Em cần làm gì để góp phần bảo tồn lan toả những trò chơi dân gian của các dân tộc ở Sơn La


Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại

Giới trẻ với âm nhạc dân tộc

Để nuôi dưỡng, lan tỏa niềm đam mê âm nhạc dân tộc, chị H’Sonh (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) đã thành lập nhóm nhạc Kaihking, với 20 thành viên. Tại đây, mọi người vừa thỏa mãn được đam mê của cá nhân, vừa là nơi những người trẻ kết nối gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Các thành viên trong nhóm hầu hết ở độ tuổi học sinh, trong đó có em mới 7 tuổi, nhưng các em đều có thể chơi thuần thục nhiều bài hòa tấu nhạc cụ, đánh đàn T’rưng, chơi cồng chiêng, đánh đàn goong, hát dân ca trong các lễ hội truyền thống của dân tộc như lễ bỏ mả, lễ mừng nhà mới.

Nhóm nhạc Kaihking với 20 thành viên đang luyện tập, thành viên nhỏ tuổi nhất mới 7 tuổi

Đặc biệt, nhóm còn sáng tạo trong cách thể hiện những nhạc phẩm hiện đại trên nền nhạc cụ dân tộc như: “Hello Việt Nam”, “Tây Nguyên chào mặt trời”...

Điều phấn khởi là trong nhóm nhạc có những thành viên thuộc dòng họ R’Com yêu âm nhạc đã đi trình diễn, tham gia nhiều hội thi và mang lại kết quả cao. Em R’Com Nay Hsrina (7 tuổi, thành viên nhóm nhạc) tâm sự: “Em rất tự hào về dòng họ của mình. Ông, bà, cô dì, chú, bác của em đều chơi nhạc cụ và đánh cồng chiêng rất giỏi. Khi được tham gia nhóm nhạc, được cùng anh em mình biểu diễn, em ngày càng thấy yêu hơn âm nhạc của dân tộc mình”.

Làm mới từng lời, tiếng nhạc trong những ca khúc của đồng bào DTTS về Tây Nguyên, đó là cách mà thầy giáo trẻ Tưih, dân tộc Ba Na ở làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa đang làm để thu hút giới trẻ. Ngoài giờ lên lớp, anh Tưih dành phần lớn thời gian để biến tấu các bài hát về Tây Nguyên, thành lập nhóm nhạc, tự thiết kế trang phục dân tộc truyền thống để biểu diễn tạo dấu ấn riêng cho nhóm nhạc, với phong cách khỏe khoắn, nhưng không kém phần duyên dáng.

Nhóm nhạc của thầy giáo trẻ Tưih, dân tộc Ba Na

Hiện nay, trong không gian các nhà hàng, quán cà phê, đám cưới… các bài hát với âm hưởng dân ca Tây Nguyên vang lên mạnh mẽ. Chính sự làm mới các ca khúc của người Ba Na, đã khiến âm nhạc dân tộc gần gũi hơn với mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Anh Tưih chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh việc gìn giữ âm nhạc, bản sắc văn hóa dân tộc, mình đang cố gắng làm mới bằng cách hát những bài hát mang âm hưởng Tây Nguyên, hát dân ca bằng nhạc mới hiện đại, hát bằng tiếng Ba Na... Từ đó, giới trẻ dễ dàng tiếp cận, phù hợp với nhịp sống sôi động hơn nhưng không đánh mất bản sắc độc đáo và âm hưởng của âm nhạc Tây nguyên.

Âm nhạc dân tộc được giới trẻ làm mới phù hợp với xu hướng hiện đại tại các quán cà phê, nhà hàng

Tại huyện Ia Grai, tiếng đàn, sáo cổ truyền do anh Rơ Châm Tih sáng tạo và biểu diễn, cũng đang kết nối niềm đam mê dân ca cho giới trẻ. Qua đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân này, rất nhiều câyđàn T’rưng, Ting Ning,… cứ vậy thành hình.

Thời gian qua, không ít người ở trong nước và cả nước ngoài nghe tiếng về nghệ nhân Rơ Châm Tih đã tìm đến mua, đặt hàng đưa những cây đàn này về nhà trưng bày hoặc tập luyện. Không chỉ đưa nhạc cụ ra thế giới, nghệ nhân Rơ Châm Tih còn thường xuyên góp mặt trong đoàn nghệ thuật của Việt Nam đến nhiều nước biểu diễn.

Nuôi dưỡng đam mê

Bà Đặng Thị Hoài, Giám đốc Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa chia sẻ: “Chúng tôi luôn chú trọng đến việc vận động bà con trong mỗi dòng họ lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là có thể hiểu được cách tổ chức nghi lễ, cách chế tác và sử dụng nhạc cụ. Từ tín hiệu tích cực của dòng họ R’Com, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng việc thành lập nhóm nhạc trong các dòng họ khác”.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng, Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai: Đối với âm nhạc, dân ca của dân tộc Gia Rai, âm hưởng giai điệu thường nồng nàn, thiết tha nhưng rất mạnh mẽ, hào hùng. Với âm nhạc, dân ca dân tộc Ba Na, thì lại nỉ non, sâu lắng, da diết, trầm hùng đi sâu vào lòng người. Tuy nhiên, nét chung nhất của âm nhạc Tây nguyên là đều thể hiện cảm xúc vui, buồn chân thật, giản dị, mộc mạc, đặc trưng của các dân tộc, sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống...

"Âm nhạc dân tộc Tây Nguyên chân chất như cuộc sống và được truyền khẩu, truyền tay từ đời này cho đến đời khác, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay với một sức sống mãnh liệt từ trong huyết quản. Những người lưu truyền âm nhạc, dân ca, tạo ra nhạc cụ dân tộc lưu giữ chắp cánh di sản âm nhạc cổ truyền, như mạch chảy âm thầm tưới mát cho đời sống tinh thần", Nghệ sĩ ưu tú Đăng Công Hưng bộc bạch.

Nhiều năm qua, các ngành chức năng tỉnh Gia Lai cũng đã có nhiều nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, đồng bào các dân tộc bảo tồn phát triển, lan tỏa hơn các loại hình âm nhạc dân tộc. Hằng năm tỉnhGia Laidành một phần kinh phí trong nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số như: âm nhạc dân tộc, địa danh, tín ngưỡng tôn giáo, truyền dạy cồng chiêng; Tổ chức Ngày hội Văn hóa các DTTS, trình diễn cồng chiêng, các lớp đào tạo nghề truyền thống, hỗ trợ các nghệ nhân đưa sản phẩm âm nhạc đến với thế giới.

Đặc biệt, sự đam mê, yêu thích với nhiều cách làm hay của các bạn trẻ hôm nay để giữ gìn vốn di sản văn hóa cổ truyền quý giá, đã và đang góp phần gìn giữ ngọn lửa âm nhạc dân tộc và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống, bởi như đồng bào Gia Rai từng nói “thiếu tiếng hát, tiếng đàn chẳng khác gì thiếu gạo, thiếu muối”.

Âm thanh đại ngàn: Trường tồn cùng dân tộc (Bài 1)

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc.

Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời, thông qua lễ hội: trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được tỏa sáng.

Những năm qua khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, do đó tham gia lễ hội đã trở thành một nhu cầu chính đáng, có ý nghĩa lớn.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội (trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và 40 lễ hội khác).

Nhu cầu tổ chức lễ hội đã lan tỏa ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là loại hình lễ hội văn hóa du lịch. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực: vừa giữ gìn, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hiện đại, phát huy được tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống.

Lễ hội đáp ứng một cách hiện thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua sinh hoạt lễ hội nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.

Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn bổ sung cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Lễ hội còn góp phần tích cực trong việc giao lưu với các nền văn hóa trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, với nhiều loại hình và phương thức tổ chức đa dạng lễ hội đã và đang đặt ra không ít những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Nếu chỉ tính con số 50% số lễ hội được tổ chức, ước tính cứ mỗi ngày trên đất nước ta có 10 lễ hội diễn ra, đó là chưa kể đến số lượng loại hình lễ hội mới phát sinh - Vấn đề này chi phối không ít sức người, sức của, tiền bạc và thời gian của nhân dân, ảnh hưởng tới quá trình lao động sản xuất, học tập và công tác của các tầng lớp nhân dân.

Không ít những hiện tượng thiếu lành mạnh xuất hiện tại một số lễ hội đã làm phiền lòng du khách như dịch vụ khấn thuê, xóc thẻ, bán ấn, chèo kéo khách tham gia trò chơi cá cược, nâng giá dịch vụ tùy tiện... và điều đáng lo ngại nhất là sự phai mờ, xói mòn những giá trị, bản sắc của các lễ hội truyền thống.

Ở đây thách thức cơ bản không chỉ là những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà còn ở sự chuyển đổi các giá trị. Trong khi trước đây các giá trị tinh thần và yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh văn hóa trong lễ hội được coi trọng thì hiện nay đã xuất hiện tư tưởng trục lợi, thương mại hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, làm cho các giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức.

Việc phát triển loại hình lễ hội du lịch là một xu thế tất yếu, nhưng do chúng ta chưa dự báo kịp thời, chưa có sự quan tâm đúng mức, đầu tư đồng bộ và thiếu tính toán khoa học dẫn đến phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và các giá trị vốn có của các di tích.

Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay, kế thừa truyền thống tinh hoa văn hóa dân tộc là yêu cầu tất yếu, song việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống phải có chọn lọc, có phê phán và có sự sáng tạo riêng. Do đó, bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của lễ hội là một vấn đề đặt ra mang tính cấp bách và có nhiều ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng.

Ðể công tác tổ chức lễ hội ngày càng đạt được hiệu quả cao cần chú trọng công tác tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa và tôn vinh công trạng của danh nhân được thờ để nhân dân hiểu rõ giá trị của di tích cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Trước khi mở hội, phải có sự tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Mỗi lễ hội mới cần xây dựng một kịch bản phù hợp gắn với chủ đề riêng của lễ hội.

Ðây là vấn đề cần được khảo cứu và nghiên cứu kỹ lưỡng và có các bước thể nghiệm để định hình được các nghi thức lễ và các hoạt động hội. Chính quyền địa phương các cấp cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các hàng quán, dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hóa trong các hoạt động dịch vụ, không tạo kẽ hở nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, làm mất đi bản sắc văn hóa và ý nghĩa, tốt đẹp của lễ hội.

Khai thác nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, đóng góp cho việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội; khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hóa lễ hội.

Khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư tôn tạo các di tích và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ hội.

Cần chú ý bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa mới phù hợp. Tiến hành rà soát phân loại lễ hội, tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội, ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội, tránh cào bằng đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt động và sinh hoạt lễ hội. Khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền.

Video liên quan

Chủ đề