Đường chạy điền kinh dài bao nhiêu

10 lý do tôi thích tập chạy trong sân vận động

  • 12/09/2015
  • / Luyện tập
  • / By Đinh Linh
  • / 7 COMMENTS
Tweet
Share9
Share
Pin
9 Shares

Đường chạy điền kinh dài bao nhiêu

1. Không khí trong sân vận động rất trong lành, thoáng đãng.

2. Chạy trong sân vận động không ngại xe cộ đông đúc, không bị ảnh hưởng bởi đèn giao thông.

3. Piste được rải nhựa chuyên dụng. Đường chạy phẳng không dốc, lại có bề mặt mềm, nên chạy rất êm chân và dễ đạt tốc độ cao, thuận lợi cho các bài tập tempo. Đường piste là một trong những bề mặt chạy bộ tốt nhất.

4. Đường chạy có các mốc cự ly cố định. Một vòng làn chạy trong cùng là 400m, một vòng làn chạy ngoài cùng khoảng 460m. Chiều dài đoạn chạy thẳng là 100m. Do đó có thể căn tốc độ, ngay cả khi không dùng GPS. Tập chạy trong sân vận động là các tốt để đánh giá tiến bộ của bản thân.

5. Chính vị có cự ly cố định và đường chạy phù hợp với tốc độ cao, nên thuận lợi để tập chạy biến tốc hay bài Yasso 800s.

6. Để hồi phục, có thể chạy chân trần trên mặt cỏ. Bàn chân được mát-xa và cảm giác cực kỳ sảng khoái, nhất là những buổi sáng sớm khi cỏ còn ướt đẫm sương.

7. Nếu không tập chạy, có thể tập nhiều bài khác. Trong sân vận động có sẵn nhiều dụng cụ và phương tiện để tập bài tập bổ trợ, như leo cầu thang, tập core, tập xà đơn xà kép

Đường chạy điền kinh dài bao nhiêu

8. Có rất nhiều người cũng vào sân tập, vì thế, đến sân vận động là có hứng tập luyện. Khi mệt mỏi hay nản chí, nhìn các runners khác thì cũng chạy thêm được vài km.

9. Nếu đến đúng lúc các nhóm vận động viên bán chuyên tập thì có thể học thêm các bài tập (làm nóng, làm nguội, ép dẻo, tập cơ bắp,) của họ.

10. Nhiều người cho rằng tập chạy ở sân vận động thật buồn tẻ. Nhưng chính vì không bị phân tán bởi cảnh vật xung quanh nên chúng ta có điều kiện để tập trung hơn vào kỹ thuật, chỉnh dáng chạy, cũng như lắng nghe cơ thể bản thân. Việc tập trung vào từng bước chạy có vai trò rất quan trọng khi thi đấu.

Tweet
Share9
Share
Pin
9 Shares

About the Author Đinh Linh

Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:56:18

CÙNG CHUYÊN MỤC

19 Dec, 2021

Chạy cầu thang để tập bổ trợ như thế nào?

15 Dec, 2021

Tập dốc trên máy chạy như thế nào?

14 Dec, 2021

Hồng Lệ mặc áo đại hàn chạy trên SVĐ Mỹ Đình để lập KLQG 10.000m nữ giữa mùa Đông Hà Nội

Previous Post Giải chạy marathon đầu tiên của tôi Next Post Giới thiệu sách Meb for mortals