch chứa nhiều máu và có màu đỏ tươi. Trong 2 đến 4 ngày sau khi sinh, sản dịch sẽ chứa nhiều nước hơn, lúc này các mạch máu trong tử cung đã được “hàn gắn” nên lượng máu chảy ra sẽ ít dần và sản dịch sẽ chuyển màu hồng. Sau khoảng 10 ngày, sản dịch sẽ có màu vàng hoặc trắng vì thành phần chủ yếu trong sản dịch lúc này là các tế bào bạch cầu và các tế bào từ niêm mạc tử cung.

Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch
Sau khi sinh, bên cạnh niềm hạnh phúc được chào đón bé cưng, mẹ cũng sẽ trải qua một số khó chịu, trong đó có hiện tượng sản dịch

Lượng sản dịch giảm dần trong vòng 2-4 tuần sau sinh. Tuy vậy, ở một số mẹ, hiện tượng chảy sản dịch có thể kéo dài thêm vài tuần nữa.

Trong một số trường hợp, tử cung không co bóp tốt để phục hồi kích thước sau khi sinh, dẫn đến việc các mẹ bị mất nhiều máu do băng huyết. Ngoài ra, một số mẹ còn bị bế sản dịch, tức là sản dịch không thoát ra ngoài được và cần được can thiệp để tránh nhiễm trùng.

Liên quan đến thời gian sau sinh bao lâu thì hết sản dịch, các mẹ thường có 2 câu hỏi, đó là sinh thường bao lâu thì hết sản dịch và sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch. Thông thường, trong 20 ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch sẽ đi từ mức nhiều nhất đến thấp nhất và chấm dứt, bất kể là mẹ sinh theo phương pháp nào.

Tuy nhiên, việc sau sinh bao lâu thì hết sản dịch còn tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của mỗi mẹ. Cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng ảnh hưởng không ít đến thời gian ra sản dịch.

Ở một số mẹ, hiện tượng ra sản dịch có thể kéo dài đến 45 ngày, tức là khoảng 6 tuần sau sinh. Nhưng nếu qua khỏi thời gian này mà vẫn bị ra sản dịch thì mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra, phòng tránh các nguy cơ nhiễm trùng hay biến chứng nguy hiểm.

Các mẹ chịu khó vận động, đi lại nhiều sau sinh sẽ tạo điều kiện tốt để tử cung khôi phục kích thước ban đầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động co bóp của tử cung dẫn đến sản dịch được đưa khỏi cơ thể nhanh hơn. Vì vậy, mẹ nên tránh việc kiêng cữ quá mức khi đang ở cữ nhé.

Thêm vào đó, khi các mẹ cho bé bú, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone oxytocin, giúp tử cung co hồi lại nhanh hơn và giảm tình trạng chảy máu sau sinh.

Những lưu ý trong thời gian còn sản dịch

Đối với các mẹ mới sinh, việc chăm sóc cơ thể rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách giúp các mẹ mau phục hồi, đồng thời cũng tránh các vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, sa tử cung hay mất máu nhiều.

Mục đích

Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch

Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch

Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Để giảm bớt khó chịu do sản dịch, mẹ có thể sử dụng các loại băng vệ sinh khổ lớn dành riêng cho các mẹ mới sinh. Không nên sử dụng tampon ít nhất là 6 tuần sau sinh vì chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đi tiểu thường xuyên cũng giúp làm rỗng bàng quang, giảm cản trở đối với sự co hồi của tử cung. Mẹ nhớ lưu ý đến vấn đề này nhé, vì sau sinh, các mẹ thường mất đi độ nhạy để nhận biết khi nào bàng quang đã đầy.

Đẻ thường sau bao lâu thì hết sản dịch
Bất kỳ triệu chứng đau bụng, chảy máu bất thường hoặc sốt cao sau sinh đều có thể là dấu hiệu của một biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh việc theo dõi sau sinh bao lâu thì hết sản dịch, mẹ cũng nên chú ý đến màu sắc và mùi của sản dịch. Nếu sản dịch ra quá nhiều, trong vòng 1 giờ có thể làm ướt đẫm băng vệ sinh và xuất hiện những cục máu đông lớn, mẹ nên kiểm tra kỹ vì đó có thể là dấu hiệu băng huyết sau sinh. Nếu sản dịch chậm kết thúc và mẹ bị sốt cao, đó là dấu hiệu điển hình của hiện tượng bế sản dịch. Những biến chứng hậu sản này đều nguy hiểm và mẹ cần đến bệnh viện để được sơ cứu ngay. Để sản dịch sau sinh không kéo dài, mẹ cũng nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh làm việc quá sức.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.