Đối với người sử dụng chức năng cơ bản của máy tính số là

  1. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột

  2. HDD, CD-ROM Drive, FDD, Bàn phím

  3. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in

  4. Màn hình, CPU, RAM, Main

  1. Điện thoại thông minh (Smartphone) là gì?

  1. Hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

  2. Bền hơn so với điện thoại di động khác

  3. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

  4. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi

  1. Trong máy tính, PC là viết tắt của từ nào?

  1. Performance Computer

  2. Personnal Computer

  3. Personal Computer

  4. Printing Computer

  1. Phần cứng máy tính là gì?

  1. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

  2. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

  3. Các bộ phận cụ thể của máy tính về mặt vật lý như màn hình, chuột, bàn phím,…

  4. Cả 3 phương án đều sai

  1. Bộ nhớ tạm thời

  2. Bộ nhớ đọc, ghi

  3. Bộ nhớ chỉ đọc

  4. Bộ nhớ ngoài

  1. MB (Megabyte) là đơn vị đo gì?

  1. Đo tốc độ mạng

  2. Đo tốc độ của nguồn máy tính

  3. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng

  4. Độ phân giải màn hình

  1. Phát biểu nào là đúng khi nói đến CPU?

  1. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

  2. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng

  3. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình

  4. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý

  1. Đơn vị tính nhỏ nhất của máy tính là gì?

  1. Byte

  2. Megabyte

  3. Bit

  4. Terabyte

  1. 2 bit

  2. 10 bit

  3. 8 bit

  4. 16 bit

  1. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

  1. Lưu trữ dữ liệu

  2. Nhập dữ liệu

  3. Xử lý dữ liệu

  4. Xuất dữ liệu

  1. Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ-320GB-4.00GB, con số 4.00GB chỉ điều gì?

  1. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý

  2. Chỉ dung lượng của đĩa cứng

  3. Chỉ dung luojng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

  4. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM

  1. Thành phần nào của máy tính có thể ngăn máy tính khởi động, nếu nó bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách?

  1. Chuột

  2. Bàn phím

  3. Ổ đĩa cứng

  4. Máy in

  1. Nhóm nào sau đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại?

  1. Đĩa cứng trong, máy in, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  2. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, USB, thẻ nhớ, máy scan, ổ nhớ di động

  3. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  4. Máy in, máy scan, màn hình, loa

  1. Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Loa

  4. Màn hình

  1. Các thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính?

  1. Bộ nguồn

  2. Bộ nhớ RAM

  3. Ổ đĩa mềm

  4. Màn hình

  1. Các thành phần cơ bản của 1 máy tính?

  1. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

  2. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu

  3. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu

  4. Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

  1. Máy in và máy quét, thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Cả hai

  4. Không cái nào

  1. Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?

  1. Thiết bị xuất

  2. Thiết bị nhập

  3. Khối xử lý

  4. Các thiết bị lưu trữ

  1. Thiết bị xuất để đưa ra kết quả xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất thông dụng hiện nay là?

  1. Màn hình, ổ cứng

  2. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

  3. Máy in, ổ mềm

  4. Màn hình, ổ mềm

  1. Phần mềm công cộng là gì?

  1. Là phần mềm có tính phí và bạn có thể chia sẻ cho những người khác mà không mất phí

  2. Là phần mềm không có bản quyền, bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà không bị hạn chế

  3. Là phần mềm dùng thử bị hạn chế về thời gian sử dụng và các tính năng sử dụng

  4. Là phần mềm có bản quyền và được thay đổi bới bất cứ ai

*** Lưu ý: Những câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo.

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

TRUNG TÂM TIN HỌC ĐH KHTN

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Người khởi tạo Bạch Tú Trinh
  • Ngày gửi 7/1/22

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chức năng cơ bản của máy tính là gì?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về Máy vi tính là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Chức năng cơ bản của máy tính là gì?

A. Lưu trữ dữ liệu, Chạy chương trình, Nối ghép với TBNV, Truy nhập bộ nhớ.

B. Trao đổi dữ liệu, Điều khiển, Thực hiện lệnh, Xử lý dữ liệu.

C. Lưu trữ dữ liệu, Xử lý dữ liệu, Trao đổi dữ liệu, Điều khiển.

D. Điều khiển, Lưu trữ dữ liệu, Thực hiện phép toán, Kết nối Internet.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Lưu trữ dữ liệu, Xử lý dữ liệu, Trao đổi dữ liệu, Điều khiển.

Chức năng cơ bản của máy tính là lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, trao đổi dữ liệu, điều khiển.

Kiến thức tham khảo về máy vi tính.

1. Khái quát sơ qua về máy vi tính

- Mộtmáy vi tính(microcomputer) là mộtmáy tínhtương đối rẻ tiền và nhỏ với mộtbộ vi xử lýđóng vai tròđơn vị xử lý trung tâm(CPU).Nó bao gồm một bộ vi xử lý, bộ nhớ và mạch đầu vào/đầu ra (I/O) tối thiểu được gắn trên mộtbảng mạch inđơn (PCB).Máy vi tính trở nên phổ biến vào những năm 1970 và 1980 với sự ra đời của các bộ vi xử lý ngày càng mạnh mẽ. Tiền thân của các máy tính này là cácmáy tính lớnvàmáy tính mini, vốn tương đối lớn hơn và đắt tiền hơn (mặc dù các máy tính lớn thực sự ngày nay như máyIBM System zsử dụng một hoặc nhiều bộ vi xử lý tùy chỉnh làm CPU của chúng). Nhiều máy vi tính (khi được trang bịbàn phímvàmàn hìnhcho đầu vào và đầu ra) cũng làmáy tính cá nhân(theo nghĩa chung).

2. Cấu tạo của máy vi tính

- CPU(Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm)

+ CPU có trách nhiệm xử lý hầu hết dữ liệu/tác vụ của máy tính, thêm vào đó bộ xử lý trung tâm còn là trung tâm điều khiển thiết bị đầu vào (chuột, bàn phím) và thiết bị đầu ra (màn hình, máy in).

- Bo mạch chủ (mainboard/motherboard):

+ Bo mạch chủ là bảng mạch chính và lớn nhất trong cấu trúc máy tính, nó đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Việc kết nối và điều khiển thông thường là do các chip cầu Bắc và cầu Nam, chúng là trung tâm điều phối các hoạt động của máy vi tính.

- Bộ nhớ RAM (Random Access Memory)

+ RAM làbộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (thuật ngữ này tiếng Việt dịch ra khá sai – vì truy cập không hề có sự ngẫu nhiên nào), tạo thành một không gian nhớ tạm để máy vi tính hoạt động. Tuy gọi là bộ nhớnhưng khitắt máy vi tính thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy lưu trên đó.

- Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD)

+ Ổ đĩa cứng (còn gọi là ổ cứng) là bộ nhớ lưu trữ chính của máy vi tính, các thành quả của một quá trình làm việc được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.

- Ổ đĩa quang (CD, DVD)

+ Ổ đĩa quang là thiết bị dùng để đọc đĩa CD hay DVD bằng ánh sáng laser (thường mắt người không nhìn thấy được ánh sáng này), nguyên lý của ổ đĩa quang là chiếu laser chiếu vào bề mặt đĩa để ánh sáng phản xạ lạivàođầu thu rồi giải mã thành tín hiệu.

- Card đồ hoạ (Video Graphic Array, Graphic card)

+ Card đồ họa là thiết bịchịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính.

- Card âm thanh (Audio card)

+ Card âm thanh là thiết bị mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm, nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác (loa)

- Card mạng (Network card):

+ Card mạng là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính.Khi sở hữu máy tính, ắt hẳn bạn sẽ muốn dùng nó để kết nối Internet và điều đó có nghĩa là bạn muốn máy tính của mình sở hữu một card mạng.

- Màn hình máy tính (Monitor)

+ Monitor là thiết bị gắn liền với máy tính, mục đích chính là hiển thị và là cổng giao tiếp giữa con người và máy tính.Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời.

- Bàn phím (Keyboard)

+ Bàn phím máy tính là thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính

- Chuột (Mouse)

+ Chuột là thiết bị phục vụ điều khiển, ra lệnh và giao tiếp con người với máy tính.Để sử dụng chuột máy tính, nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.

- Thùng máy (Case):

+ Thùng máy tính thường là một hộp kim loại dùng chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh.

- Quạt tản nhiệt

+ Sự phát nhiệt trong thiết bị máy tính là điều bắt buộc và không mong muốn. Khi nhiệt độ tăng lên đến giới hạn nhất định, các thiết bị này hoạt động không ổn định, có thể dẫn đến làm dừng hệ thống (treo máy) hoặc hư hỏng.

3. Chức năng của máy vi tính

* Máy tính có thể thực hiện 4 chức năng cơ bản:

- Xử lý dữ liệu:Dữ liệu có thể có rất nhiều dạng, phạm vi xử lý cũng rất rộng.

- Lưu trữ dữ liệu:máy tính có khả năng lưu trữ dữ liệu. Ngay khi đang xử lý dữ liệu, máy tính cần lưu trữ tạm thời, do vậy ít nhất cần có chức năng lưu trữ ngắn hạn (trên RAM). Chức năng lưu trữ dài hạn cũng có tầm quan trọng tươngđương (trên HDD/SSD).

-Di chuyển dữ liệu:máy tính khả năng di chuyển dữ liệu trong mạng nội bộ hoặc qua mạng Internet. Khả năng được thể hiện thông qua di chuyển dữ liệu giữa máy tính với các thiết bị nối kết trực tiếp hay từ xa.

+ Tiến trình nhập xuất dữ liệu:thực hiện di chuyển dữ liệu trong cự ly ngắn giữa máy tính và thiết bị nối kết trực tiếp.

+ Tiến trình truyền dữ liệu:thực hiện di chuyển dữ liệu khoảng cách xa giữa máy tính và thiết bị nối kết từ xa.

- Điều khiển:bên trong máy tính,đơn vịđiều khiển có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên, điều phối sự vận hành của các thành phần chức năng phù hợp với yêu cầu nhậnđược từ người sử dụng. Tương ứng với các chức năng nói trên, có 3 loại hoạtđộng có thể xảy ra gồm:

+ Máy tínhđược dùng như một thiết bị di chuyển dữ liệu, có nhiệm vụđơn giản là chuyển dữ liệu từ bộ phận ngoại vi haynày sang bộ phận ngoại vi khác.

+ Máy tínhđược dùngđể lưu trữ dữ liệu, với dữ liệuđược chuyển từ môi trường ngoài vào lưu trữ trong máy (quá trìnhđọc dữ liệu) và ngược lại (quá trình ghi dữ liệu)

+ Máy tínhđược dùngđể xử lý dữ liệu thông qua các thao tác trên dữ liệu lưu trữ hoặc kết hợp giữa việc lưu trữ và liên lạc với môi trường bên ngoài.