Em tự hào nhất điều gì ở làng của em

* bn tham khảo nha*

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời.  Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.

(TuanVietNam) - Tôi là người Việt Nam! - Đó là một tâm thế hiên ngang nhất, một tư thế mạnh mẽ nhất mà một người Việt nào cũng muốn có khi đặt chân lên ngôi làng toàn cầu. Hành trang của người Việt ta là gì để có thể ngẩng cao đầu được như vậy?

Ba ngày Tết, thử nghĩ về cội rễ của niềm tự hào, thử ngẫm lại cái “lý do tự hào” và thử lạm bàn chuyện định nghĩa lại niềm tự hào Việt và định danh lại phẩm chất Việt, giá trị Việt…

Thảng hoặc, đối diện câu hỏi: “Bạn tự hào gì về Việt Nam?” - sẽ có không ít người lúng túng. Lúng túng, vì phải chọn trong rất nhiều điều hiện lên trong đầu: quá khứ hào hùng của dân tộc; thiên nhiên tươi đẹp; những con người chân chất, cần cù và lúc nào cũng có ý chí vươn lên…

Hội An, trăm năm, phố cổ vẫn trầm mặc bên sông Hoài, nhưng vắng khách. Và rồi, khi Hội An được vinh danh “di sản văn hóa thế giới”, thì nhiều người tìm đến để chiêm ngưỡng “cho thỏa niềm tự hào”. Họ - người Việt, đã tìm đến vì một niềm tự hào rất chính đáng về một vùng đất “quê mình”. Có người còn chờ đợi một cái gì đó lộng lẫy, choáng ngợp.

Em tự hào nhất điều gì ở làng của em

Một góc Hội An. Ảnh: hoianblan.com 

Nhưng không phải. Hội An không phải là một kiến trúc nguy nga như cung điện Ấn Độ hay kim tự tháp Ai Cập, nhưng là nơi hội tụ của các nền văn minh, là một thế giới thu nhỏ về văn hóa, là hội quán của người Hoa, là ngôi nhà đậm chất Việt Nam, là kiến trúc của người Pháp, là cầu chùa của Nhật Bản, là quán bar của Tây Ban Nha... Đó cũng là một biểu tượng đẹp cho cái khát vọng mà loài người muôn đời hướng đến: Loài người sống chung một cách hòa bình.

Rõ ràng, Hội An không có nhiều thứ để “coi”, nhưng lại có quá nhiều điều để “cảm” bởi chiều sâu văn hóa của nó. Và chắc hẳn, người Quảng Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung sẽ rất tự hào khi được chia sẻ và bảo tồn cái di sản này cho nhân loại.

Một di sản khác, cồng chiêng Tây Nguyên cũng là niềm tự hào. Nhưng bản thân cái cồng, cái chiêng hay những âm thanh của nó phát ra không phải là di sản văn hóa nhân loại. Chính không gian văn hóa núi rừng, lễ hội, ánh lửa… làm nền cho tiếng cồng chiêng ngân lên mạnh mẽ trong âm thiêng vang vọng của đại ngàn như những gởi gắm ước vọng của già làng, trưởng bản… thì đó mới là di sản. Do vậy, nếu ta đặt tiếng cồng chiêng lạc lõng giữa không gian nhà hát hay phố xá, thì là đang hủy hoại những phẩm chất độc đáo của giá trị văn hóa này.

Yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, nghĩa là nghĩ về “cây đa bến nước đình làng”, hay là chạm đến một thứ gì đó khác vẫn được gọi là “hồn thiêng sông núi”? Yêu một người, tự hào về một người, nghĩa là yêu cái hình hài bên ngoài, hay là chạm đến tâm hồn, tư tưởng và tính cách của người ấy, chia sẻ được ý thức hệ của họ? Ta tự hào là thành viên trong gia đình vì nhà ta giàu, bố ta làm chức to hay vì mái ấm này mang lại hạnh phúc, là điểm tựa hun đúc cho mọi thành công và là nơi chốn bình yên để quay về?

Khách quốc tế đến thăm, ta sẽ mời họ dùng rượu ngoại, ăn thức ăn nhanh hay mời họ bát nước trà còn thoảng hơn sen, dùng thử cái đậm đà của nước mắm để họ được tiếp xúc với những cái tinh túy của một nền văn hóa Việt?

Rõ ràng, có một liên hệ sâu hơn, gốc rễ hơn, căn cơ hơn của niềm tự hào: các giá trị. Giá trị - nghĩa là những giá trị cảm nhận, những chuẩn mực hành vi chung được xã hội thừa nhận rộng rãi và thường mặc nhiên được xem là điểm khác nhau giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác. Và đó chính là một cách để ta có thể định nghĩa lại khái niệm “tự hào” mà ta quen dùng, quen hiểu bấy lâu nay.

Thử nhìn lại, người Trung Quốc chắc hẳn rất tự hào về Vạn Lý Trường Thành, nhưng người Trung Quốc sẽ tự hào hơn nếu Tần Thủy Hoàng để lại cho đời những giá trị nền móng cho một thiên hạ thanh bình và thịnh vượng dài lâu sau khi ông qua đời. Trong khi, niềm tự hào về những giá trị mà các bậc thánh nhân như Khổng Tử, Lão Tử… truyền lại thì vẫn còn rất nhiều ý nghĩa cho đến tận ngày hôm nay; Angkor kỳ vĩ và tráng lệ, nhưng hậu triều đại Jayavaman thì đã không còn giữ được sự vĩ đại như thế…

Rõ ràng, giá trị không phải được xây dựng và trường tồn bằng quyền lực, bằng những công trình kỳ vĩ, bằng tiền bạc…, mà phải là những gì mang đậm chất văn hóa, chất tư tưởng hun đúc nên con người.

Chúng ta cũng vậy. Người Việt có thể ít khi nhớ đến những đền đài lăng tẩm, nhưng luôn nhớ những tư tưởng của ông cha ta thuở trước, những giá trị vẫn thở nhịp thở của thời đại như tuyên ngôn về nền tảng văn hóa “khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh” của cụ Phan Chu Trinh, vẫn nhớ những lời giảng về quản trị xã hội của Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân…"

Những giá trị vượt không gian và vượt thời gian mà cha ông và tổ tiên ta để lại, những giá trị mà khiến ta có thể ngẩng cao đầu trước thế giới mới thực sự là những điều quý giá, mới thực sự khiến cho chúng ta tự hào. Nhưng những giá trị truyền thống này vẫn chưa đủ, ta còn cần phải hướng đến những giá trị mới, tiếp nhận những đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Chúng ta kế thừa, và chúng ta cũng phải luôn biết bồi đắp cho những điều làm nên con người và tâm hồn Việt Nam hiện đại.

Em tự hào nhất điều gì ở làng của em

Bề dày văn hóa, hệ giá trị … mới chính là khởi nguồn của thành công, là căn nguyên của hạnh phúc và cũng là cội rễ của niềm tự hào của một con người, một gia đình, một tổ chức, cũng như một quốc gia. Ảnh: timnhanh.com

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ không tự hào về những nhà chọc trời lộng lẫy, về lượng khí tài quân sự mạnh mẽ, về một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới… Điều mà họ tự hào nhất chính là “giấc mơ Mỹ” và “giá trị Mỹ”. Sự chiến thắng của Obama là một minh chứng hùng hồn cho những điều này.

Giá trị Mỹ là gì? Nhiều lắm, chẳng hạn như: yêu chuộng sự tự do cá nhân, sự đột phá, mái ấm gia đình, sự giàu có tri thức trong giáo dục…. Giấc mơ Mỹ là gì? Nhiều lắm, chẳng hạn như: “ai cũng có thể thành công”. Đó chính là khởi nguồn của mọi thành công trên nước Mỹ và của nước Mỹ. Vì nếu không có những giá trị này, thì có lẽ không bao giờ có chuyện một người đàn ông trẻ tuổi, da màu, chưa có thành tích gì đáng kể… có thể bước chân vào Nhà Trắng.

Tự hào về những thành công đã có của mình là một niềm tự hào chính đáng. Nhưng sẽ chính đáng hơn nếu ta nói cho thế giới biết rằng thành công ấy đạt được bằng cách thức nào. Và sẽ hoàn hảo hơn nữa, nếu cách thức đạt được thành công ấy dựa trên một hệ giá trị mà ta tôn thờ - đó là “giá trị Việt”.

Giá trị Việt hiển hiện trong từng món ăn, thức uống, trong từng cách hành xử, trong từng ngôi nhà, trong từng cơ quan, trường học… quanh ta. Và những giá trị văn hóa này, những cội rễ của niềm tự hào này cũng thường là những gì có thể cảm nhận được chứ không phải là những thứ có thể nhìn thấy hay cầm nắm được.

Khi có một ước vọng lớn cho tương lai của mình, chẳng hạn như: tôi muốn trở thành người giàu nhất Châu Á. Ước mơ đó thật là đẹp! Tuy nhiên, nó sẽ càng đẹp hơn khi nhìn thấy rõ ta sẽ trở nên giàu nhất châu Á bằng cách nào. Và điều tuyệt đẹp là nếu ta biết được cách thức đó được đưa ra và thực hiện dựa trên việc định danh lại những giá trị Việt, phẩm chất Việt. Chẳng hạn, đó là tính kiên cường, lòng vị tha, sự tín thực, tính kỷ luật, tinh thần phụng xã hội, tư duy toàn cầu…

Bề dày văn hóa, hệ giá trị … mới chính là khởi nguồn của thành công, là căn nguyên của hạnh phúc và cũng là cội rễ của niềm tự hào của một con người, một gia đình, một tổ chức, cũng như một quốc gia.

Rõ ràng, mỗi người Việt chúng ta đang có một thách thức rất lớn phía trước: hướng đến những giá trị Việt mới, nền văn hóa mới. Những cội rễ của niềm tự hào này, khi được được nhân rộng và lan tỏa khắp thế giới, sẽ khiến ta luôn tự hào mỉm cười chào thế giới: “Tôi là người Việt Nam!”.

Theo Giản Tư Trung / Tuần VietNamNet

Gợi ý :a) Quê em ở đâu?b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?

Em tự hào nhất điều gì ở làng của em
- Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ,họ hàng của em sinh sống …- Quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố…- Nếu em biết ít về quê hương , em có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ . a) Quê em ở đâu?+ Đồng bằng + Trung du + Miền núi + Miền biển + Miền sông nước + Thành phốb) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?+ Cổng làng ( Xóm làng+ Dòng sông+ Ngọn núi+ Hồ nước….)c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?- Đồng lúa chín vàng (- Đêm trăng sáng tỏ - Đồi chè xanh mát - Đồi núi trập trùng - Sông nước mênh mang - Bình minh biển gọi) - Thả diều trên đồng (- Vui múa đêm trăng - Bến nước chiều về - Phiên chợ vùng cao - Kéo lưới trên biển)d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?+ Yêu quý , tự hào+ Yên bình , êm ả+ Giàu đẹp, mến khách+ Trung dũng, kiên cường+ Đoàn kết vươn lên

Tóm tắt các ý chính:

- Nông thôn hay thành thị, miền núi hay vùng biển…- Em yêu cảnh: sông, suối, núi, cây cối, đồng ruộng, nhà cửa, phố xá….- Em nhớ nhất là được đi thả diều, câu cá, tắm biển, đi siêu thị…

- Yêu quê hương, tự hào về quê hương…



Một vài chú ý khi viết đoạn văn :- Em viết đoạn văn thật cẩn thận, chú ý câu mở đoạn câu kết đoạn.- Đầu đoạn lùi đầu dòng, viết hoa, và cuối đoạn đặt dấu chấm.- Xem số lượng câu đã đảm bảo chưa?- Các câu văn có cùng viết về quê hương em sinh ra hay đang sinh sống chưa?- Đã viết câu thể hiện tình cảm của em với quê chưa?- Đừng quên soát lỗi chính tả, dấu câu.- Hãy đọc lại đoạn văn nhiều lần nhé.

Đoạn văn 1 : Viết về quê em ở đồng bằng Sông Hồng

Quê em là một làng nhỏ ven sông Hồng. Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ, trong hương thơm ngào ngạt của đồng lúa chín. Một vùng quê hiền hòa, yên tĩnh. Nơi đây có những vườn cau xanh mướt. Những hồ nước trong mát. Những con đường làng chạy quanh co. Con mương nước nở tím hoa bèo. Chiếc cầu nhỏ bắc ngang, dòng mương kia, nước trong như dòng sữa mẹ. Có hồ sen, giếng nước, có lũy tre cao ngất rì rào ca hát trưa hè, có những vườn rau xanh rờn. Xa xa trên đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Em nhớ nhất những chiều đựợc thả diều cùng đám bạn và ngắm nhìn đàn trâu no cỏ đi về . Em yêu quí, tự hào về quê hương em, dù đi xa em vẫn nhớ về quê hương.

Đoạn văn 2 : Viết về quê em ở miền núi phía Bắc

Quê em ở thành phố Bắc Kạn. Nơi đây có một dòng sông rất đẹp, hiền hòa chảy qua. Dọc bên bờ sông là những dãy nhà cao tầng mọc lên san sát. Đường phố lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp. Ban đêm thành phố lung linh trong ánh đèn của các siêu thị và nhà hàng. Thành phố của em thật là đẹp, em rất yêu và tự hào về thành phố của em. Em sẽ chăm chỉ học tập để mai sau lớn lên sẽ góp phần xây dựng thành phố của mình xanh, sạch và đẹp hơn.

Đoạn văn 3 : Viết về quê em ở đồng bằng Bắc Bộ:

Quê em ở ngoại thành Hà Nội. Nơi đây có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn một màu xanh mơn mởn. Xa xa là xóm làng núp dưới những vườn cây sum suê hoa trái. Dãy núi tím ngắt mờ xa lấp ló chân mây. Hàng bạch đàn lao xao trong gió. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Vào mùa lúa chín, cánh đồng trông như như một tấm thảm màu vàng nhung. Ngày mùa, đồng quê rộn tiếng nói cười. Những chú trâu nhở nha gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Chiều chiều, nơi bãi cỏ rộng trên đê, em nằm ngắm bầu trời mây trôi, ngắm mặt trời lặn sau dãy núi cao cao kia. Em lắng nghe con sông hiền hòa thì thầm kể chuyện tháng ngày cần mẫn chảy bên làng. Em thấy cây cầu bắc qua sông nối đôi bờ, suốt ngày rộn tiếng xe đưa người qua lại. Đẹp nhất là những đêm trăng sáng, sân nhà văn hóa thôn em rộn tiếng vui đùa. Em chơi đến tận khuya. Đêm về, trong giấc ngủ, em vẫn thấy trăng vàng chảy khắp thôn quê. Quê em đẹp lắm! Em rất tự hào về vẻ đẹp thanh bình của quê hương em.

Đoạn văn 4 : Viết về quê em miền trung du

Em sinh ra và lớn lên ở miền trung du hiền hòa. Nơi đây phong cảnh thật đẹp. Dọc con sông Thao những vườn chuối xanh ngút ngàn. Trập trùng trong nắng mai là những đồi cọ xòe ô xanh mát. Những đồi chè bát ngát chạy nối nhau tít tận chân trời. Dòng sông uốn lượn đẹp như dải lụa đào, chở nặng phù sa. Từ triền đê lộng gió, em ngắm nhìn những đồng lúa trổ đòng ngát hương thơm. Em thấy làng quê em ẩn hiện giữa những vườn cây sum suê hoa trái. Nơi đó có nhà em ở. Mái nhà sàn dưới chân núi bình yên, giản dị. Những con đường làng đất đỏ cong cong theo ruộng đồng, ôm lấy những bãi ngô, nương chè và thấp thoáng những nếp nhà đơn sơ giữa màu xanh của núi đồi. Trong ánh hoàng hôn, khói cơm chiều lan tỏa trong sương tạo nên khung cảnh vừa huyền hoặc vừa bình yên vô cùng. Em thấy quê em thanh bình và đáng yêu quá! Em sẽ mãi không bao giờ quên những hình ảnh đẹp của quê em.

Đoạn văn 5 : Viết về quê em ở đồng bằng ven biển

Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung. Nơi đây có bãi cát trắng chạy dài theo biển. Quanh năm, sóng biển vỗ ì oạp, tung bọt trắng liếm vào bờ. Sáng sáng, mặt biển lung linh trong nắng sớm. Từng đoàn thuyền đi lưới cá về cập bến. Bến cá rộn lên tiếng nói cười mua bán. Nơi kía là xóm vạn chài em đó. Những mái nhà khuất sau rặng dương cao vút. Bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng quanh co cũng được tráng bê tông. Giữa làng là ngôi trường em học. Ngày ngày vang lên giọng đọc bài ê a hòa trong tiếng sóng biển ngàn đời. Quê em vui nhất vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông. Trẻ con rộn ràng trong tiếng trống hội. Người đến xem đông nghịt. Chúng em xúng xính trong quần áo mới đi theo đoàn rước lễ. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết.

Đoạn văn 6 : Viết về quê em sông nước Miền Tây


Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây có những con kênh chở nặng phù sa, bồi đắp cho những cánh đồng bát ngát cò bay thẳng cánh. Nơi đây có vườn cây ăn trái trải dài, vườn nối tiếp vườn, quả thơm trái ngọt sai lúc lỉu. Hai bên bờ kênh là những hàng dừa nước chạy dài tít tắp. Ngày mùa, những ruộng lúa chín vàng xuộm. Bà con quê em khẩn trương thu hoạch lúa. Từng xe bò, xe máy kéochở lúa kìn kịt về sân phơi hoặc về nhà máy sấy. Mùa lúa chín cũng là mùa sầu riêng, mùa xoài. Đường làng ngát hương lúa quyện lẫn mùi xoài ngọt, mùi thơm nồng nàn của sầu riêng. Tiếng trò chuyện gọi nhau í ới lẫn tiếng xuồng ghe máy chở lúa rộn vang cả buổi chiều. Thấp thoáng trong nắng cuối ngày, vài chú trâu còn mải mê gặm cỏ. Trên đồng rộng, bọn trẻ chúng em nô đùa, chạy nhảy thỏa thích. Người dân quê em hiền hòa và mến khách . Em thấy quê em thật thanh bình và trù phú. Em rất tự hào về sông nước Miền Tây quê hương em.

_____________________________Source:vantieuhoc.com___________________