Em không được nghỉ bao nhiêu ngày

Được nghỉ không lương bao nhiêu ngày?

Lê Hồng Minh (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) hỏi: "Trường hợp người lao động (NLĐ) đã hết ngày phép năm nếu có việc đột xuất phải nghỉ không lương thì được nghỉ bao nhiêu ngày? Tự ý bỏ việc không lý do chính đáng có bị sa thải?".

  • Tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương vẫn được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

  • NÓNG: Chưa tiếp nhận hồ sơ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương

  • Nhiều quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương có lợi hơn cho NLĐ

  • Những điều cần biết khi nghỉ không lương

Luật sư Đặng Anh Đức, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trả lời: Điều 115 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định NLĐ được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Trường hợp này thì NLĐ không phải xin phép NSDLĐ nhưng phải có thông báo (tin nhắn, cuộc gọi, email...). Ngoài ra, NLĐ còn có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên mà số ngày nghỉ không lương có thể dài, ngắn khác nhau. Nếu NSDLĐ không cho nghỉ thì NLĐ không được tự ý nghỉ. Theo điểm e khoản 1 điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2019, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Còn khoản 4 điều 125 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được NSDLĐ áp dụng trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:

(1) Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.

(2) Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:

- Trường hợp (1): Phải thông báo với người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…

- Trường hợp (2): Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn nhất 


2. Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:

Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.

Người lao động được nghỉ 01 ngày.

Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Bộ luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Theo quy định, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng.

Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?” Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương mới nhất

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cho phép người lao động đáp ứng đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau nhưng tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần.

1 tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày​?

Câu hỏi: Đầu tháng, em đã nghỉ do viêm ruột thừa 14 ngày, nay lại mắc Covid-19 nhưng kế toán không đồng ý làm chế độ bảo hiểm xã hội cho em do khẳng định em đã vượt quá số ngày nghỉ trong một tháng. Xin hỏi, kế toán trả lời như vậy có đúng không?

Chào bạn. Theo Điều 25, 26 Luật Bảo hiểm xã hội, bạn có thể được nghỉ hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng được điều kiện hưởng ốm đau. Theo đó, thời gian hưởng được quy định như sau:

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Như vậy, thời gian hưởng phụ thuộc công việc như sau:

1. Làm việc trong điều kiện bình thường

-  Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày.

-  Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau 40 ngày.

-  Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau 60 ngày.

2. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên

-  Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau 40 ngày.

-  Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau 50 ngày.

-  Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau 70 ngày.

Như vậy, pháp luật hiện hành không giới hạn số ngày được hưởng chế độ ốm đau trong 1 tháng àm chỉ giới hạn số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong 01 năm. Vì vậy, kế toán trả lời bạn như vậy là không có cơ sở. 

Hiện nay, bạn được tiếp tục nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội nếu có giấy ra viện hoặc giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nếu cung cấp đủ giấy tờ và đủ điều kiện, bạn có thể nghỉ ốm nhiều lần và nhiều ngày trong 01 tháng miễn không vượt quá số ngày nghỉ ốm đau tối đa trong 01 năm. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu bạn nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế..


 

1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?

Câu hỏi: Chào luật sư. Tôi mắc bệnh viêm gan vi rút B mạn tính và đang điều trị dài ngày. Một năm, tôi được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày có hưởng bảo hiểm xã hội nếu điều trị bệnh này?

Chào bạn. Theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT, bệnh viêm gan vi rút B mạn tính thuộc một trong các bệnh được điều trị dài ngày.

Theo khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Trong quá trình điều trị, nếu hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian hưởng cụ thể như sau:

Đối tượng

Tỷ lệ hưởng

180 ngày đầu

75%

Hết 180 ngày mà có dưới 15 năm đóng BHXH

50%

Hết 180 ngày mà có từ 15 năm đến dưới 30 năm đóng BHXH

55%

 Hết 180 ngày mà có từ 30 năm đóng BHXH trở lên

65%

Theo đó, mức hưởng như sau:

Mức hưởng theo tháng = Tiền lương tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng x số tháng nghỉ việc hưởng ốm đau.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau (ví dụ, tháng nghỉ việc từ ngày 25/4 đến hết ngày 24/5).

Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau (khoản 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội).

Mức hưởng theo ngày: 

Mức hưởng  =

Tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x số ngày nghỉ x tỷ lệ hưởng

24

Trên đây là giải đáp 1 tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Người lao động nghỉ ốm cần giấy tờ gì để được hưởng BHXH?

Page 2

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể về chế độ ốm đau của người lao động. Vậy người lao động được nghỉ ốm bao nhiêu ngày trong 1 năm?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi pháp luật hiện nay có quy định việc người lao động được nghỉ ốm bao nhiêu ngày hay không? Cụ thể thế nào?

Thông tin đến bạn như sau:

Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. 

Theo đó, người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Theo quy định, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm của người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều kiện làm việc

Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường (khoản 1, Điều 26)

Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên (khoản 1, Điều 26).

Thời gian nghỉ ốm tối đa

- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: được nghỉ ốm 30 ngày

- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 40 ngày;

- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 60 ngày.

- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 40 ngày;

- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 50 ngày;

- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 70 ngày.

- Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng chế độ ốm đau như sau:

+ Tối đa 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau là 180 ngày nhưng vẫn tiếp tục điều trị thì vẫn được hưởng tiếp chế độ ốm đau nhưng với mức thấp hơn và thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Có thể thấy pháp luật không quy định về việc 1 năm người lao động được nghỉ ốm bao nhiêu ngày mà chỉ quy định về thời gian nghỉ ốm tối đa để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian này phụ thuộc vào số năm người lao động tham gia BHXH.

1 năm được nghỉ con ốm bao nhiêu ngày?

Câu hỏi: Con tôi hay ốm và phải nằm viện điều trị nhiều đợt. Tôi cứ phải xin nghỉ làm để chăm con. Cho tôi hỏi 1 năm người lao động được nghỉ con ốm bao nhiêu ngày?

Chào bạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm và đồng thời có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều 27 Luật này cũng quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng đã nêu rõ về số ngày nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau được nêu rõ cụ thể:

- Số ngày nghỉ khi chăm con dưới 03 tuổi là tối đa 20 ngày làm việc. Chăm con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi tối đa 15 ngày làm việc.

- Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần.

- Thời gian nghỉ chăm con ốm được tính kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Bạn có thể căn cứ vào quy định trên cũng như tình trạng sức khỏe của con mình để tính số ngày nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau phù hợp.

HieuLuat vừa giải đáp thông tin 1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Người lao động nghỉ ốm bị trừ lương thế nào?

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Video liên quan

Chủ đề