Digital Planning là gì

Digital Marketing plan là một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể, rõ ràng, và là mắt xích vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp ứng dụng nền tảng tiếp thị kỹ thuật số. Nếu bạn vẫn chưa tường tận cách để làm một bản kế hoạch bài bản, thì hãy tham khảo ngay Các bước nghiên cứu và lập plan Digital Marketing mẫu ở bài viết dưới đây.

Digital Planning là gì
Các bước nghiên cứu và lập Digital marketing Plan

Thiết lập mục tiêu của Digital Marketing plan

Mục lục

  • Thiết lập mục tiêu của Digital Marketing plan
  • Nghiên cứu và phân tích thị trường
  • Xác định thông điệp truyền tải
  • Lên kế hoạch và lựa chọn công cụ truyền tải
  • Ngân sách và nguồn lực
  • Đo lường và đánh giá

Không riêng gì lập Digital Marketing plan, các công việc bạn muốn có kết quả đều cần thực hiện nghiêm túc và có mục tiêu rõ ràng. Đây là bước để xác định tham vọng, mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp để có thể phân bổ kinh phí và nguồn lực sao cho hợp lý nhất.

Thông thường để lập được mục tiêu chính xác, bạn nên tham khảo nguyên tắc SMART.

Nguyên tắc này gồm:

  • Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu của bạn đề ta cần có tính cụ thể và dễ hiểu. Đối với điểm này, bạn nên đặt ra mục tiêu với con số cụ thể, rõ ràng ví dụ như: Doanh nghiệp sẽ tăng lợi nhuận bao nhiêu, doanh thu đạt được là bao nhiêu, tăng bao nhiêu thị phần trong ngành,
  • Measurable (Tính đo lường): Mục tiêu của bạn đề ra cần phải đo lường được. Điểm này sẽ được thể hiện trên các con số như doanh thu theo ngày, theo tuần, theo tháng,
  • Attainable (Tính phù hợp): Mục tiêu của bạn đưa ra cần phù hợp với khả năng, thực lực và ngân sách của công ty.
  • Relevant (Mục đích chung): Mục tiêu của Digital Marketing plan đưa ra cần hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.
  • Time-bound (Thời gian cụ thể): Mục tiêu đưa ra cần có thời gian cụ thể để thực hiện. Lúc này bạn có thể chia mục tiêu lớn ra theo tháng, theo tuần để thực hiện.
Digital Planning là gì
Thiết lập mục tiêu của Digital marketing Plan mẫu

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Để nghiên cứu và phân tích thị trường bài bản sẽ rất tốn kém và cần các đơn vị có chuyên môn để làm. Bởi vậy, nếu nguồn lực chưa đủ, bạn có thể nghiên cứu thị trường tổng quát theo cách làm dưới đây.

Khách hàng

Nghiên cứu khách hàng là công việc không thể thiếu trong việc lập Digital Marketing plan. Phân tích khách hàng càng chính xác, càng chi tiết, thì bạn sẽ càng có nhiều dữ liệu và thông tin để khai thác.

  • Trước hết để tìm được chân dung khách hàng, bạn cần phân tích các yếu tố nhân khẩu học gồm: Giới tính, Tuổi, Vị trí địa lý, Nghề nghiệp, Thu nhập, Tình trạng hôn nhân,
  • Các yếu tố về lối sống khác: sở thích, hành vi, thói quen, nhận thức,
  • Các vấn đề về vị trí địa lý, vùng miền, các phong tục tập quán,
Digital Planning là gì
Nghiên cứu và phân tích thị trường trong Digital marketing plan

Đối thủ

Phân tích đối thủ là bước làm không thể thiếu trong plan Digital Marketing. Mặc dù để phân tích đối thủ, phân tích thị trường bài bản sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Song, bạn có thể tận dụng các kênh online để phân tích và đưa ra các dữ liệu mang tính chất tham khảo. Kết thúc quá trình này, bạn cần phải có lời giải cho những câu hỏi cơ bản sau:

  • Đối thủ của bạn là ai?
  • Tốc độ tăng trưởng của họ trong thời gian qua ra sao?
  • Họ chiếm thị phần thế nào trên thị trường?
  • Bạn học hỏi được gì từ các chiến dịch Digital Marketing thành công của đối thủ?

Sản phẩm

Digital Marketing plan sẽ đưa ra các phương án phục vụ cho việc kinh doanh và phát triển sản phẩm trên môi trường kỹ thuật số. Trong bất kỳ chiến dịch, hay mô hình kinh doanh nào, sản phẩm luôn là trung tâm, bạn cần phân tích được hết các ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm. Điều này sẽ là tài nguyên rất quý giá trong quá trình lên thông điệp truyền tải đến người dùng.

Digital Planning là gì
Nghiên cứu và phân tích sản phẩm

Xác định thông điệp truyền tải

Thông điệp truyền tải là trái tim của chiến dịch và là phần không thể thiếu trong Digital Marketing plan. Thông điệp là điểm hút và cũng là lời của doanh nghiệp muốn nói với khách hàng.

Digital Planning là gì
Xác định thông điệp truyền tải

Để có được thông điệp hay, ý nghĩa, tác động mạnh đến khách hàng, trước tiên bạn cần giải đáp được các câu hỏi như:

  • Sản phẩm của bạn giải quyết nhu cầu gì hay giúp ích được gì cho họ?
  • Vì sao họ nên tin tưởng và dùng sản phẩm của bạn?

Để làm được điều này, bạn cần có quá trình nghiên cứu và hiểu khách hàng của mình.

  • Trước tiên, bạn cần hiểu các vấn đề, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Sau đó là đi sâu, tìm hiểu những trăn trở, lo lắng, rào cản của họ khi tìm giải pháp.
  • Việc làm thứ hai là bạn cần tạo sự tin tưởng cho khách hàng qua thông điệp của mình. Dù việc này cần nhiều thời gian và chất xám, tuy nhiên, khi bạn đưa ra thông điệp mang nhiều giá trị cảm xúc, thì khách hàng sẽ nhớ đến bạn và thương hiệu của bạn lâu hơn. Những thông điệp giá trị luôn khiến khách hàng đến gần hơn và có cảm nhận tốt hơn về thương hiệu.
  • Thứ ba, thông điệp của bạn cần đề cao tính cô đọng và rõ ràng. Tính cô đọng của thông điệp sẽ được hình thành qua quá trình gọt dũa câu từ, để đảm bảo mọi người nghe đều hiểu. Tính rõ ràng của thông điệp được thể hiện qua câu từ súc tích, ngắn gọn, đề cao tính dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lan truyền.
  • Cuối cùng, thông điệp của bạn cần được hình ảnh hóa. Ngoài câu chữ, để khách hàng nhớ đến, và nói về bạn nhiều hơn, bạn cần đa dạng hình thức nội dung như: video, hình ảnh, âm thanh, ebook, hoặc tổ chức các chương trình, event sự kiện để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

Tìm hiểu thêm về: Học Digital Marketing ở đâu? Gợi ý một số địa chỉ học uy tín

Lên kế hoạch và lựa chọn công cụ truyền tải

Khi đã có những mục tiêu, đã nghiên cứu đối thủ, tìm ra điểm mạnh yếu của sản phẩm, và các điểm chạm với khách hàng. Đến bước này, bạn cần lựa chọn công cụ truyền tải. Công cụ truyền tải trên các nền tảng. Theo các đánh giá của nhiều trang thông tin uy tín thì: Google, Facebook, Tik Tok, Youtube, Email là những nền tảng có lượng người dùng Việt đông đảo nhất.

Digital Planning là gì
Lên kế hoạch và lựa chọn công cụ truyền tải

Google

Với nền tảng Google, bạn có thể thực hiện cùng lúc hay hình thức là SEO và Google Ads. Nền tảng tìm kiếm khổng lồ này gần như không thể vắng mặt trong Digital Marketing plan của bất cứ doanh nghiệp nào.

Đối với hình thức SEO, bạn sẽ sử dụng các kỹ thuật để tối ưu hóa trang web của doanh nghiệp trên nền tảng tìm kiếm. Cách thức này sẽ giúp doanh nghiệp có thứ hạng cao hơn trên kết quả của Google. Hình thức SEO là thứ hạng của bạn càng cao sẽ càng mang lại lượng traffic tự nhiên càng lớn. Lượng traffic này được đánh giá là có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Song, bạn cần đầu tư nhiều về nguồn lực nội dung và thời gian.

Hình thức Google Ads là hình thức mua vị trí quảng cáo của Google. Các này sẽ giúp website của bạn rất nhanh lên top tìm kiếm. Song bạn sẽ tốn chi phí khi có người dùng ghé thăm website.

Facebook

Facebook hiện vẫn đang là mạng xã hội với người dùng đông đảo nhất cả ở thế giới và Việt Nam. Bởi vậy, đây kênh này không thể thiếu trong các chiến dịch quảng cáo và kế hoạch Digital Marketing. Với sự hỗ trợ của các thuật toán thông minh được cập nhật liên tục. Khi làm tốt các nghiên cứu về khách hàng, đồng thời, bạn có thông điệp chuẩn xác, tác động mạnh đến khách hàng tiềm năng. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng Facebook tương tác và sẽ được lan truyền rất nhanh.

TikTok

TikTok là nền tảng video ngắn rất tiềm năng. Kênh này đang được nhiều nhãn hàng khai thác và có được lượng traffic rất lớn. Đồng thời TikTok cũng đang già hóa người dùng. Bởi vậy, kênh này sẽ là mắt xích không thể thiếu khi làm thương hiệu và không thể bỏ sót trong các Digital Marketing plan của doanh nghiệp.

Youtube

Youtube là kênh video lớn nhất hiện nay. Khác với TikTok làm video ngắn, Youtube là một kênh video tầm trung và dài rất uy tín phục vụ cho phim ảnh, làm thương hiệu và chạy các chiến dịch quảng cáo. Bởi vậy, đây cũng là kênh bạn không thể bỏ qua trong kế hoạch Digital Marketing plan của doanh nghiệp.

Email

Email Marketing là hình thức sử dụng thư điện tử phục vụ cho mục đích tiếp thị. Dù kênh này không được sử dụng nhiều ở Việt Nam, song, đây là kênh không thể bỏ qua với các doanh nghiệp lớn. Email vẫn là kênh có lượng lớn doanh nghiệp và cá nhân sử dụng hàng ngày phục vụ công việc nên sẽ là điểm nối quan trọng trong Digital Marketing plan. Kênh này được xem là một trong những kênh chăm sóc khách hàng miễn phí nhưng đem lại hiệu quả rất cao.

Ngân sách và nguồn lực

Ngân sách

Đối với công ty nhỏ, để thực hiện một kế hoạch Digital Marketing, ngân sách tối thiểu cần là từ 30-50 triệu. Chúng bao gồm cả xây dựng duy trì hệ thống và quảng cáo mỗi tháng. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp lớn sẽ chi phí nhiều hơn. Song, ngân sách lớn hay nhỏ sẽ còn phần lớn phụ thuộc vào định hướng, quy mô và mục tiêu doanh số của doanh nghiệp.

Digital Planning là gì
Vận hành ngân sách và nguồn lực doanh nghiệp

Nguồn nhân lực

Để vận hành và thực hiện kế hoạch Digital Marketing doanh nghiệp cần một nguồn lực nhân sự nhất định. Việc phân bổ nhân sự cho công việc là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và tiến độ của các chiến dịch và kế hoạch Digital Marketing.

Đo lường và đánh giá

Đo lường và đánh giá là một trong những bước không thể bỏ sót trong kế hoạch Digital Marketing. Chu kỳ đánh giá sẽ tùy thuộc vào quy định của doanh nghiệp, có thể 1 tháng, 3 hoặc 6 tháng. Quá trình này sẽ phân tích về những điểm yếu và mạnh, được và mất từ các chiến dịch để mọi người cùng đánh giá, rút kinh nghiệm và có những cách làm, hướng đi mới.

Digital Planning là gì
Đo lường và đánh giá Digital marketing Plan mẫu

Hy vọng qua bài chia sẻ của chúng tôi về Các bước nghiên cứu và lập Digital Marketing Plan. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu và tự hoàn chỉnh được bản kế hoạch của mình. Nếu có câu hỏi, hay cần tư vấn thêm về các khóa học để trang bị kiến thức về Digital Marketing, các bạn liên hệ ngay với FPT Skillking qua website: https://skillking.fpt.edu.vn/ để được hỗ trợ tốt nhất.