Điểm dự kiến của các trường đại học năm 2023

Từ 2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Điểm dự kiến của các trường đại học năm 2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ra Quy chế tuyển sinh riêng năm 2023. Ảnh: NTCC

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa ban hành quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là trường đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng của trường.

Quy chế tuyển sinh này được trường áp dụng với các khóa tuyển sinh từ ngày 1.1.2023.

Quy chế ban hành căn cứ trên Luật giáo dục đại học, Nghị định 99, Đề án tự chủ của trường và theo quy định tại Thông tư 08 ban hành quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non được Bộ GDĐT ban hành năm 2022.

Quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, không áp dụng đối với công tác tuyển sinh liên kết do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng. 

Theo đó, về phương thức tuyển sinh, Quy chế tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu rõ:  Hàng năm trong Đề án tuyển sinh, trường công bố quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển/xét tuyển kết hợp hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả trường hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

Mỗi phương thức tuyển sinh trường quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

Về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, nhà trường áp dụng, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực.

Trao đổi với Lao Động về dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT từ năm 2023, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết:

"Trong Đề án tuyển sinh năm 2022 đã dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, dành toàn bộ chỉ tiêu xét tuyển kết hợp. Tuy nhiên, mới dừng lại ở dự kiến, phải đợi đến lúc công bố Đề án tuyển sinh năm 2023 mới chốt chính thức".

Nhiều trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh năm 2023 sẽ không thay đổi và góp ý điều chỉnh một số kỹ thuật chung để tránh gây xáo trộn cho thí sinh.

Hiện tại, đa số cơ sở đào tạo đại học (ĐH) đã hoàn tất công tác tuyển sinh đợt 1 năm 2022 và bắt đầu năm học mới.

Dự kiến giữ nguyên phương án tuyển sinh

Đánh giá cách thức tuyển sinh năm 2022, ông Lê Phan Quốc, Phó Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng quy trình lọc ảo chung cho tất cả thí sinh như năm nay đã tăng cơ hội cao cho thí sinh, nhất là thí sinh giỏi được vào những ngành mong muốn. Bản thân các trường cũng tuyển được đúng đối tượng hơn.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng số hóa, thực hiện trên máy móc tất cả khâu tuyển sinh cũng giúp giảm thiểu nhiều chi phí, công sức. Tuy nhiên, cách thức này đòi hỏi thí sinh phải cẩn trọng trong việc chọn ngành nghề, đăng ký thi cử và xét tuyển. Bởi thực tế trong mùa tuyển sinh năm nay, có không ít trục trặc, thiếu sót xuất phát từ lỗi chủ quan, thiếu trách nhiệm của thí sinh.

Về tuyển sinh của trường năm 2023, theo ông Quốc, nếu vẫn còn kỳ thi chung của Bộ GD&ĐT, trường cũng sẽ cơ bản giữ nguyên các phương thức tuyển sinh hiện nay để tránh gây xáo trộn cho phụ huynh, thí sinh. Theo đó, trường tiếp tục duy trì kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để sử dụng trong kết hợp xét tuyển nhằm đánh giá đúng năng lực thí sinh muốn vào các ngành sư phạm.

Tương tự, theo ThS Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, tính đến ngày 3-10, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu với hơn 5.000 thí sinh cho 35 ngành học của trường.

Theo ThS Nguyên, năm 2023 trường dự kiến vẫn duy trì bốn phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, học bạ THPT điểm tổ hợp ba môn năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên và học bạ điểm trung bình ba học kỳ (học kỳ 1 và 2 của lớp 11, học kỳ 1 lớp 12). Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ THPT dự kiến từ ngày 16-2-2023.

ThS Trần Vũ, Trưởng Phòng tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết trong đợt xét tuyển vừa qua, trường đạt tỉ lệ 96% thí sinh xác nhận trên hệ thống của Bộ làm thủ tục nhập học. Tỉ lệ trúng tuyển này nằm trong khoảng tính toán của trường. Trong đó, các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ, máy tính và công nghệ thông tin vẫn nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh.

ThS Vũ cho biết từ kết quả này, dự kiến trường sẽ không thay đổi phương thức tuyển sinh trong năm sau để thuận tiện cho thí sinh đăng ký.

Tránh gây khó khăn cho thí sinh, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng cho biết sẽ giữ ổn định các phương án tuyển sinh và phân bổ chỉ tiêu từng phương thức tương tự năm 2022. Cụ thể, các phương thức của trường năm tới sẽ vẫn là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Cần điều chỉnh giảm rắc rối cho thí sinh

Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: Nhìn chung, dù năm nay cách đổi mới tuyển sinh khiến các trường thấp thỏm lo lắng nhưng kết quả đạt được khá khả quan so với chỉ tiêu đề ra.

Tuy nhiên, ông Nhân góp ý nếu năm 2023 Bộ GD&ĐT tiếp tục duy trì kế hoạch tuyển sinh và lọc ảo chung như năm nay thì nên chuẩn hóa phần mềm xét tuyển hơn để tránh những trục trặc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc thu lệ phí xét tuyển, Bộ nên giao lại cho các trường THPT hoặc Sở GD&ĐT để kiểm soát tốt hơn, giảm rắc rối cho thí sinh, nhất là các em vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, theo ông Nhân, Bộ có thể giảm bớt khâu khai báo lại từ đầu cho thí sinh khi đăng ký lên hệ thống để tránh sự nhầm lẫn, sai sót so với thông tin các trường đưa lên làm ảnh hưởng đến kết quả. Bởi sau khi xét tuyển sớm, các trường đã tải hết dữ liệu thí sinh trúng tuyển sớm lên hệ thống, khi đó thí sinh chỉ cần đăng nhập lên hệ thống và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng có sẵn trên đó hoặc đăng ký thêm nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Còn theo ThS Phạm Doãn Nguyên, việc Bộ thực hiện đăng ký xét tuyển, lọc ảo, xác nhận nhập học tập trung như năm nay là phù hợp với xu thế chuyển đổi số.

“Nếu tiếp tục thực hiện trong năm tới, Bộ cần triển khai kế hoạch, hướng dẫn sớm và kỹ hơn để thí sinh và các cơ sở đào tạo chủ động hơn trong kế hoạch cũng như tránh những thiếu sót” - ThS Nguyên góp ý.

ThS Trần Vũ cũng góp ý Bộ GD&ĐT nên có những hoạt động truyền thông, tư vấn sâu và rộng hơn về các thao tác kỹ thuật để thí sinh và phụ huynh đỡ bỡ ngỡ, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Hơn nữa, việc để thời gian xác nhận nhập học và nhập học dài cũng khiến nhiều thí sinh chủ quan và phức tạp hóa các công tác tổ chức nhập học tại trường.

Tuyển sinh năm 2023 theo hướng đơn giản hóa

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, cho biết trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục. Trong đó có việc đánh giá hiệu quả từng phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Theo Pháp luật