Điểm giống nhau về nội dung của các văn bản nước ngoài

Nghị việnlà gì? Nguyên tắc và cách thức hoạt động của Nghị viện? So sánh các điểm giống và khác nhau giữa Quốc hội và Nghị viện?

Chính thể là cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau. Hiện nay trên thế giới có hai mô hình chính thể chủ yếu là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. 

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Nghị viện là gì?

Nghị viện hình thành từ nhu cầu tham chính của người dân, nhu cầu giới hạn quyền lực của vua chúa, nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, nhu cầu giới hạn quyền ngân sách của nhà cai trị.

Dù tồn tại ở hình thức nào thì Nghị viện các nước trên thế giới, nhìn chung có cùng bản chất và vai trò. Bản chất nổi bật của thiết chế Nghị viện là đại diện và dân chủ. Nghị viện do nhân dân bầu ra, theo hình thức phổ thông đầu phiếu và hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ, quyết định theo đa số. Vì đại diện cho ý chí của số đông trong xã hội nên Nghị viện được trao quyền lực và là cơ quan quyền lực nhà nước.

Vai trò của thiết chế này, về cơ bản, ở các quốc gia là giống nhau và bao gồm: vai trò cầu nối giữa nhà nước và công chúng; vai trò định hướng phát triển quốc gia; vai trò xây dựng nhà nước pháp quyền; vai trò giáo dục và định hướng dân chủ; vai trò bảo vệ bình đẳng xã hội; vai trò bảo đảm trách nhiệm giải trình của nhà nước; vai trò cân bằng lợi ích. Có thể thấy rằng, các vai trò trên không có sự khác nhau ở các chính thể nhà nước khác nhau, mô hình tổ chức Nghị viện khác nhau (một viện hay hai viện) hay chế độ chính trị khác nhau (nhất đảng, đa đảng).

Tuy nhiên, vai trò cân bằng lợi ích của Nghị viện được thể hiện tương đối rõ hơn ở các quốc gia có chế độ đa đảng và tổ chức Nghị viện theo mô hình hai viện. Bởi lẽ, một dự thảo luật bắt buộc phải được hai viện thông qua. Số ghế của các đảng phái được chia đều ở Nghị viện do đó mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các bên.

Phù hợp với bản chất và vai trò, Nghị viện có tính chất và các chức năng cơ bản là: Tính chất đại diện; Chức năng lập pháp; Chức năng giám sát; Chức năng về tài chính – ngân sách.

Nghị viện là một cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước, có quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra thực hiện chức năng chủ yếu là lập pháp, hoạt động theo chế độ dân chủ nguyên tắc đa số.

Nghị viện, hoặc gọi nghị hội, là một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do số lượng đại biểu nhất định trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp; các vị đại biểu này gọi là nghị sĩ, có thể thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sản sinh, cũng có thể là do nhà nước uỷ nhiệm. Nghị viện thường dùng để chỉ và gọi cơ quan lập pháp của nước dân chủ, bởi vì phần lớn nội dung công việc tiến hành của nó đến từ ý muốn của người dân, do đó cũng được gọi là “cơ quan dân ý“; tuy nhiên, nghị viện cấp bậc nhà nước, được gọi là nghị viện nhà nước, gọi tỉnh lược là “quốc hội”.

Nghị viện của nước dân chủ hiện đại thông thường đều lấy quốc hội Anh Quốc có lịch sử lâu dài nhất coi là khuôn mẫu, Vương quốc Liên hợp Anh và Bắc Ireland là một nước có thể chế quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện đầu tiên, thi hành chế độ lưỡng viện.

Xem thêm: Hoạt động giám sát của Quốc hội

Nghị viện tiếng Anh là Parliament/ Congress/ Parliamentary. 

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đa số lựa chọn tổ chức nghị viện dưới một trong hai mô hình đơn nhất hoặc lưỡng viện.

Mô hình đơn nhất là hình thức tổ chức nghị viện có duy nhất một viện, viện này thực hiện toàn quyền của Nghị viện theo quy định của Hiến pháp và hệ thống luật có liên quan.

Chế độ Nghị viện lưỡng viện là cơ cấu tổ chức của Nghị viện được chia thành hai viện thường là hạ nghị viện và thượng nghị viện. Hạ nghị viện hay còn gọi là viện dân cử là viện gồm những đại biểu được bầu ra theo tỷ lệ dân cư. Thượng nghị viện gồm các đại biểu được bầu ra đại diện cho các đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc tầng cấp quý tộc. Hai viện này cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nghị viện, có tác dụng kiểm soát lẫn nhau. Một dự thảo luật chỉ được thông qua khi cả hai viện này bỏ phiếu thông qua.Tùy theo quy định tại Hiến pháp mà cơ cấu tổ chức nghị viện của mỗi quốc gia khác nhau.

Các quốc gia đang tổ chức nghị viện theo mô hình đơn nhất có thể kể tới Hy Lạp, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bồ Đào Nha… Các nước chế độ lưỡng viện như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Italia, Đức..

2. Nguyên tắc và cách thức hoạt động của Nghị viện:

Nhìn chung, Nghị viện các nước trên thế giới hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, độc lập và quyết định theo đa số. Các nguyên tắc này được đề ra nhằm đảm bảo cho hoạt động của Nghị viện (với tính chất là cơ quan lập pháp, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của số đông trong xã hội) đạt được hiệu quả và các mục tiêu đề ra của việc xây dựng nhà nước.

Về cách thức hoạt động, đối với quy trình lập pháp, Nghị viện các nước trên thế giới nhìn chung đều trải qua các giai đoạn: trình sáng kiến lập pháp, xem xét dự án luật tại Ủy ban, xem xét dự án luật tại phiên họp toàn thể và ban hành, công bố luật. Mặc dù sáng kiến lập pháp được bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng những chủ thể có quyền trình các dự án luật ra trước Nghị viện để ban hành thành đạo luật lại bị hạn chế.

Đối với các quốc gia theo mô hình cộng hòa tổng thống, mà điển hình như Hoa Kỳ, với việc đề cao tính độc lập của lập pháp đối với hành pháp, thì sáng quyền lập pháp chỉ thuộc về nghị sĩ. Trong khi đó, một số nước khác như Trung Quốc, ngoài các nghị sĩ, sáng quyền lập pháp còn được trao cho các ủy ban phụ trách các lĩnh vực chuyên môn có tính chất đặc biệt. Xuất phát từ việc xem xét đến tính hiệu quả trong hoạt động lập pháp, Nghị viện một số nước ví dụ như Hàn Quốc còn đưa ra quy định: các kiến nghị xây dựng luật của nghị sĩ phải có được một số lượng nghị sĩ nhất định ủng hộ.

Đối với quy trình ngân sách, ở một mức độ tổng quát, quy trình ngân sách về cơ bản có các bước: (1) chuẩn bị dự án ngân sách; (2) thông qua ngân sách tại Nghị viện; (3) thi hành ngân sách. Nhìn chung, đối với các nước theo chính thể Tổng thống với nguyên tắc “kiềm chế và đối trọng” và một hệ thống ủy ban mạnh, Nghị viện có nhiều quyền lực hơn đối với việc sửa đổi dự án ngân sách so với Nghị viện các nước theo chính thể đại nghị. Mức độ ảnh hưởng của Nghị viện đối với dự luật ngân sách tùy thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: thẩm quyền mà nghị viện được giao và sức mạnh của hệ thống ủy ban của Nghị viện.

Đối với quy trình giám sát, hoạt động giám sát của Nghị viện các nước thường được tiến hành dưới hình thức: hỏi – đáp; chất vấn; điều tra của Ủy ban điều tra; điều trần tại Ủy ban của Nghị viện; xem xét tín nhiệm của Chính phủ; luận tội và những hình thức tương tự. Nghị viện các quốc gia thường lựa chọn cho mình nhiều hình thức trong các thủ tục trên để thực hiện chức năng giám sát của mình và nhìn chung, các cách thức này có phần tương đồng ở các quốc gia.

Đối với thủ tục xem xét tín nhiệm Chính phủ, ở những nước có Nghị viện hai viện, Thượng viện dù được trao một số quyền buộc tội Chính phủ chịu trách nhiệm giải trình nhưng không có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Đối với thủ tục luận tội và những hình thức tương tự, ở các nước lưỡng viện, việc luận tội các quan chức nhà nước thường được bắt đầu ở Hạ viện. Luận tội được thực hiện một cách triệt để nhất ở Mỹ, nơi Nghị viện được đánh giá là có thực quyền nhất so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, số lần luận tội được thực hiện cũng rất hạn chế cho thấy, mặc dù luận tội có nhiều ý nghĩa dân chủ nhưng ít khi được sử dụng trên thực tế.

3. So sánh điểm giống nhau giữa Quốc hội và Nghị viện:

*) Sự giống nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động:

– Đều là cơ quan đại diện tối cao của nhân dân, đều do dân bầu ra. Cả hai đều nắm quyền lập pháp và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mình do Hiến pháp quy định.

– Đều thành lập các ủy ban của Quốc hội hay Nghị viện nhắm giám sát các hoạt động của Chính phủ.

– Làm ra tất cả các luật cần thiết để cho Hiến pháp có hiệu lực Quốc hội hay Nghị viện quyết định quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế.

– Quốc hội hay Nghị viện quyết định vấn đề chiến tranh hay hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

– Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đại đa số.

*) Sự khác nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động:

– Theo Hiến pháp 2013 quy định :”Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, bãi bỏ các văn bản do Chủ tịch nước ban hành.

– Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ do nhân dân bầu ra, đồng thời Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật do Nghị viện ban hành.

Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất áp dụng cơ cấu một viện, chính vì thế nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo cơ cấu lưỡng viện nên dân chúng bầu ra thành viên của Hạ viện, còn thượng viện thì phân bổ theo số lượng từng bang – mỗi bang có hai thượng nghị sĩ.

Kết luận: Như vậy quốc hội hay nghị viện là cơ quan cao nhất của nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quyết định những vấn đề quan trọng của nước nhà. Việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề trên đây khiến cho nhận thức và hiểu biết đúng đắn hơn về tổ chức và hoạt động của cơ quan đứng đầu mỗi quốc gia.