Định mức hải quan tiếng Anh là gì

Trang chủ » Thủ tục Hải quan » Kiến thức xuất nhập khẩu » Định mức nguyên vật liệu (Bill of Materials – BOM) là gì?


Định mức nguyên vật liệu (tiếng Anh: Bill of Materials – BOM) là một danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bạn đang xem: Định mức sản xuất tiếng anh là gì


Định mức nguyên vật liệu

Định mức nguyên vật liệu hay Hóa đơn nguyên vật liệu trong tiếng Anh gọi là: Bill of Materials – BOM.

Định mức nguyên vật liệu (BOM) là một danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Một hóa đơn nguyên vật liệu thường xuất hiện theo định dạng phân cấp, với mức cao nhất hiển thị thành phẩm và cấp dưới hiển thị các thành phần và vật liệu riêng lẻ. (Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Một BOM có thể được sử dụng để liên lạc giữa các đối tác sản xuất hoặc giới hạn trong một nhà máy sản xuất.

Một hóa đơn nguyên vật liệu thường được gắn với một đơn đặt hàng sản xuất mà việc phát hành có thể tạo ra các đặt chỗ cho các thành phần trong hóa đơn vật liệu có trong kho và các yêu cầu cho các thành phần không có trong kho.

Có nhiều loại hóa đơn vật liệu khác nhau dành riêng cho kĩ thuật được sử dụng trong quá trình thiết kế; chúng cũng đặc trưng cho việc sản xuất được sử dụng trong quá trình lắp ráp.

Xem thêm: Cách Tính Điểm Thi Vào Lớp 10 Ở Đà Nẵng Năm 2020, Tuyển Sinh Lớp 10 Năm Học 2021

Một BOM có thể định nghĩa các sản phẩm khi chúng được thiết kế (Engineer Bill of Materials), khi chúng được đặt hàng (sales bill of materials), khi chúng được xây dựng (manufacturing bill of materials) hoặc khi chúng được duy trì (service bill of materials).

Các loại BOM khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và mục đích sử dụng mà chúng dự định sử dụng. Trong các ngành công nghiệp chế biến, BOM còn được gọi là công thức , công thức hoặc danh sách thành phần.

Cụm từ ” Định mức nguyên vật liệu” (hoặc “BOM”) thường được các kĩ sư sử dụng như một tính từ để chỉ không phải là hóa đơn, mà là cấu hình sản xuất hiện tại của sản phẩm, để phân biệt với các phiên bản được sửa đổi hoặc cải tiến đang nghiên cứu hoặc trong thử nghiệm.

Manufacturing BOM (mBOM) được sử dụng khi một doanh nghiệp cần hiển thị tất cả các bộ phận và lắp ráp cần thiết để xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh.Engineering Bill of Materials (eBOM)BOM kĩ thuật (eBOM) được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm và thường dựa trên các công cụ Thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) hoặc Tự động hóa thiết kế điện tử (EDA).Tài liệu thường liệt kê các vật phẩm, bộ phận, thành phần, phụ và lắp ráp trong sản phẩm theo thiết kế của nhóm kĩ thuật, thường theo mối quan hệ của chúng với sản phẩm mẹ như được thể hiện trong bản vẽ lắp ráp của nó. Và không có gì lạ khi có nhiều hơn một eBOM được liên kết với một sản phẩm hoàn chỉnh.Production BOMMột BOM sản phẩm thường đóng vai trò là nền tảng cho một đơn đặt hàng sản xuất. Nó liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp (thành phần được lắp ráp riêng nhưng lại là một bộ phận lắp ráp cho mộ sản phẩm lớn hơn) cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh, cũng như giá cả, mô tả, số lượng và các đơn vị đo lường liên quan.Trong quá trình sản xuất, các thành phần vật lí có thể được chuyển đổi thành các sản phẩm hoàn chỉnh thực tế. Với hệ thống BOM hoàn toàn tự động, nhu cầu thành phần, chi phí và tính sẵn có của nguyên liệu có thể được tự động thêm vào đơn đặt hàng làm việc, do đó đảm bảo rằng nguyên liệu thô được phân bổ hợp lí cho sản phẩm.

(Tài liệu tham khảo: Vietnam Logistics and Aviation School)

Xuất nhập khẩu là một ngành mở, cần phải sử dụng thuật ngữ rất nhiều. Đây là 15 thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong xuất nhập khẩu.

15 thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong xuất nhập khẩu.

1. Agency Agreement – Hợp đồng đại lý

Là một hợp đồng trong đó người ủy thác ủy nhiệm cho người đại lý thay mặt mình. Nhằm thực hiện một số công việc chỉ định và bằng dịch vụ đó người đại lý nhận được một số tiền thù lao gọi là hoa hồng đại lý.

2. Giấy báo gửi hàng

Sau khi giao hàng xuống tàu chở đi, người gửi hàng/ người bán hàng thông báo cho người nhận hàng/ người mua hàng biết tình hình hàng hóa đã được gửi đi và những chi tiết có liên quan. Trong mua bán xuất nhập khẩu, thông báo kịp thời việc giữ hàng là trách nhiệm của người bán hàng.

3. Bonded Warehouse or Bonded Store – Kho ngoại quan

Là kho của hải quan hoặc của tư nhân đặt dưới sự giám sát của hải quan. Và được dùng để tạm chứa hàng chưa làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Tại các kho này, chủ hàng có thể sửa chữa, đóng gói và phân chia lại hàng hóa dưới sự giám sát của hải quan.

THAM KHẢO: KHÓA HỌC LOGISTICS DOCUMENTS AND PROCEDURES FUNDAM

4. CFS Warehouse (Container Freight Station) – Kho hàng lẻ

Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào container xuất khẩu bằng đường biển. Hoặc khai thác container nhập khẩu vào kho này để khách hàng nhận hàng sau khi hòan tất thủ tục hải quan.

5. Bulk cargo – Hàng rời

Dùng để chỉ những hàng không đóng bao được chuyên chở dưới dạng rời còn gọi là chở xá (carriage in bulk) như: than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón, xi măng,…

6. Carrier

a. Người chuyên chở – người vận tải

Là một bên ký kết hợp đồng chuyên chở với một người gửi hàng. Họ có thể là người chủ tàu (Owner of vessel) hoặc người thuê tàu (Charterer). Họ có thể là người chuyên chở công cộng (Common carrier), kinh doanh dịch vụ chở thuê cho mọi chủ hàng hoặc là người thầu chuyên chở (Contracting carrier) trong vận chuyển đi suốt và vận tải đa phương thức.

b. Tàu vận chuyển

Là bất kỳ loại tàu nào dùng vào việc chuyên chở hàng hóa đường biển.

7. Clean on board Bill of Lading: Vận đơn sạch, hàng đã xuống tàu

Vận đơn đường biển được đại diện người chuyên chở hoặc thuyền trưởng ký phát cho người gửi hàng với thuật ngữ: “sạch, hàng đã xuống tàu” (Clean, on board or shipped). Có nghĩa là người chuyên chở xác nhận hàng đã được xếp xuống tàu trong tình trạng bên ngoài tốt. Trong mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu, người mua luôn luôn yêu cầu quy định rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương và thư tín dụng người bán phải xuất trình “Vận đơn sạch, hàng đã xuống tàu”. Trong đó không có ghi chú xấu nào về hàng đã giao thì mới được xem là một trong những chứng từ có giá trị thanh toán.

8. Closing date or Closing time: Ngày hết hạn nhận chở (hàng)

Trong chuyên chở bằng tàu biển, hãng tàu công bố ngày chấm dứt việc nhận chở hàng cho từng chuyến đi cụ thể. Nếu quá kỳ hạn nhận chuyên chở, người thuê tàu có thể gửi hàng vào chuyến đi kế tiếp.

9. Combined transport or multimodal transport: Vận tải phối hợp hay vận tải đa phương thức.

Là hình thức vận tải dây chuyền suốt từ nơi gửi hàng đến đích cuối cùng. Có ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia. Việc chuyển tải, lưu kho dọc đường, thực hiện thủ tục hành chính/hải quan đều do một người chuyên chở ký hợp đồng vận tải đảm trách thay cho chủ hàng.

10. Consignee – Người nhận hàng

Là người có tên ghi tại mục “người nhận hàng” của vận đơn đường biển. Tùy theo cách ghi tên tại mục “người nhận hàng” mà vận đơn ấy được xếp vào loại vận đơn chỉ định đích danh (straight bill of lading). Hoặc vận đơn theo lệnh (To order bill of lading). Theo tập quán thanh toán quốc tế, nếu tại mục này không ghi tên người nhận hàng mà chỉ ghi “Theo lệnh” (To order) thì vận đơn ấy thuộc loại vận đơn theo lệnh người gửi hàng.

11. Consolidation or Groupage – Việc gom hàng

Trong chuyên chở bằng container, khi một lô hàng không đủ số lượng để thuê trọn container thì chủ hàng có thể gửi lẻ bằng cách ký hợp đồng vận tải hàng lẻ với người gom hàng (Consolidation) để chở hàng. Người gom hàng sẽ tập hợp, chỉnh đốn và sắp xếp hợp lý cho lô hàng lẻ thành những lô hàng đủ số lượng để sử dụng cách vận chuyển trọn container (Full container load). Dịch vụ này được thực hiện bởi những công ty giao nhận.

12. Container Yard – Nơi tiếp nhận là lưu trữ container

Là bộ phận quan trọng của khu cảng container. Diện tích bãi rộng thoáng, nền bãi chắc chắn để chất xếp được 5-6 tầng container. Bãi có thể bố trí phân chi thành: khu vực container chuẩn bị bốc xuống tàu, khu vực tiếp nhận container từ tàu, khu vực dành chứa container rỗng,.. Trong chuyên chở container, người ta thường dùng thuật ngữ ngắn gọn: “Bãi container – Container Yard) để chỉ phạm vi vận chuyển và trách nhiệm của người chuyên chở là từ bãi container gửi hàng đến bãi container hàng đến (CY-CY).

13. Customs Clearance – Việc thông quan

Là việc hoàn thành các thủ tục do Hải quan quy định để được cấp phép cho hàng nhập vào hoặc xuất ra của một nước.

14. Delivery Order – Lệnh giao hàng

Chứng từ mà người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở ký cấp cho chủ hàng để làm bằng chứng đến nhận hàng tại bãi container hay kho cảng. Muốn nhận được lệnh giao hàng, người nhận hàng phải xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ cho người chuyên chở hoặc đại diện của họ.

15. Demurrage – Bốc/dỡ chậm

Tiền phạt bốc/dỡ chậm (Demurrage charge). Khi người thuê tàu không hoàn thành việc bốc/dỡ hàng đúng theo thời gian bốc/dỡ quy định trong hợp đồng thuê tàu đã ký, thì chủ tàu có quyền đòi tiền đền bù về những khoảng thời gian vượt quá giới hạn thỏa thuận. Trừ khi nguyên nhân nằm ngoài phạm vi kiểm soát của người thuê tàu và đã được nêu rõ trong hợp đồng thuê tàu.

Theo Vietnam IBC

Video liên quan

Chủ đề