Em có suy nghĩ rút ra bài học gì từ câu nói của nhân vật nàng trong đoạn trích

Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích sử dụng thành ngữ là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo. Dưới đây là một số mẫu viết về cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa.

Trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích sử dụng ba trạng ngữ

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

1. Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích số 1 - Truyện Sọ Dừa

Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Các trạng ngữ:

  • từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
  • vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

2. Đoạn văn cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích số 2 - Tấm Cám

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

Trạng ngữ: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Một hôm nọ, Lúc bấy giờ.

4. Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích có sử dụng 3 trạng ngữ số 4

Trong các câu chuyện cổ tích đã đọc, thì em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Tấm Cám. Qua hai nhân vật Tấm và Cám đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, phẩm chất, tác giả dân gian đã truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý tốt đẹp. Cô Tấm dịu dàng, xinh đẹp lại chăm chỉ,hiền lành, thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp, có cuộc sống hạnh phúc. Còn Cám xấu tính, lười biếng, và mụ dì ghẻ độc ác, toan tính thì sẽ phải trả cái giá đắt. Từ các nhân vật ấy, người xưa răn dạy con cái phải sống hiền lành, chăm chỉ, không nên có suy nghĩ xấu xa, lười biếng. Không chỉ như thế, câu chuyện Tấm Cám còn thể hiện những ước mong của người dân ta về một thế giới công bằng. Nơi mà những người ở hiền sẽ được gặp lành. Kẻ sống độc ác thì sẽ phải gặp ác. Bản thân em, cũng luôn lấy cô Tấm làm hình tượng để cố gắng phấn đấu. Nào là chăm chỉ, chịu khó giúp cha mẹ, rồi cả sống chan hòa, tốt bụng với mọi người. Được ai khen ngợi là hiền và chăm chỉ như cô Tấm, là em vui lắm. Thật mong sao, dù xã hội ngày càng phát triển, thì những bài học bổ ích trong câu chuyện Tấm Cám vẫn sẽ còn mãi trong kí ức của mọi người.

→ Các trạng ngữ có trong đoạn văn:

  • trong các câu chuyện cổ tích đã đọc;
  • qua hai nhân vật Tấm và Cám đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, phẩm chất;
  • từ các nhân vật ấy;
  • thật mong sao

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Tuyển tập các đề văn về đoạn trích Trao duyên và các câu hỏi cho bài Trao duyên được THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 10.

Em có suy nghĩ rút ra bài học gì từ câu nói của nhân vật nàng trong đoạn trích

  • Em có suy nghĩ rút ra bài học gì từ câu nói của nhân vật nàng trong đoạn trích

  • Em có suy nghĩ rút ra bài học gì từ câu nói của nhân vật nàng trong đoạn trích

  • Em có suy nghĩ rút ra bài học gì từ câu nói của nhân vật nàng trong đoạn trích

I. Các câu hỏi cho bài Trao duyên

Ngoài Các câu hỏi cho bài Trao duyên qua phần soạn bài Trao duyên – Nguyễn Du trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây.

Bạn đang xem: Câu hỏi và các đề văn cho đoạn trích Trao duyên – Nguyễn Du

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim , Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sòng gió bất kỳ, Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

( Trích Trao duyên, Trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. 3/ Xác định thành ngữ và nêu tác dụng của các thành ngữ trong 2 câu thơ:Chị dù thịt nát xương mòn,Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

4/ Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình như thế nào?

Trả lời

1/ Văn bản trên có nội dung chính: Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng ;

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2/ Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề :

Phép điệp từ khi 3 lần ;
– Phép liệt kê : khi gặp chàng Kim ; Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề :

Hiệu quả nghệ thuật: Một loạt điệp từ, liệt kê đem lại cho lời kể của Kiều giọng điệu tha thiết, dồn dập, tha thiết. Kiều không chỉ kể lại mà nàng dường như đang trở về để sống với quá khứ đẹp một lần nữa

3/ Thành ngữ: thịt nát xương mòn ; ngậm cười chín suối

Tác dụng của các thành ngữ : chứng tỏ Nguyễn Du am hiểu và vận dụng khéo léo thành ngữ dân gian trong Truyện Kiều. Những thành ngữ đó có tác dụng thuyết phục, đưa Vân vào tình thế phải nhận lời. Điều đó thể hiện sự thông minh, khéo léo của Kiều.

4/ Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình:

– Thuý Kiều đã dùng cách nói nhún nhường nhưng mang hàm nghĩa giao phó: cậy (rất khác với nhờ)…câu hỏi tu từ vẻ như ướm hỏi nhưng mang hàm ý bắt buộc .

– Thuý Kiều đã dùng nghi thức rất trang trọng: ngồi lên-lạy-thưa .

– Kiều sử dụng cách cậy nhờ vào tuổi thanh xuân của em ( ngày xuân em hãy còn dài) qua đó ràng buộc Vân bằng lí- không thể từ chối .

– Kiều dựa vào tình máu mủ, quan hệ huyết thống ( xót tình máu mủ) qua đó ràng buộc Vân bằng tình;

– Cuối cùng, nàng lấy chính cái chết của mình tỏ lòng biết ơn để Vân không thể thoái thác ( Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây).

Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”

( Trích Trao duyên, Trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Chiếc vành với bức tờ mây,Duyên này thì giữ vật này của chung. 3/ Tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì ?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ vẻ đẹp phẩm chất của Kiều qua văn bản trên.

Trả lời

1/ Văn bản trên có nội dung chính: Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân và dặn dò những chuyện sau này.

Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm.

2/ Biện pháp tu từ trong hai câu thơ :

Phép liệt kê : chiếc vành, tờ mây ; Duyên này, vật này Phép điệp từ : này

Hiệu quả nghệ thuật : Diễn tả hành động và tâm trạng của Kiều khi trao duyên. Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là một câu thơ đặc biệt. Nó diễn tả những biến tấu phức hợp đang xung đột, giằng xé trong tâm trạng Kiều. Duyên ở đây là nhân duyên, tức là sự đưa đẩy của số phận cho đôi lứa đến với nhau. Duyên này thì em giữ, nhưng vật này lại là của chung. Ta bắt gặp cái phi lôgíc, có lẽ Kiều đang bối rối trong sự phân chia giữa “duyên này” với “vật này”. Lời lẽ của Kiều có vẻ như là Kiều còn muốn níu giữ lại cho mình, không muốn trao hết cho Vân. Ngôn ngữ phân chia là ngôn ngữ đối thoại, còn cái lúng túng, bối rối là ngôn ngữ tự thoại bên trong. Vật có thể trao, nhưng tình khó mà trao hết được, bởi nó là vô hình, là tiếng lòng đang thổn thức, làm sao mà chia sẻ được tình yêu.

3/ Những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết: chín suối, người mệnh bạc, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan,…

Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa : Với Kiều, mất tình yêu với Kim Trọng là một mất mát không sao tả xiết.Vì thế, sau khi trao duyên lại cho em, Kiều rơi vào một bi kịch của đau thương tang tóc. Nàng đã nghĩ về cái chết. Kiều coi mình đã chết, bởi trao duyên là trao cả trái tim mình, thì có sống cũng như đã chết. Đến khi chết, hồn vẫn quanh quất, vương vấn đâu đây. Rất nhiều từ ngữ xuất hiện trong đoạn thơ tập trung diễn tả ý nghĩ này.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

– Nội dung: từ hành động và tâm trạng của Kiều khi trao duyên trong văn bản, thí sinh suy nghĩ về vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của nàng. Đó là sự hi sinh, lòng vị tha, chung thuỷ, không chỉ sống cho riêng mình mà cho tất cả mọi người. Nàng trao duyên chứ không trao tình. Nàng hi vọng vào sự bất tử của linh hồn để có thể về với người tình cũ. Nàng hi vọng vào sự tri âm, vào tấm lòng của Kim Trọng để cùng nhau giao cảm…

Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể lam sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Ôi Kim Lang!Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thíêp đã phụ chàng từ đây!

(Trích Trao duyên, Trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

1/ Văn bản trên có ý chính là gì? Xác định thể thơ của văn bản? 2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong văn bản? 3/ Tìm những từ ngữ chỉ hành động của Kiều? Những hành động đó có ý nghĩa gì?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ phân tích vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung hai câu thơ Ôi Kim Lang!Hỡi Kim Lang!Thôi thôi thíêp đã phụ chàng từ đây!

Trả lời

1/ Văn bản trên có ý chính: Kiều trở về trong thực tại đau xót khi nhớ đến Kim Trọng.

Thể thơ: lục bát.

2/ Biện pháp tu từ về từ trong văn bản:

– Ẩn dụ: trâm gãy gương tan ( chỉ tình yêu tan vỡ); nước chảy hoa trôi ( chỉ sự tàn tạ của đời người)

– So sánh: phận bạc như vôi

Hiệu quả nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ ( cũng là cách dùng thành ngữ dân gian) đã làm cho cách diễn đạt gợi hình ảnh, gợi tâm trạng đau khổ tột cùng của Kiều khi nàng trở về với hiện tại để khóc than cho bi kịch tình yêu của mình. Qua đó, ta thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du dành cho người con gái tài hoa bạc mệnh, ca ngợi tấm lòng thuỷ chung trong tình yêu của nàng.

3/ Các hành động của Kiều và ý nghĩa:

– Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt người yêu

– Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

– Nàng tự nhận mình là “phụ chàng”: Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim. Nàng tự nhận lỗi về mình. Đó là sự hi sinh cao cả, gợi vẻ đẹp nhân cách của Kiều: sống cho người khác chứ không phải sống cho mình.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

– Nội dung: Hai câu thơ cuối là tiếng khóc nức nở tuyệt vọng của Kiều. Nguyễn Du đã khéo léo kết hợp hai thán từ chỉ sự đau đớn “ôi”, “hỡi”; điệp lại tên Kim Trọng hai lần ; hai dấu chấm than ngăn cách vế câu cùng sự thay đổi nhịp thơ sang 3/3 để nhấn mạnh nỗi đau nhân đôi của Kiều. Kiều đã nhận tất cả lỗi về mình. Không phải do nàng không còn yêu Kim Trọng nữa. Sự dang dở của tình yêu là do tác động của hoàn cảnh khách quan mang lại. Kiều hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Kiều là cô gái giàu đức hi sinh, lòng vị tha, luôn vì hạnh phúc của người mình yêu.

Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TÂM SỰ NÀNG THÚY VÂN

Nghĩ thương lời chị dặn dò Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh Chị yêu lệ chảy đã đành

Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ô kìa sao chị ngồi im Máu còn biết chảy về tim để hồng Lấy người yêu chị làm chồng

Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn Mấp mô số phận vuông tròn

Đất không thể dấu linh hồn đòi yêu

Là em nghĩ vậy thôi Kiều Sánh sao đời chị ba chiều bão giông Con đò đời chị về không

Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò Em chưa được thế bao giờ

Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao Giấu đầy đêm nỗi khát khao

Kiều ơi em đợi kiếp nào để yêu.

(Trương Nam Hương)

1/ Nêu ý nghĩa nhan đề Tâm sự nàng Thuý Vân của nhà thơ Trương Nam Hương? 2/ Chỉ ra và nêu ý nghĩa các từ láy trong văn bản? 3/ Bốn câu thơ cuối gửi gắm bức thông điệp gì của nhà thơ Trương Nam Hương?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm nhận của em về hình ảnh của Thuý Vân trong bài thơ của Trương Nam Hương qua sự đối chiếu so sánh với nhân vật này trong đoạn trích Trao duyên.

Trả lời

1/ Nhan đề Tâm sự nàng Thuý Vân của nhà thơ Trương Nam Hương: tác giả đã hoá thân vào nhân vật Thuý Vân trong Truyện Kiều để nói hộ tâm sự của nàng: vừa thương thân phận chị ( Thuý Kiều) vừa thương chính thân phận mình và cũng không ít trách móc dỗi hờn.

2/ Các từ láy trong văn bản: dặn dò;thể thắt;Sụt sùi;Mấp mô;hẹn hò;khát khao

Ý nghĩa các từ láy: vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng của nàng Thuý Vân. Hiện ra một Thuý Vân xót xa đau đớn trong một tình yêu đầy bi kịch với chàng Kim Trọng, đồng thời diễn tả sự cảm thông của nhà thơ Trương Nam Hương về khát vọng một tình yêu chân chính của nàng.

3/ Bốn câu thơ cuối gửi gắm bức thông điệp của nhà thơ Trương Nam Hương: nói không với hôn nhân không tình yêu.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

– Nội dung:

+ Thuý Vân của Nguyễn Du trong cảnh Trao duyên không nói một lời nào. Với Nguyễn Du, nàng chỉ là nhân vật phụ. Nàng xuất hiện chỉ để Nguyễn Du khắc hoạ bi kịch của Kiều.

+ Với Trương Nam Hương, Thuý Vân không còn là nhân vật phụ nữa. Cũng như Kiều, nàng hiện lên với một bi kịch nội tâm không dễ chia sẻ vì chị mà nhận lời trao duyên nhưng cũng vì thế mà trái tim nàng vĩnh viễn không được biết đến tình yêu.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hai câu đầu khi Kiều ngỏ lời như vậy? “Cậy” có nghĩa như thế nào? Tại sao không thay bằng những từ khác đồng nghĩa? “Chịu lời” nghĩa là gì? Vì sao Kiều không nói là nhận lời? Em có suy nghĩ gì về cử chỉ này qua lời thoại?

Trả lời

– Những điều quan trọng, thiêng liêng: cậy, chịu, lạy, thưa.

– “cậy” là giúp đỡ chứ không phải nhờ.

+ Thanh trắc à âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói > + Hàm ý hi vọng tha thiết, có ý tựa nương, gửi gắm, vật nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt.
=>“cậy” là thể hiện niềm tin,chỉ có em là người tin cậy nhất. Vì thế, “cậy” có sức nặng của niềm tin hơn.

– “Chịu lời” chứ không phải nhận lời”. Khi nói “nhận lời” là người khác có thể chối từ, còn khi nói “chịu lời” là bắt người mình tin phải nghe theo không thể chối từ.

– “Ngồi lên – lạy- thưa”: là những thái độ của người bề trên hoặc với những người có ơn với mình.

– kiều lạy là lạy đức hy sinh cao cả của Thúy Vân, bởi rồi đây Thúy Vân phải chấp nhận cưới một người không yêu mình:

“Lấy người yêu chị làm chồng,
Đời em thể thoắt một vòng oan khiên”.

Hai câu đầu đoạn trích, ta nhận ra dù trong hoàn cảnh tan nát lòng thì Thúy Kiều vẫn dùng những lời lẽ đoan trang tế nhị.

II. Các đề văn về đoạn trích Trao duyên

Các đề văn về bài Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được THPT Sóc Trăng tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.

Đề 1: Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Đề 2: Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Đề 3: Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Đề 4: Phân tích nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

Đề 5: Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

Đề 6: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Đề 7: Cảm nhận đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề 8: Phân tích 18 câu thơ đầu đoạn trích Trao duyên

Đề 9: Phân tích 14 câu giữa của bài trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Với các câu hỏi cho bài Trao duyên và các đề văn về đoạn trích Trao duyên ở trên, THPT Sóc Trăng đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.

Tuyển tập các đề văn về đoạn trích Trao duyên cùng các câu hỏi cho bài Trao duyên thường gặp trong các đề thi, đề kiểm tra xoay quanh bài thơ các em cần tham khảo và ghi nhớ

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)