Đồng tháp khi nào hết giãn cách

Ngày 15.9, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp, ký ban hành quyết định về áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ 0 giờ ngày 16.9 cho đến khi có thông báo mới. 

Theo đó, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với TP.Sa Đéc và 3 huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành.

Đối với 8 huyện và thành phố còn lại gồm: TP.Cao Lãnh, TP.Hồng Ngự, Cao Lãnh, Tháp Mười, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15.

6 căng thẳng tinh thần mà người mắc Covid-19 có thể gặp phải

Tại buổi họp giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, ông Lê Quốc Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp, cho biết đến ngày 15.9, tỉnh đã đạt được 3/4 mục tiêu đề ra trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Các mục tiêu đã thực hiện tốt gồm: kiểm soát được tình hình dịch; giảm số ca mắc mới và từng bước thích ứng sản xuất. Riêng chỉ tiêu giảm tỷ lệ số ca mắc Covid-19 tử vong chưa đạt mục tiêu đề ra.

Ông Lê Quốc Phong yêu cầu từ ngày 16.9, các huyện, thành phố trong tỉnh dù thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hay Chỉ thị 15 ở mức cao, tăng cường thì cũng phải nỗ lực nhiều hơn nữa để kiểm soát tình hình dịch tốt hơn. Tính từ ngày 24.6 đến 12 giờ ngày 15.9, Đồng Tháp ghi nhận 7.988 ca mắc Covid-19; hơn 6.600 ca được điều trị khỏi bệnh, xuất viện; đang điều trị 1.165 ca và 185 ca tử vong.

Tin liên quan

Tối 14/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Văn Thắng cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp đánh giá công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm (từ ngày 6/9 đến 15/9) và xem xét, quyết định phương án thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh sau ngày 15/9.

Theo đó, tỉnh quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tại bốn huyện, thành phố theo Chỉ thị số 16 gồm: Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành và TP Sa Đéc. Những địa phương này nếu trong bảy ngày, thực hiện tốt các mục tiêu kiểm soát dịch, đủ điều kiện thì chuyển trạng thái giãn cách theo Chỉ thị số 15 (tăng cường, hay gọi là 15+). 

Tám địa phương còn lại thực hiện theo Chỉ thị số 16 chuyển xuống 15+ gồm: huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, TP Cao Lãnh và TP Hồng Ngự.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Văn Thắng đánh giá: Đến nay, Đồng Tháp kiểm soát cơ bản tình hình dịch, giảm sâu các ca F0, nhiều địa phương đã trở thành vùng xanh. Tuy nhiên, theo đánh giá, các tỉnh lân cận Đồng Tháp và tại TP Hồ Chí Minh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Riêng tại Đồng Tháp, số ca nhiễm mặc dù giảm nhưng ở các khu cách ly, phong tỏa vẫn còn cao. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra mục tiêu đến ngày 30/9 sẽ chuyển trạng thái bình thường mới trên phạm vi toàn tỉnh.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết: Chỉ số nguy cơ lây mắc Covid-19 ở nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn ở mức rất cao, do đó Đồng Tháp phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.  

“Dù thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 hay 15+ thì cũng phải thực hiện nghiêm túc. Nếu thực hiện Chỉ thị 15+ không nghiêm túc thì tỉnh sẽ đưa địa phương đó trở về thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Cho dù 15+ cũng không được phép tập trung đông người ở khu vực công cộng, bởi nơi này có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Các chốt kiểm soát liên tỉnh, liên huyện phải tiếp tục giữ lại để kiểm soát chặt việc lưu thông”, đồng chí Lê Quốc Phong nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu sau ngày 15/9, các địa phương, các ngành, các cấp tiếp tục tăng cường vận động, tuyên tuyên truyền để dân hiểu, đồng thuận và đồng hành cùng hệ thống chính trị trong thời gian tới, giúp dân hiểu đúng tinh thần thực hiện Chỉ thị 15+ và Chỉ thị số 16 với mục tiêu trên hết là vì dân, giữ sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, yêu cầu các địa phương dù thực hiện Chỉ thị 15 hay 16 thì trong việc hỗ trợ, giúp dân vượt qua khó khăn cũng phải kịp thời.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đề nghị các địa phương không để tạo ra điểm nóng. Địa phương nào không nắm bắt kịp thời tình hình dư luận thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Tính đến tối 14/9, toàn tỉnh Đồng Tháp có 7.973 ca mắc Covid-19, số bệnh nhân Covid-19 hiện đang điều trị là 1.165 ca. Đến nay, toàn tỉnh có 185 ca mắc Covid-19 tử vong.

Dồn sức dập dịch tại các tỉnh thành phía nam

HỮU NGHĨA

Toàn bộ tỉnh Đồng Tháp sẽ chuyển sang áp dụng giãn cách theo chỉ thị 15 mức cao - Ảnh: AN LONG

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quyết định mới về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh này để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, thành phố Sa Đéc và các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò từ thực hiện áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 sẽ chuyển sang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 và một số quy định, biện pháp cao hơn từ 0h ngày 23-9.

Như vậy, toàn bộ 12 huyện, thành phố tại tỉnh Đồng Tháp đều không còn áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16. Tính đến trưa cùng ngày, tỉnh này đã phát hiện 8.186 ca mắc COVID-19.

27% dân số tỉnh Đồng Tháp đã được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 và 5,56% dân số đã được tiêm mũi 2.

Trong ngày 22-9, Đồng Tháp cũng đã tổ chức buổi gặp gỡ các doanh nghiệp để thảo luận về các biện pháp thích ứng, khôi phục sản xuất.

Trong 3 tháng diễn ra tình hình dịch COVID-19 căng thẳng vừa qua, có 155 doanh nghiệp với hơn 18.300 người vẫn duy trì sản xuất được tại Đồng Tháp.

Tới đây, tỉnh sẽ ban hành các phương án khôi phục sản xuất và sẽ thành lập Ban hỗ trợ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, có chính sách ưu tiên để doanh nghiệp có thể sản xuất trở lại.

Đồng Tháp cho người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin đi lại nội huyện

SƠN LÂM

Các tuyến đầu chống dịch kiểm soát tốt tình hình, các phương tiện di chuyển trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)

Tỉnh Đồng Tháp tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg để phòng, chống dịch COVID-19 đến hết ngày 15/9. Tỉnh đặt mục tiêu chuyển biến mạnh tình hình dịch bệnh sau ngày 15/9.

Hướng đến 4 mục tiêu cụ thể

Nhằm kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh với tinh thần thực hiện nghiêm các quy định, nguyên tắc phòng, chống dịch, phối hợp hiệu quả, xử lý nhanh, đủ, đúng các quy trình, kiên quyết không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, chuyển biến mạnh tình hình dịch bệnh sau ngày 15/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch về việc thực hiện quyết liệt và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 5 giãn cách xã hội, Đồng Tháp hướng đến 4 mục tiêu cụ thể là: Quản lý, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp về dịch bệnh; giảm sâu số lượng ca nhiễm mới (từ ngày 12/9 có dưới 50 ca mắc/ngày, phấn đấu đến ngày 15/9 dưới 20 ca mắc/ngày); giảm tỷ lệ tử vong, số lượng đang điều trị dưới 1.000 ca, tỷ lệ tử vong/ca mắc dưới 2%; từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình huống dịch vẫn còn diễn biến.

[Đồng Tháp: Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, khôi phục hoạt động sản xuất]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa thông tin kế hoạch lần này có nhiều điểm mới, ngoài việc đề ra 4 mục tiêu, còn đề ra 8 nội dung, phân công 20 nhiệm vụ cho các tiểu ban, sở, ngành để tổ chức thực hiện theo hướng cụ thể, có trọng tâm.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu thực hiện quản lý địa bàn chặt chẽ hơn, lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “ai ở đâu thì ở đó”; tiếp tục giữ vững, mở rộng các “vùng xanh,” hạn chế “vùng đỏ”; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, bố trí test nhanh kháng nguyên COVID-19 tại các chốt.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp phải nắm chắc tình hình dân cư và tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh tầm soát thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, rà soát lại các khu vực nguy cơ cao, kịp thời phát hiện và truy vết, sàng lọc triệt để các trường hợp F0, F1 trong cộng đồng.

Công tác xét nghiệm trong các khu vực phong tỏa cần nghiêm ngặt hơn, đảm bảo quy trình, quy định; tăng cường tần suất xét nghiệm cao hơn ở các điểm có ca F0 và khu vực lân cận; đổi mới phương thức và tổ chức tầm soát, xét nghiệm sàng lọc các khu vực phong tỏa, cách ly chủ động hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn.

Bóc tách triệt để các trường hợp F0 ngay từ đầu và cách ly các trường hợp F1 để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, khu cách ly, khu phong tỏa; thực hiện truy vết F1 nhanh hơn, không bỏ sót, xử lý đúng quy trình cách ly, theo dõi.

Mặt khác, nhanh chóng áp dụng các biện pháp cấp bách, cần thiết để nâng cao chất lượng điều trị ở tất cả các tầng điều trị F0; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc “4 tại chỗ”; có giải pháp khả thi hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, kinh doanh, tái sản xuất trở lại, từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức tốt việc cung ứng, vận chuyển, tiếp nhận, lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa thông suốt, thuận lợi, không gây ách tắc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, bảo đảm nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, buông lỏng giãn cách xã hội trong thời điểm siết chặt các biện pháp để phòng, chống dịch.

Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, các đường dây nóng hỗ trợ người dân bảo đảm hoạt động 24/24 giờ, hỗ trợ cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng cho người dân khi có nhu cầu.

Nới lỏng mức độ giãn cách tình hình sẽ phức tạp hơn và dẫn đến nhiều hệ luỵ khác

Trước khi đưa ra quyết định tiếp tục thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 thêm 10 ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đã thảo luận, cân nhắc rất kỹ, đặt ra nhiều phương án, khía cạnh và phân tích tình huống cụ thể.

“Lựa chọn phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất để đảm bảo công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg đến ngày 15/9. Đây là yêu cầu cần thiết và phù hợp ở giai đoạn hiện nay,” Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong nói.

Bảo vệ vùng xanh gần sân Bóng đá Đồng Tháp ở phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cũng cho biết tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong khu vực vẫn còn diễn biến phức tạp. Mặc dù, trong giai đoạn 4 (26/8-5/9), tình hình dịch trên địa bàn tỉnh có chuyển biến ổn định hơn, tuy nhiên theo đánh giá của Trung ương, Bộ Y tế, Đồng Tháp hiện nằm trong nhóm 2 - nhóm đang trong quá trình kiểm soát dịch bệnh, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Mặt khác, ở nhiều địa phương của tỉnh cho thấy có tín hiệu tích cực trong phòng, chống dịch nhưng nếu chủ quan, đánh giá không hết nguy cơ và nới lỏng mức độ giãn cách thì có thể sẽ quay trở lại thực hiện Chỉ thị 16 trong thời gian rất ngắn, qua đó tác động xã hội còn phức tạp hơn và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

"Quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg dẫu biết là sẽ rất khó khăn, nhưng hơn lúc nào hết, rất cần sự đồng thuận, cũng như tinh thần chia sẻ của nhân dân, cố gắng giữ thành quả, sự ổn định bền vững kết quả chống dịch trong 10 ngày tới, để sau ngày 15/9 tỉnh chuyển trạng thái bình thường mới," Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhấn mạnh.

Ông Lê Quốc Phong thông tin thêm trong giai đoạn 5 thực hiện giãn cách xã hội, ngoài 3 mục tiêu quan trọng được tiếp tục thực hiện như các giai đoạn trước, Đồng Tháp đề ra mục tiêu từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là nội dung cho thấy sự chuyển động tích cực trong công tác phòng, chống dịch của tỉnh. Để đạt được mục tiêu này là không hề dễ dàng, đó còn là cả quá trình nỗ lực trong 4 đợt thực hiện Chỉ thị 16 trước đó.

Cụ thể, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động “4 tại chỗ,” có phương án hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp, để hoạt động sản xuất dần dần được khôi phục trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị các địa phương "bắt tay" vào việc chuẩn bị phương án sau ngày 15/9, sau khi tình hình dịch được kiểm soát và Đồng Tháp chuyển trạng thái mới. Chú ý nâng cao vai trò tuyến y tế cơ sở, nhất là công tác y tế dự phòng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giúp người dân ý thức tự nâng cao sức khỏe để phòng, chống dịch.

Ngày 6/9, Đồng Tháp ghi nhận thêm 95 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (68 ca trong các cơ sở cách ly y tế tập trung, 14 ca trong khu vực phong tỏa, 13 ca trong cộng đồng).

Cộng dồn đến 17 giờ ngày 6/9, tỉnh có 7.567 ca mắc COVID-19, trong đó 5.672 bệnh nhân đã được xuất viện, 163 trường hợp tử vong và 1.725 ca đang điều trị.

Toàn tỉnh hiện có 96 khu vực đang phong tỏa; có 92 “vùng xanh” do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và 991 “vùng xanh” do Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Về đánh giá và dự báo mức độ nguy cơ dịch COVID-19, Đồng Tháp có 10 xã dự báo “nguy cơ rất cao,” 14 xã ở mức “nguy cơ cao,” 23 xã “nguy cơ” và 96 xã “bình thường mới."

Đồng Tháp hiện có 152 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo nguyên tắc "4 tại chỗ," trong đó có 124 doanh nghiệp đã hoàn hành hồ sơ.

Cụ thể, 122 doanh nghiệp đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt phương án "4 tại chỗ" với 14.796 công nhân (30 doanh nghiệp có lực lượng y tế tại chỗ và 92 doanh nghiệp hợp đồng với cơ quan y tế), 2 doanh nghiệp đang thẩm định./.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đến 17h ngày 6/9

Đồng Tháp
- Số ca nhiễm: 7.567
- Số ca tử vong: 163
- Tiêm chủng: 328.042

Trong nước:
- Số ca nhiễm: 536.788
- Số ca tử vong: 13.385, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh 10.685, Hà Nội 47
- Số ca khỏi bệnh: 301.457
- Tiêm chủng: Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 22.012.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.673.340 liều, tiêm mũi 2 là 3.338.783 liều.

Thế giới:
- Số ca nhiễm: 221.636.948
- Số ca tử vong: 4.583.330
- Số ca hồi phục: 198.152.094

Chương Đài (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề