Dùng máy hâm sữa đúng cách

Sở hữu một chiếc máy hâm sữa tốt và chất lượng vẫn chưa đủ mà mẹ còn phải biết cách dùng máy hâm sữa sao cho tận dụng tất cả những tính năng của thiết bị thông minh này để mang lại hiệu quả cao nhất. Hơn nữa mẹ phải biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn chất lượng sữa cho bé đồng thời giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian khi chuẩn bị bữa ăn của bé. Hôm nay, mẹ theo chân Mẹ Tròn tìm hiểu ngay cách dùng và những lưu ý vàng để an toàn và tiện lợi nhất nhé!

Những lưu ý vàng trong cách dùng máy hâm sữa an toàn và tiện lợi nhất

Chuẩn bị bữa ăn cho bé như thế nào?

Nếu như mẹ cho bé bú sữa ngoài thì công tác pha sữa nhất định không thể thiếu, mẹ cần phải sử dụng một lượng nước phù hợp với loại sữa và phải pha ở nhiệt độ thích hợp cho bé bú. Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo mẹ nên pha ngay trước khi bé ăn là tốt nhất và nên sử dụng sau 2h. Vì sữa công thức sau khi pha nếu để lâu sẽ mất dần chất lượng và sẽ bị hư hỏng do vi khuẩn xâm nhập sau 24h ở nhiệt độ thường. Còn nếu bé không sử dụng ngay, mẹ có thể bảo quản bằng tủ lạnh và hâm nóng trước khi cho bé bú.

Đối với sữa mẹ khi trữ đông, trước bé ăn mẹ cần phải rã đông sữa trước sau đó mang đi hâm nóng trước khi cho bé ăn. Dù là sữa công thức hay sữa mẹ thì khi hâm nóng mẹ phải đảm bảo các điều sau:

 Tránh hâm nóng bằng nhiệt quá nóng sẽ làm mất đi lượng dinh dưỡng có trong sữa hơn nữa có thể gây tổn thương đến miệng bé khi bú. Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đế hệ tiêu hóa của trẻ.

 Sữa mẹ tiết ra ở nhiệt độ 37 độ C giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và quyết định sự ngon miệng của bé, do vậy khi hâm sữa mẹ cần chú ý để sữa đạt được nhiệt độ lý tưởng này.

 Rất nhiều mẹ áp dụng các cách hâm sữa như: Hâm sữa bằng nước nóng và hâm sữa bằng lò vi sóng...tuy nhiên những cách này thường tốn thời gian của mẹ cũng như tìm ẩn những nguy hại đến sức khỏe của bé. Để giảm nhẹ công việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho bé cũng như hâm sữa cho bé một cách an toàn và hiệu quả nhất, mẹ hãy sử dụng ngay máy hâm sữa. Hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa sẽ giúp mẹ tha hồ điều chỉnh nhiệt độ hâm theo ý muốn đồng thời giữ nguyên được hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong sữa, đáp ứng kịp thời khi bé đói nhờ chế độ hâm siêu tốc chỉ mất vài phút là mẹ đã có ngay bình sữa ấm nóng cho bé sử dụng.

Sử dụng máy hâm sữa sẽ giúp mẹ tha hồ điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn đồng thời giữ nguyên được chất dinh dưỡng

Dùng máy hâm sữa đúng và cách hiệu quả?

Để sử dụng thiết bị thông minh này an toàn và tiện lợi nhất, bố mẹ cần biết cách sử dụng máy hâm sữa và thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của từng loại máy. Về cơ bản , các bước thực hiện như sau:

 Bước 1: Mẹ kiểm tra bình chứa, khay chứa của máy hâm sữa có sạch sẽ không, đảm bảo chưa cắm điện. Chuẩn bị bình sữa đã rã đông hay bình sữa đã pha sữa sẵn cho bé.

 Bước 2: Đặt bình sữa cho bé vào khay chứa sau đó đặt vào máy hâm sữa.

 Bước 3: Mẹ đổ nước sạch vào máy hâm sữa sao cho mức nước cao hơn mức sữa trong bình một chút để có thể làm nóng bình sữa nhanh chóng

Cách dùng máy hâm sữa an toàn và hiệu quả

 Bước 4: Cắm điện và cài đặt nhiệt độ hâm nóng phù hợp: 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 – 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ và 75 – 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh.

 Bước 5: Khi hoạt động đèn báo hiệu của máy sẽ sáng, khi đạt nhiệt độ nóng tối đa, đèn báo hiệu sẽ tự tắt. Mẹ có thể kiểm tra bình sữa và cho bé uống được.

Mẹ nên quan tâm những lưu ý sau?

 Nên kiểm tra nhiệt độ của bình sữa lại một lần nữa trước khi cho bé uống để đảm bảo an toàn cho bé.

 Mực nước đổ vào khay chứa của máy hâm sữa đừng nên quá nhiều hay quá ít sẽ gây cản trở trong quá trình hâm nóng.

 Khi hâm nóng thức ăn cho bé, nếu mẹ hâm nóng thức ăn của bé vào lọ đựng thức ăn, trước khi hâm thức ăn, mẹ đặt lọ thức ăn vào giỏ đỡ trước rồi mới đặt vào máy hâm sữa.

 Mẹ không thể ngắt hoàn toàn máy hâm sữa bằng cách ấn công tắc tắt máy khi máy đang hoạt động vì khi công tắc ngắt là máy chuyển sang chế độ ủ ấm. Để tắt máy, mẹ hãy rút phích cắm điện ra.

Sau khi hâm xong mẹ nên rút phích cắm điện để bảo quản máy lâu hơn

 Luôn đảm bảo máy hâm sữa được đổ đầy đủ nước vào khoang hâm trước khi cắm máy để tránh làm hỏng máy hâm sữa.

 Mẹ lưu ý không nên đăt tay lên phía trên của máy khi máy đang hoạt động hay vừa kết thúc quá trình hâm sữa do hơi nước của máy phả ra có thể gây bỏng tay.

 Mẹ đặt máy hâm sữa ở nơi bằng phẳng và khô ráo để tránh xảy ra các sự cố về điện

 Để máy tránh xa tầm tay trẻ em khi máy đang hoạt động.

Hi vọng với những thông tin hữu ích về cách dùng máy hâm sữa trên sẽ giúp đỡ mẹ phần nào sẽ đỡ tất bật hơn trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng bé, mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi mà vẫn đảm bảo bé được cung cấp tốt nhất nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng cho bé yêu của mình.

  Mẹ click vào banner dưới để xem tất tần các mẫu máy hâm sữa chất lượng nhất hiện nay:

Sữa mẹ trữ trong tủ lạnh sẽ cần được hâm nóng lại trước khi cho bé bú. Để giữ được chất lượng sữa hoàn hảo nhất cho bé, nắm được cách hâm nóng sữa mẹ đúng đắn là điều hết sức cần thiết. Cùng Kids điểm qua những cách làm ấm sữa mẹ và những chú ý đặc biệt mẹ cần biết nhé.

Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ cho bé

Trước khi hâm nóng sữa từ trạng thái đông đá, mẹ hãy bắt đầu bằng bước xả nước rã đông. Đây là bước làm vô cùng cần thiết, giúp cho sữa được rã đông một cách từ từ và không làm hỏng những dưỡng chất thiết yếu. Sau khi sữa đã tan hoàn toàn, mẹ có thể cho bé sử dụng ở nhiệt độ thường, tuy nhiên nếu bé kén ăn hay bụng yếu, mẹ nên hâm lại sữa cho bé trong mỗi lần sử dụng.

Sữa mẹ sau khi được bảo quản ngăn đá cần được rã đông đúng cách.

Một lượng sữa mẹ được trữ trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 5-6 tháng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, bé chỉ nên sử dụng sữa đã trữ trong tủ lạnh sau 2 tuần. Khoảng thời gian này giúp cho sữa mẹ đảm bảo vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.

Trước khi thực hiện các bước làm nóng lại sữa mẹ, bạn nên để sữa tan hoàn toàn và không còn các tinh thể nước đá. Tốt nhất, lượng sữa bảo quản trong mỗi bịch nên bằng lượng sữa bé tiêu thụ cho một bữa. Trường hợp mẹ trữ trong bịch lớn, lượng sữa này chỉ nên rã đông thêm 1 lần và cần được sử dụng hết sau vài ngày( lý tưởng nhất là cho bé dùng hết trong vòng 24h mẹ nhé!).

Các cách hâm nóng sữa mẹ

Đây là cách làm quen thuộc và đơn giản nhất. Sau khi sữa đã tan hết các tinh thể nước đá, mẹ ngâm sữa trong một tô nước ấm. Mẹ lưu ý không sử dụng nước quá nóng nhé, điều này có thể khiến bé bị bỏng trong quá trình sử dụng.

Ngâm sữa mẹ trong nước ấm là cách làm quen thuộc.

Nước quá lạnh tất nhiên cũng không nên dùng bởi sẽ không đủ làm ấm sữa. Trong quá trình ngâm, mẹ chú ý không để nước rò rỉ vào trong. Với bịch sữa còn đông đá, sẽ cần khoảng 1 giờ đồng hồ để sữa về nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, với sữa đã được rã đông, chỉ cần ngâm trong nước ấm vài phút là đủ.

Trước khi cho bé dùng, mẹ khuấy đều sữa để đảm bảo không còn các tinh thể đá và có thể nhỏ vài giọt ra cổ tay để chắc chắn sữa đủ ấm cho bữa ăn của trẻ.

Mỗi máy hâm sữa sẽ có những thông số và các chi tiết kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng trên từng sản phẩm.

Sản phẩm máy hâm sữa 2 bình Kiza Kz8633 tại Kidsplaza.

Với máy hâm sữa, đây là cách làm nóng sữa mẹ đơn giản và hiện đại nhất. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, đổ nước vào ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt độ hâm phù hợp nhất cho máy.

Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, mẹ có thể trữ trong máy và đợi đến giờ là có thể lấy ra cho bé ăn.

Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Với sữa mẹ để quá lâu sau khi làm ấm ở điều kiện thường có thể dẫn đến các hiện tượng biến chất, không an toàn cho con sử dụng. Sữa mẹ rã đông, sau khi được hâm nóng chỉ nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ và mẹ chỉ được hâm 1 lần duy nhất.

Trường hợp bé dùng không hết, mẹ tuyệt đối KHÔNG trữ lại trong tủ lạnh cho bữa sau hoặc tận dụng làm sữa chua. Lượng sữa thừa này bắt buộc phải được đổ bỏ.

Có nên đun sôi sữa mẹ hay không?

Đun sôi sữa mẹ hay sữa bột đều là việc làm KHÔNG NÊN. Lý do bởi điều này sẽ làm bay hơi các vitamin và đánh mất nhiều dưỡng chất. Ở nhiệt độ trên 70 độ C cũng đã khiến sữa mẹ không còn giữ được giá trị dinh dưỡng.

Sữa mẹ không nên được đun sôi bởi sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

Các bước hâm nóng sữa mẹ bằng máy chuẩn xác nhất

Với mỗi sản phẩm máy hâm nóng sữa mẹ lại có các chi tiết kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, các bước thực hiện mà mẹ cần lưu ý lại khá tương đồng.

Bước 1: Chắc chắn máy chưa được cắm điện. Mẹ kiểm tra bình chứa và khay chứa của máy xem đã đảm bảo sạch sẽ hay chưa.

Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa và đặt vào khoang hâm nóng trong máy.

Bước 3: Mẹ đổ nước sạch và máy sao cho mức nước hâm sữa cao hơn một chút so với mức sữa có trong bình. Cách làm này giúp cho sữa nhanh chóng được làm ấm.

Bước 4: Cắm điện, bật máy và điều chỉnh nhiệt độ hâm nóng hợp lý.

  • 35-45 độ C trường hợp sữa cho bé sử dụng luôn
  • 45-75 độ C khi sữa được trữ trong ngăn mát của tủ lạnh
  • 75-85 độ C khi sữa được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Bước 5: Khi máy hoạt động, đèn báo hiệu sẽ sáng. Khi đạt nhiệt độ tối đa, máy sẽ tự động tắt, mẹ có thể cho bé sử dụng ngay hoặc sữa sẽ tự động được giữ ấm.

Các bước hâm nóng sữa mẹ với máy hết sức đơn giản, mẹ lưu ý chỉ trữ bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ thôi nhé.

Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu?  

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, sữa ở nhiệt độ ấm sẽ kích thích tốc độ phát triển của vi khuẩn. Điều này cũng có nghĩa, sữa mẹ để trong máy hâm nóng sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn. Lời khuyên cho mẹ đó là chỉ nên trữ sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ chứ không nên để lâu hơn.

Tại sao mẹ nên sử dụng máy hâm sữa?

Trong 2 cách hâm nóng sữa mẹ kể trên, sử dụng máy hâm sữa là cách làm được rất nhiều bà mẹ tin tưởng. Không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, chỉ 3-4 phút hâm nóng là mẹ đã có sữa ấm cho bé sử dụng, máy còn giúp giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhờ khả năng điều nhiệt chính xác.

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Việc vắt sữa và bảo quản lâu dài cho bé không quá xa lạ. Một số lưu ý bảo quản sữa mẹ đúng cách:

  • Tuyệt đối chỉ sử dụng túi, chai trữ sữa đã được khử trùng;
  • Ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ nên được sử dụng hết trong vòng 6-8 tiếng;
  • Trường hợp sữa được bảo quản ngăn đông tủ lạnh, thời gian sử dụng tối đa là 3 tháng;
  • Trước khi cho bé sử dụng sữa đã được trữ trong tủ lạnh, mẹ nên hâm nóng lại sữa và kiểm tra lại chất lượng đảm bảo an toàn cho bé;
  • Các bước hâm nóng sữa cần đúng cách và tuyệt đối KHÔNG đun nóng lại sữa hay dùng lò vi sóng để làm ấm sữa.
Sữa mẹ bị hỏng sẽ không an toàn cho sức khỏe của bé.

Trong một số ít trường hợp, dù mẹ đã bảo quản đúng cách nhưng một chút sơ suất cũng có thể làm sữa mẹ bị hỏng. Nếu sữa có các biểu hiện dưới đây, mẹ cần bỏ ngay và không cho bé sử dụng:

  • Mùi hôi: Sữa thông thường có mùi đậm, nếu mẹ phát hiện mùi hôi, chất lượng sữa mẹ lúc này chắc chắn không còn đảm bảo
  • Váng sữa không tan: Thông thường, sữa mẹ có nhiều chất béo nên rất dễ xuất hiện váng sau thời gian bảo quản. Khi mẹ lắc nhẹ bình sữa mà thấy váng tan dần thì chất lượng sữa vẫn tốt. Ngược lại, váng vẫn xuất hiện trên bề mặt thì có nghĩa lúc này sữa mẹ đã bị hỏng.
  • Vị lạ: Đôi khi mắt thường là không đủ để phát hiện sữa đã hỏng hay chưa. Để an tâm, mẹ có thể nhỏ một vài giọt ra cổ tay và nếm thử. Nếu phát hiện vị lạ, mẹ cũng không cho bé tiếp tục sử dụng.
  • Bé không chịu bú: Vị giác của bé hết sức nhạy cảm, mùi vị sữa khác thường có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bé không bú ngay từ ngụm đầu tiên.

Hy vọng với các lưu ý và cách hâm nóng sữa mẹ trên đây sẽ hữu ích cho mẹ. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm, vì vậy việc kiểm tra sữa mẹ bị hỏng hay chưa là hết sức quan trọng, mẹ hãy dành chút thời gian để kiểm tra chất lượng sữa và tuyệt đối không cho bé sử dụng sữa hâm đi hâm lại nhiều lần nhé.

Các bài viết liên quan mẹ có thể quan tâm: 

Video liên quan

Chủ đề