Đi thẳng vào làn rẽ phải phạt bao nhiêu?

Mức xử phạt đối với hành vi đi sai làn đường? Đi xe rẽ sai làn bị xử phạt bao nhiêu? Đừng đèn đỏ sai làn bị xử phạt bao nhiêu?

Khi tham gia giao thông các phương tiện đều phải tuân thủ các tín hiệu giao thông và chú ý thực hiện nghiêm túc tránh các trường hợp vi phạm gây ra nhiều hậu quả xấu như đi sai làn, rẽ sai làn, dừng đèn đỏ sai làn. Vậy các hành vi đi sai làn, rẽ sai làn, dừng đèn đỏ sai làn bị xử phạt bao nhiêu?

Cơ sở pháp lý: 

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Tư vấn luật trực tuyếnmiễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Đi sai làn, rẽ sai làn bị xử phạt bao nhiêu?

1.1. Đi sai làn:

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

” Làn đường là một phần của đường xe chạy, được phân chia theo chiều dọc của đường với bề rộng đủ để xe chạy an toàn. Một đường xe chạy có thể có 1 hoặc nhiều làn đường, mỗi làn đường được phân biệt bởi các vạch kẻ đường hoặc dải phân cách ở giữa”.

Ở Việt Nam thì làn dừng và vạch kẻ đường được hướng dẫn rất cụ thể bằng kí hiệu và cả văn bản của pháp luật theo đó khác với quy định về làn đường thì vạch kẻ đường lại là một dạng báo hiệu đường bộ có chức năng hướng dẫn, hỗ trợ điều tiết giao thông nhằm nâng cao mức an toàn và khả năng thông xe. Căn cứ theo quy định tại điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Sử dụng làn đường như sau:

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Như vậy, căn cứ theo quy định này ta thấy khi tham gia giao thông, các phương tiện phải đi đúng phần đường, làn đường của mình. Căn cứ vào các quy định trên thì xe máy được đi ở làn đường bên trái, khi đến ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

1.2. Rẽ sai làn:

Việc rẽ sai làn rất nguy hiểm cho những người xung quanh tham gia giao thông và cả chính bản thân người điều khiển, pháp luật cũng quy định rõ về người mắc lỗi sai làn đường là do điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên những đoạn đường được chia thành nhiều làn. Để biết làn đường nào dành cho phương tiện nào, người điều khiển xe có thể căn cứ vào biển báo giao thông.

Trên thực tế những hành vi khi xe di chuyển không đúng với làn đường quy định trên tuyến đường gây ra nhiều hậu quả khi tham gia giao thông ví dụ: ô tô đi vào làn đường của xe máy hoặc ngược lại xe máy đi sang làn đường dành cho ô tô… được xác định vi phạm lỗi lái xe “sai làn đường”.

Như vậy để tránh những sự cố không mong muốn và hậu quả để lại cho những người khác, chủ xe nên chủ động căn làn đường và giữ khoảng cách lái xe an toàn theo quy định khi tham gia giao thông.

2. Dừng đèn đỏ sai làn bị xử phạt bao nhiêu?

Có thể nói không riêng ai mà lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường rất nhiều người tham gia giao thông gặp phải và thậm chí rất phổ biến ở các khu đô thị. Khi mà đến một thành phố mới hay di chuyển xa thì không thông thuộc đường cũng như biển báo. Người điều khiển phương tiện rất dễ mắc phải lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường.

Ở ngã tư có biển đèn đỏ được rẽ phải tài xế không được dừng ở làn rẽ phải nếu có biển hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng phải đi. Có 2 trường hợp xảy ra để kết luận người tham gia giao thông có bị vi phạm và bị xử phạt lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường hay không?

Trường hợp 1: Có biển hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng phải đi

Ví dụ như trường hợp rất hay gặp phải đó là tại ngã tư có cắm biển R.411 hoặc trên mặt đường có kẻ vạch như ảnh trên, thì làn bên phải chỉ dành cho rẽ phải, những người đứng chờ đèn đỏ như trên là phạm luật.

Như trường hợp chúng tôi đưa ra trên đây có rất nhiều người cho rằng trên mặt đường phải vừa có vạch mặt võng, vừa có mũi tên thì đứng chờ đèn đỏ ở đây mới bị phạt. Cách hiểu này sai, bởi lẽ mũi tên là vạch kẻ đường chỉ hướng phải đi, nếu dừng chờ ở làn này những không rẽ phải mà tiếp tục đi thẳng, tài xế sẽ phạm lỗi “không tuân thủ vạch kẻ đường”.

Theo như trên đây thì tài xế ôtô sẽ phải nộp phạt 100.000-200.000 đồng và người đi xe máy nộp phạt 60.000-80.000 đồng.

Trường hợp 2: Không có biển, không có vạch hoặc biển, vạch kết hợp

Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp là có biển 411 biển này có nghĩa là chúng ta vừa được đi thẳng, vừa rẽ phải thì người đứng chờ ở đây cũng không sai. Vạch kiểu này thường áp dụng ở những ngã tư đường hẹp, có khoảng 2 làn nhưng lưu lượng giao thông đông đúc.

Xe máy dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu

Trường hợp nếu các phương tiện xe máy đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chínhtheo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 600.000 đồng. Cụ thể:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”

Như vậy căn cứ dựa trên quy định đề ra và ứng theo trường hợp này thì tại ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, nếu có cắm biển R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” hoặc trên mặt đường có kẻ vạch phân làn thì khi dừng đèn đỏ, làn đường bên phải chỉ dành cho người điều khiển phương tiện giao thông rẽ phải. 

Trường hợp nếu các phương tiện đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 600.000 đồng.

Ô tô dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?

Trường hợp nếu các phương tiện xe ô tô đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 600.000 đồng.. Cụ thể:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”

Có thể thấy nếu xe ô tô dừng đèn đỏ sai làn đường phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Căn cứ trên những quy định của pháp luật ta thấy rằng nếu như có lỗi đi sai làn đường không những sẽ bị phạt tiền ngoài ra còn bị tước bằng lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà còn có thể dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì thế nên chúng tôi cho rằng người lái xe cần tuân thủ đúng và quy định về làn đường khi tham gia giao thông, tránh những tổn hại không đáng có về cả kinh tế lẫn an toàn của bản thân và những người xung quanh

Bên cạnh đó thì quan sát thực tế cho thấy, có những người đứng chờ đèn đỏ nên chủ động nhường làn này cho xe muốn rẽ phải, nếu lưu lượng không quá đông đúc như thành thị. Khi tham gia giao thông, không chỉ đúng luật mà còn cần xây dựng văn hóa giao thông không làm ảnh hưởng tới người khác và tạo ra môi trường tham gia giao thông an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Đây cũng chính là việc quan trọng trong xây dựng ý thức tham gia giao thông để phát triển văn hóa cũng như là thực hiện theo quy định của pháp luật chính xác và hiệu quả nhất.