Đồng tháp mười ở đâu

Đồng Tháp Mười trải rộng trên địa phận 3 tỉnh miền Tây Nam bộ là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp; trong đó phần diện tích trên đất tỉnh Long An chiếm tới quá nửa.

Từng là trung tâm tôn giáo của vương quốc cổ Phù Nam?

Vùng đất này xa xưa vốn thuộc vương quốc cổ Phù Nam - một quốc gia cổ đại hùng mạnh ở Đông Nam Á, vào khoảng đầu Công nguyên (thế kỷ 1 - 6). Những kết quả nghiên cứu khảo cổ ở khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp) đã tìm thấy nhiều hiện vật thuộc Văn hóa Óc Eo với các tượng Phật bằng gỗ mù u rất phong phú và đa dạng về kích thước và kiểu dáng; nhiều mảnh gốm cổ, một số mảnh vỡ của các bệ yoni, tượng thần Vishnu, một số bia ký Phù Nam, trong đó bia ký (được định danh) K5 tìm thấy ở di tích Gò Tháp, được cho là có niên đại thế kỷ 5, nội dung cho biết: vùng đầm lầy này được chinh phục bởi vị vua Phù Nam mang tên Jayavarman và nhà vua giao cho con trai mình là Gunnavarman cai quản.

Ngoài những di vật gốm, tượng, bia ký cổ xưa, tại khu di tích Gò Tháp, những cuộc khai quật khảo cổ còn làm phát lộ nền móng bằng gạch của các công trình lớn và những công trình phụ trợ xung quanh.

Quy mô kiến trúc, các di vật khảo cổ cùng với hệ thống đường giao thông thủy trong khu vực di tích Gò Tháp đã cho thấy rằng, rất có thể nơi đây từng là một trung tâm văn hóa - tôn giáo quan trọng của cả một vùng rộng lớn xung quanh nó trong khoảng thời gian cách nay khoảng 15 thế kỷ.

Một phần nền móng kiến trúc cổ được khai quật tại khu di tích Gò Tháp

Ảnh: T.L

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức được hoàn thành vào khoảng năm 1820, có lẽ là tài liệu sớm nhất nói về vùng đất này. Tuy nhiên thời điểm đó vùng đất này vẫn chưa có một cái tên cụ thể, mà nó chỉ được nhắc tới với cái tên chung chung là “Chằm ao” và thông qua một số địa danh có liên quan, như “sông Cần Lộ”, “sông Bát Đông”, “sông Bát Chiên”, và đặc biệt “rạch mới sông Tranh” - con kênh đào của viên đô đốc Tây Sơn trong cuộc chiến với nhánh quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân.

Sách đã dẫn viết: “[Rạch mới sông Tranh] ở phía tây bắc trấn [Định Tường] lúc trước có con ngòi nhỏ, sông tranh ở phía đông, đầu nguồn Ba Lai ở phía tây, khoảng giữa bùn ầy thấp ướt, cỏ lác hoang vu, cách xa 57 dặm rưỡi, nơi đây phía nam nhiều gò đống ruộng vườn, phía bắc nhiều rừng sâu chằm lớn kéo dài 5-6 trăm dặm, là chỗ quân tụ nghĩa Đông Sơn tới chiếm Ba Giồng, cậy thế ách hiểm để đi hoành hành các nơi, khi lui tự theo rừng sát, như cọp về rừng sâu, rồng về bể cả, chẳng ai biết được tông tích ở đâu. Quân Tây Sơn hằng bị chúng làm cho nguy khổ, mà cũng không làm sao được. Năm Ất Tị (1785) đô đốc Trấn của Tây Sơn nhân có ngòi nhỏ ở hai đầu, đào mở một con sông ngang, cắt đứt chỗ hiểm yếu, thành một đường kênh đi tắt, rất được mau lẹ, nay có nhiều người qua lại.”

Việc đào kênh của đô đốc Trấn đã khơi thông con đường thủy từ sông Cai Lậy đến Rạch Chanh của sông Vàm Cỏ Tây, khiến quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân (theo phò Nguyễn Phúc Ánh) bị đóng khung vào một khu vực cố định, không rút được về vùng đầm lầy hay trở xuống vùng dân cư trù phú phía dưới rạch mới. Con kênh đào này còn phát huy tác dụng mãi về sau này, trở thành con đường vận tải lúa gạo quan trọng từ miệt Hậu Giang lên Vàm Cỏ Đông, Bến Lức để vào Chợ Lớn.

Còn vùng đầm lầy rộng lớn, Gia Định thành thông chí gọi là vùng “Chằm ao”: “Huyện Kiến Đăng từ phía đông đến phía tây tiếp giáp biên giới Cao Miên có nhiều chằm ao hồ đầm, cá trạch dùng ăn không hết. Thường đến tháng 4 - 5 mưa xuống nước tràn thì cá sinh trưởng đầy dẫy ở trong ruộng, trong ao; phàm những hủng hố có cỏ và nước tuy sâu độ 1 tấc cũng có cá ở đến tháng 10 về sau hết mưa nước rút, cá lại ra sông… Lại có một dãy đất ở bờ bắc Kênh Mới, Tranh Giang, tuy trưng vào hạng điền, nhưng nghề nghiệp thì đào ao nuôi cá bán để nạp thuế. Ấy là nguồn lợi sông chằm tự nhiên vô cùng vậy.”

Ngôi tháp 10 tầng do chính quyền Ngô Đình Diệm xây ở Gò Tháp

Ảnh: T.L

Từ xưa cho đến khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí, không có một tên gọi riêng cho vùng này. Cái tên Tháp Mười được nhắc tới lần đầu trong bản tin của Công báo Nam kỳ thuộc Pháp khi nói về cuộc khởi nghĩa của Thiên hộ Dương: “Ngày 17.4.1866 đã chiếm được Tháp Mười”.

Liên quan tới tên gọi Đồng Tháp Mười, có giả thuyết cho rằng cái tên Tháp Mười là do nơi đây có ngọn tháp 10 tầng của người Chân Lạp xưa, nên vào năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho xây ở Gò Tháp một ngôi tháp 10 tầng, cao 42 m có kiến trúc kiểu tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ (Huế), và sử dụng như một đài quan sát toàn vùng Đồng Tháp Mười. Sau đó ngôi tháp này đã bị lực lượng đặc công của Quân giải phóng đánh sập vào ngày 20.12.1959.

Sách Tân An ngày xưa (Đào Văn Hội, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, xuất bản năm 1972) lại đưa ra giả thuyết khác về cái tên Đồng Tháp Mười:

“Vì sao có cái tên là Đồng Tháp Mười? Là vì đồng nầy lấy tên một ngôi chùa cổ, hay gọi là tháp, theo kiến trúc Cao Miên, xây cao mười tầng trên mặt đất.

Một điều lạ lùng, gần như kỳ dị, là chung quanh vùng nầy chẳng có ngọn núi nào cả, mà người xưa kiến trúc được cái tháp bằng đá xanh thật cũng lắm công phu và tài tình, nếu ta nghĩ rằng, xưa kia, sự chuyên chở vô cùng khó khăn và vùng Đồng Tháp là một nơi khí hậu hết sức độc địa, thêm đủ loại thú dữ ăn thịt người.

Sau nầy lúc ông Phủ Trần Văn Mẩng làm chủ quận Cao Lãnh, ông phúc trình lên thượng cấp về ngọn tháp, nên năm 1931, ông Henry Parmentier, nhà khảo cổ Viễn đông, đến tận tháp nầy nghiên cứu.

Parmentier đọc những chữ trên tấm bia đá sứt mẻ vì phong sương tuế nguyệt và tan tác ngổn ngang, giải nghĩa rằng đây là cây tháp thứ mười trong số 10 cái tháp của vua nước Thủy Chân Lạp lập hồi xưa.

Vì thế mà dân cư gọi cánh đồng bao la có cái tháp thứ 10 ấy là Đồng Tháp Mười".

Tin liên quan

Đồng Sen Tháp Mười nổi tiếng với cánh đồng sen bát ngát ở Nam Bộ. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch sinh thái, du lịch đồng quê đang được nhiều du khách tìm đến tham quan, nghỉ ngơi. Khi nhắc đến Tháp Mười thì rõ ràng hoa sen là đẹp nhất như trong câu thơ quen thuộc “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Đến với Đồng Sen Tháp Mười quý khách được bước vào một không gian xanh thơ mộng, đắm mình vào hương thơm thanh tao của sen. Vậy Đồng Sen Tháp Mười ở đâu? Đường đi nào là thuận tiện nhất? Bài viết sau đây của Viet Fun Travel sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết, cụ thể!

1. Đồng Sen Tháp Mười ở đâu?

Đồng Sen Tháp Mười ở tại một vùng quê khá yên bình của xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Khoảng cách từ thành phố Cao Lãnh đến Đồng Sen khoảng chừng 40km. Đường đi đến đây khá dễ dàng, giao thông thuận lợi.


Đồng Sen Tháp Mười ở xã Mỹ Hòa mời gọi du khách tham quan

Ở đây quanh năm khí hậu mát mẻ, trong lành nên quý khách có thể đến tham quan vào bất cứ mùa nào. Đặc biệt, vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 chính là mùa nước nổi cũng là thời điểm sen nở nhiều nhất, tạo nên một không gian đẹp không thể chê. Do đó, nếu du khách tới đây đúng dịp sẽ có dịp được ngắm cánh đồng sen gần 2ha bạt ngàn nở rộ vô cùng đẹp mắt. Đồng thời quý khách được hít thở, chìm ngập trong mùi hương thơm dịu dàng của sen.

2. Đôi nét về Đồng Sen Tháp Mười

Đồng Tháp từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa phì nhiêu, khí hậu, thời tiết ôn hòa. Đồng Tháp còn có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Đồng Sen Tháp Mười là một cái tên, là một điểm đến lý tưởng của du khách muốn tìm về sự yên ả, thư thái với thiên nhiên đất trời. Khu du lịch Đồng Sen thu hút khách du lịch bởi phong cảnh đẹp thơ mộng của những bông sen san sát, nối tiếp nhau tít tắp đã mắt. Không gian miền quê mộc mạc, thanh bình, các món ăn đậm chất miền Tây dân dã, các món ăn ngon được chế biến từ sen cũng là điểm nhấn để du khách nhất định phải đến Đồng Sen.


Vẻ đẹp thơ mộng của Đồng Sen hấp dẫn du khách

Hoạt động ngắm hoa, chụp ảnh cùng sen được khu du lịch mời quý khách vào cửa miễn phí. Ngoài ra, quý khách muốn thuê áo bà ba và thuyền xuồng chèo hái sen mới tính phí khoảng từ 30k/người. Thú vị nhất là chèo xuồng đi hái sen mà bất kỳ du khách nào đến cũng không thể bỏ qua. Những tấm hình cùng sen, hòa mình vào cùng sen, tự tay hái những bông sen giữa cánh đồng sen rộng lớn, là một “đặc sản” của Đồng Sen mà không nơi nào có được. Lúc này con người trở nên nhỏ bé giữa thiên nhiên, được thiên nhiên bao bọc để tạm quên đi những bộn bề, lo lắng thường nhật.

3. Phương tiện di chuyển đến Đồng Sen

Đường đến Đồng Sen khá dễ đi, các phương tiện như xe máy, xe ô tô, xe khách lớn đều có thể đi lại rất thuận tiện. Nếu quý khách đi từ thành phố Cao Lãnh thì di chuyển bằng ô tô, xe máy mất khoảng 1h đồng hồ.

Từ Sài Gòn, quý khách có thể lựa chọn phương tiện công cộng để đến Đồng Tháp, rồi thuê xe taxi đến Đồng Sen.

- Quý khách có thể mua vé tại bến xe miền Tây hay của các hãng xe uy tín trên đường Lê Hồng Phong. Giá vé dao động từ 80.000 – 100.000 đồng, tùy xe.

Với khoảng cách không quá xa, quý khách hoàn toàn có thể phượt bằng xe máy hay xe con đến Đồng Sen Tháp Mười.

Lưu ý: Khi di chuyển bằng xe cá nhân, du khách cần mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ.

4. Hướng dẫn đường đi mới nhất 2020

Từ nội thành TPHCM, các bạn di chuyển theo hướng về quận Bình Chánh. Sau khi đến nút giao thông cầu Bình Thuận thì hãy lái xe rẽ sang để vào quốc lộ 1A. Đi thêm 16km nữa là tới Mỹ Yên – Vĩnh Lộc và qua cầu Bến Lức rồi thẳng tiến đến cầu Tân An và đến thành phố Tân An.

Sau khi đi qua thành phố Tân An thì du khách sẽ đến địa phận tỉnh Tiền Giang. Cứ thế đi tiếp thêm 16km nữa là đến thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Khi đến quốc lộ 1A thì rẽ vào và đi thêm 55km nữa sẽ tới ngã ba An Hữu rồi đi vào quốc lộ 30. Cuối cùng, chạy xe 33km nữa sẽ tới thành phố Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp.


Bản đồ đường đến Đồng Sen Tháp Mười từ thành phố Hồ Chí Minh

  • Tuyến đường dành cho ô tô

Từ nội thành TPHCM, các bạn di chuyển theo hướng về quận Bình Chánh.

Sau khi đến nút giao thông cầu Bình Thuận thì hãy lái xe rẽ sang để vào quốc lộ 1A. Đi thêm 16km nữa là tới Mỹ Yên – Vĩnh Lộc và qua cầu Bến Lức rồi thẳng tiến đến cầu Tân An.

Sau trạm thu phí, chạy đến giao lộ có đèn xanh – đèn đỏ đầu tiên thì rẽ trái vào QL62. Đi theo QL 62 khoảng 44 km thì gặp 1 ngã 3 (Ngã 3 Tân Thạnh). Bản chỉ dẫn: Rẽ phải về Mộc Hóa, rẽ trái về Mỹ An. Chọn hướng rẽ trái vào đường N2 để về Mỹ An. Từ Ngã 3 Tân Thạnh rẽ trái vào N2 đi thẳng sẽ đến thị trấn Mỹ An, qua 1 cây cầu lớn sẽ thấy chợ Tháp Mười bên trái.

Trên đường N2, gần đến chợ Tháp Mười thì không qua cầu Mỹ An mà rẽ phải vào Tỉnh lộ 845. Đi khoảng 8km đến chợ Mỹ Hòa, rẽ phải vào đường Gò Tháp. Đi thẳng theo đường Gò Tháp để đến Đồng Sen Tháp Mười.


Đến Đồng Sen Tháp Mười quý khách được thưởng thức các món ăn đặc sắc từ sen

Có thể nói, Đồng Sen là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp cỡ lớn. Với sắc hồng êm dịu của hoa sen, sắc vàng của nhụy kết hợp với sắc xanh mát của lá, chấm phá những lều lá đơn sơ, giản dị là nơi dừng chân cho bất cứ ai muốn tìm về với thiên nhiên. Nét tinh túy, thanh cao của loài hoa được chọn là Quốc hoa cho đất nước sẽ rung động trái tim những người yêu cái đẹp. Đến Đồng Sen Tháp Mười, quý khách sẽ được hưởng trọn cái tinh túy đó nhưng ở một không gian rộng lớn hơn, bao la hơn. Mỗi du khách từ mọi miền đến thăm Đồng Sen, để rồi khi trở về hương sen Tháp Mười cứ theo người đi khắp chốn.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Video liên quan

Chủ đề