Đòn bẩy ngân hàng là gì

Trong kinh doanh, Đòn bẩy tài chính là gì không phải ai cũng biết. Hầu hết đòn bẩy tài chính được sử dụng nhiều bởi doanh nghiệp hoặc những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, bạn vẫn có thể học cách tính đòn bẩy tài chính và sử dụng nó một cách hiệu quả thông qua bài viết này.

Tất tần tật về đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ thường được sử dụng thường xuyên trong kinh doanh. Tuy nhiên, người ta thường coi đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi; một là tận dụng thành công; hai là lao vào nợ nần, thậm chí là phá sản.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Về lý thuyết đòn bẩy tài chính là việc sử dụng nguồn vốn đi vay để mang đi đầu tư. Còn theo kinh tế học, đòn bẩy tài chính doanh nghiệp là thước đo khoản vốn đi vay của một doanh nghiệp trong tổng số vốn của doanh nghiệp đó nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần.

Đòn bẩy ngân hàng là gì

Đòn bẩy tài chính tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, đòn bẩy tài chính là Financial Leverage. Ngoài ra, còn một số từ ngữ trong đầu tư kinh doanh như:

Business: Kinh doanh.

Customer: khách hàng.

Bất động sản: Real Estate hoặc Real property

Launch: Tung ra sản phẩm.

Commission: tiền hoa hồng

Foreign currency: ngoại tệ

Subsidise: phụ cấp

Transaction: Giao dịch.

Compensate: đền bù, bồi thường

Cooperation: hợp tác.

Bankrupt bust: vỡ nợ, phá sản

Settle : thanh toán

Tax : thuế

Stock : vốn

Foreign currency: ngoại tệ

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính là gì?

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính hay chỉ số đòn bẩy tài chính là những con số thể hiện mức độ đo lường một giá trị của từng đối tượng cụ thể.

Những chỉ số này bao gồm: Chỉ số D/A, chỉ số D/C, chỉ số D/E, chỉ số EBIT/Chi phí lãi vay, …

Đòn bẩy kinh tế là gì?

Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động. Loại đòn bẩy này thể hiện mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi.

Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính?

Hầu hết các doanh nghiệp đều tận dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư. Bởi lẽ đây là hình thức đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh mà không lo thiếu hụt về nguồn vốn; họ bắt buộc phải sử dụng nợ vay tại ngân hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải trả lãi suất hàng năm cho ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền mà doanh nghiệp thu về phải lớn hơn nhiều lần số lãi suất đó. Bởi vậy rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tốt mặc dù số vốn ban đầu không nhiều.

Đòn bẩy ngân hàng là gì

Ngoài ra đòn bẩy tài chính hỗ trợ doanh nghiệp tăng lợi nhuận sau thuế; đồng thời là công cụ để giảm thuế cho doanh nghiệp. Việc giảm thuế sẽ giúp lợi nhuận được duy trì và gia tăng một cách đáng kể!

Đòn bẩy tài chính là gì trong chứng khoán?

Đòn bẩy tài chính Margin là gì?

Trong chứng khoán, đòn bẩy tài chính là việc sử dụng tiền đi vay để làm gia tăng nguồn lợi nhuận tiềm năng. Ưu điểm của đòn bẩy margin là nếu nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường một cách chính xác và mua cổ phiếu đúng thì nguồn lợi nhuận thu về là cực lớn. Tuy nhiên, nếu sai thì rất dễ bị phá sản, thậm chí là vỡ nợ.

Xem thêm: Margin trong chứng khoán là gì? Cách sử dụng Margin tối ưu nhất!

Chỉ số đòn bẩy tài chính trong chứng khoán

Tỷ lệ chứng khoán thường được áp dụng là 30%. Nếu chứng khoán giảm, tiền ký quỹ giảm dưới 30% thì công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền.

Ví dụ: Công ty chứng khoán đưa ra tỷ lệ ký quỹ là 55%, Margin Call là 30%. Khi bạn có 50 triệu VNĐ và mua loại chứng khoán đó là 100 triệu VNĐ. Như vậy bạn sẽ phải vay công ty chứng khoán 50 triệu VNĐ. Tỷ lệ ký quỹ thực tế sẽ là 50/100 = 50%.

Trong trường hợp loại chứng khoán đó bị giảm 60%, ta có công thức:

60% x100 triệu = 60 triệu VNĐ. (Tổng giá trị chứng khoán còn lại).

Lúc này, tiền của bạn sẽ là 60 triệu – 50 triệu = 10 triệu VNĐ. Tỷ lệ ký quỹ là 10/ 60 = 16.6667%

Khi đó bên công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền để đảm bảo quỹ thực tế đạt mức 30%.

Đòn bẩy tài chính là gì trong bất động sản?

Trong thị trường bất động sản, chúng ta gần như chưa thấy một doanh nhân hay doanh nghiệp nào mà chưa từng sử dụng đòn bẩy tài chính. Hình thức đòn bẩy tài chính trong bất động sản thực chất là hành động vay tiền ngân hàng hoặc thế chấp chính bất động sản đó để lấy tiền đi đầu tư. Đây là hình thức vay dài hạn có khi lên tới 35 năm tùy vào quy định của từng ngân hàng.

Đòn bẩy ngân hàng là gì

Hình thức này sẽ làm giảm áp lực về dòng tiền cho nhà đầu tư. Thực tế thì đã có rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp thành công và trở lên giàu có nhờ đòn bẩy tài chính.

Cách tính đòn bẩy tài chính

Công thức đòn bẩy tài chính là gì?

Ta có thể hiểu đơn giản thế này:

Đòn bẩy ngân hàng là gì

Trong đó:

EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.

Sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả, ta có công thức mới:

Đòn bẩy ngân hàng là gì

Trong đó:

I: Lãi vay phải trả

F: Chi phí cố định kinh doanh không bao gồm lãi vay

v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm

p: Giá bán sản phẩm

Q: Chỉ số sản phẩm bán ra

Ví dụ về đòn bẩy tài chính

Để hiểu hơn về đòn bẩy tài chính là gì, ta đi vào giải quyết một bài tập về đòn bẩy tài chính như sau:

Một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có tên là A. Số vốn ban đầu là 200 triệu VNĐ. Trong đó 100 triệu VNĐ là đi vay lãi suất 10%. Dự kiến số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ là 15000 sản phâm, giá mỗi sản phẩm là 50.000 VNĐ. Chi phí biến đổi mỗi sản phẩm tương đương 15.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 30 triệu VNĐ. Vậy, đòn bẩy tài chính sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tài chính của doanh nghiệp.

Công thức tính đòn bẩy như sau:

I = 100 triệu x 10% = 10 triệu VNĐ (10.000.000 VNĐ)

F = 30 triệu VNĐ

V = 15 ngàn VNĐ

P = 50 ngàn VNĐ

Q = 15000 sản phẩm

Vậy, EBIT = 15000 x (50.000 – 15.000) – 30.000.000 = 5.000.000 VNĐ.

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính

Giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiêp phải có nhiều yếu tố quan trọng.

Nên có chiến lược, định hướng rõ ràng trong đầu tư, tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng ngưng đọng vốn, không thu được lãi suất.

Đòn bẩy ngân hàng là gì

Khi vay vốn ngân hàng, nên chọn ngân hàng uy tín để lãi suất luôn ổn định. Tránh gặp phải những sự cố, rủi ro không mong muốn dẫn đến phá sản.

Xem thêm: Bắt thóp 6+ Nguyên tắc giúp bạn đầu tư thông minh trong Bất động sản