Frontotemporal dementia là gì

Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn mà khoa học chưa hiểu hết nên hiệu quả điều trị còn thấp và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.

1. Bệnh suy giảm trí tuệ mạch

Suy giảm trí tuệ mạch (Vasaular dementia) là căn bệnh sa sút trí tuệ thường gặp, yếu tố gây bệnh là vì não không nhận đủ máu do mạch bị tắc, làm cho tế bào không nhận được máu, gây thiếu oxy và dưỡng chất, tạo nên hiện tượng loạng quạng. Nguyên nhân gây bệnh còn có lý do mắc bệnh đột quỵ, đái tháo đường và cao huyết áp.

 Ảnh minh họa

2. Sa sút trí tuệ hỗn hợp

Sa sút trí tuệ hỗn hợp (Mixed Dementia) là căn bệnh do trên một nguyên nhân, kể cả bệnh Alzheimer và suy giảm trí tuệ do mạch máu gây ra.

3. Bệnh sa sút trí tuệ thể DLB

Sa sút trí tuệ đi thể DLB (Lewy Body Disease) hay còn gọi là bệnh DLB là căn bệnh dễ nhận biết là có nhiều cặn protein bất thường hay các chất Lewy có trong các tế bào thần kinh thùy não. Các chất cặn lắng này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm suy giảm nhận thức và hành vi, làm cho chân tay bị run. Đây là căn bệnh khó chữa bởi có nhiều bí ẩn mà đến nay khoa học chưa khám phá hết .

4. Bệnh mất trí nhớ Parkinson

Bệnh mất trí nhớ Parkinson, gọi tắt PDD là bệnh thần kinh mãn tính tăng dần và ở giai đoạn cao, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của con người. Tuy không phải tất cả những người mắc bệnh Parkinson đều dẫn đến sa sút trí tuệ, nhưng nó lại có cơ chế giống như bệnh mất trí nhớ thể Lewy nêu ở trên. Triệu chứng thường gặp như run tay, co cơ và gặp khó khăn trong phát ngôn. Các vấn đề liên quan đến suy nghĩ như nói năng và nhận thức cũng bị ảnh hưởng.

5. Bệnh sa sút trí tuệ trán - thái dương

Sa sút trí tuệ trán-thái dương (Frontotemporal Dementia, gọi tắt FD) là một dạng bệnh khá phổ biến trong nhóm bệnh về sa sút trí tuệ, rối loạn hiếm gặp do tế bào não ở thùy trán thái dương bị tổn thương gây ra. Căn bệnh này còn có tên là Pick’s disease, ảnh hưởng đến tính cách cá nhân, làm suy giảm kỹ năng giao tiếp xã hội, thường gặp ở nhóm người trên 65. Tuy không làm mất trí nhớ nhưng lại làm thay đổi tính cách. Ví dụ bệnh nhân không có khả năng tự kìm chế, không quan tâm đến công việc gia đình. Trước đây, căn bệnh này được xếp là bệnh tâm lý nhưng ngày nay qua nghiên cứu người ta phát hiện thấy là do suy thần kinh, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ có tác dụng tích cực.

6. Bệnh suy giảm trí tuệ CJD

Suy giam trí tuê CJD (Creutzfeldt- Jacob Dementia) là căn bệnh rối loạn thần kinh thoái hóa hay còn được gọi là bệnh bò điên. Căn bệnh này diễn ra rất chậm, tỷ lệ mắc bệnh 1/1 triệu người và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nguyên nhân gây bệnh là do virút gây ra, can thiệp vào não làm rối loạn các chức năng vốn có và gây suy giảm trí nhớ. Triệu chứng đa dạng như mất trí nhớ, suy giảm khả  năng phát ngôn, gây lộn xộn, đau cơ, co giật cơ bắp và ảnh hưởng trực tiếp quá trình điều phối khả năng đi đứng, di chuyển của con người và thường gây ngã, mắt mờ kèm theo ảo giác.

7. Bệnh NPH

NPH (No rma l P r e s s u r e Hydrocephalus) là bệnh tràn dịch não áp lực bình thường hay phình nước trong não thất là căn bệnh liên quan đến sự tích tụ dịch tủy não trong các khoang của não. Do không thoát được nên dịch ứ này đã làm tăng áp lực não, can thiệp đến chức năng não và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Những người mắc phải căn bệnh này thường đi lại khó khăn, mất cân bằng, đặc biệt là khả năng kiểm soát của bàng quang, ngoài ra nó còn gây suy giảm nhận thức, đặc biệt là kỹ năng nói, xử lý tình huống và khả năng trí nhớ của não.

8. Bệnh Huntington

Bệnh Huntington (Huntington’s disease) là căn bệnh mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến nhận thức hành vi và việc di chuyển của người bệnh. Các triệu chứng thường gặp như suy giảm chức năng nhớ, phân biệt đúng sai, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và nói năng khó khăn (hay nói lắp) ngoài ra còn xuất hiện tình trạng ảo giác, co giật không kiểm soát, kể cả cơ mặt và chân tay.

9. Suy giảm trí tuệ WKS

WKS là  căn bệnh suy giảm trí nhớ liên quan đến Hội chứng Wernickekosakoff Syndrome. Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu thiamine (vitamin B1), nhất là nhóm người hay lạm dụng rượu bia, suy dinh dưỡng và nhóm người mắc bệnh ung thư giai đoạn di căn, hoặc những người có  hormone tuyến giáp cao bất thường, nhưng người chạy thận dài kỳ và dùng liệu pháp lợi tiệu quá lâu để chữa bệnh tim. Triệu chứng của căn bệnh thường hay lẫn lộn, trí nhớ kém nhất là nhớ ngắn hạn và đôi khi xuất hiện cả tình trạng ảo giác.

10. Suy giảm nhận thức thể nhẹ

Suy giảm nhận thức thể nhẹ, gọi tắt là bệnh MCI là căn bệnh do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gây ra. Người mắc phải căn bệnh MCI thường dễ nhận biết là suy giảm trí nhớ và đôi khi còn ảnh hưởng đến nhận thức, phân biệt đúng sai  và do diễn ra chậm nên không gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày dễ bị bỏ qua. Người mắc bệnh thường có những thay đổi đáng kể về tính cách, như suy giảm trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, bồn chồn, bực tức. Đây chính là biểu hiện của căn bệnh suy giảm trí nhớ ở thể nhẹ do dùng thuốc chữa bệnh gây ra.

KHẮC HÙNG

(Theo Care2 -11/2011)


Mất trí nhớ được gọi là một hội chứng tập hợp các dấu hiệu gần giống với các bệnh lý về não. Mất trí nhớ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau và dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà sẽ phải áp dụng các biện pháp điều trị sao cho phù hợp.

1. Mất trí nhớ là gì?

Hội chứng mất trí nhớ xảy ra do các vấn đề về não đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa dần. Hiện tượng này gây suy giảm chức năng của vỏ não như sụt giảm về tư duy, nhận thức, trí nhớ, khả năng phán đoán, năng lực ngôn ngữ của người bệnh. Những thay đổi này sẽ càng nghiêm trọng hơn theo thời gian và gần như rất khó hồi phục, làm ảnh hưởng không nhỏ tới trí tuệ cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dựa trên các dấu hiệu và hậu quả gây ra cho người bệnh mà hội chứng mất trí nhớ sẽ được chia thành các dạng khác nhau, ví dụ như: mất trí nhớ sau sinh (có đến hơn 90% phụ nữ sau khi sinh gặp phải tình trạng này), mất trí nhớ tạm thời, mất trí nhớ người già,...

Người già là đối tượng dễ bị mất trí nhớ

Trong đó, tình trạng mất trí nhớ tạm thời (hay mất trí ngắn hạn) thường xảy ra đột ngột khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhớ lại những sự việc mới diễn ra, không nhớ được rằng mình đang ở đâu hay đến đây bằng phương tiện gì,...

2. Một số loại mất trí nhớ phổ biến

2.1. Bệnh Alzheimer

Đây là căn bệnh chiếm tỷ lệ rất cao, có đến 60 - 80% trường hợp bị mất trí nhớ do Alzheimer. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường nhẹ nhưng sau vài năm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Khó đưa ra ý kiến, nhận định;

  • Có vấn đề về khả năng viết hoặc nói;

  • Khi được hỏi về những chuyện xảy ra trong quá khứ hoặc liên quan tới thời gian thì hay cảm thấy bối rối, trí nhớ mù mờ;

  • Thường xuyên làm rơi mất đồ vật nhưng không thể tìm lại được do không nhớ thời điểm làm mất là khi nào, ở đâu;

  • Tính cách và tâm trạng thay đổi.

2.2. Sa sút trí tuệ não mạch

Đúng như tên gọi, sa sút trí tuệ não mạch là để chỉ tình trạng các mạch máu ở não bị tổn thương và hư hại dẫn đến suy giảm nhận thức. Bệnh có thể bắt nguồn từ một lần đột quỵ nghiêm trọng hoặc nhiều lần đột quỵ âm thầm mà bản thân người bệnh cũng không hề hay biết.

Khác với Alzheimer là người bệnh thường có biểu hiện mất trí nhớ ngay từ đầu, sa sút trí tuệ não mạch sẽ khởi đầu với triệu chứng khó đưa ra quyết định, khó khăn trong việc tổ chức, lập kế hoạch và phán đoán kém. Ngoài ra còn có thể đi kèm với những biểu hiện khác đó là:

  • Khó diễn đạt suy nghĩ và chậm hiểu;

  • Cảm xúc dễ bị thay đổi;

  • Gặp vấn đề về ghi nhớ;

  • Hay bị ngã và gặp trở ngại khi đi bộ;

  • Những âm thanh và địa điểm quen thuộc dần cảm thấy xa lạ không nhận ra.

2.3. Bệnh Parkinson

Chứng mất trí nhớ chiếm mất 50 - 80% quãng thời gian sống của những người bị Parkinson. Kể từ lần đầu tiên bệnh nhân khởi phát các triệu chứng của bệnh Parkinson thì 10 năm sau đó người bệnh sẽ bắt đầu bị sa sút trí tuệ.

2.4. Sa sút trí tuệ trán - thái dương (FTD)

Bệnh FTD là hệ quả của sự tổn thương các tế bào vùng não, cụ thể là ở thùy trán thái dương vốn có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc, cử động và lời nói, kỹ năng phán đoán và lập kế hoạch.

Triệu chứng ở các bệnh gây mất trí nhớ khá giống nhau

Các biểu hiện ở những người bị FTD:

  • Đột ngột mất kiểm soát đối với các tình huống trong cuộc sống;

  • Có sự thay đổi rõ rệt trong tính cách, hành vi;

  • Khó khăn khi giao tiếp: nghĩ mãi không ra từ mình định nói;

  • Cử động mất thăng bằng, tay chân run rẩy, co thắt cơ bắp không có chủ đích (giống chuột rút).

2.4. Mất trí nhớ dạng Lewy (DLB)

Sở dĩ có tên gọi Lewy vì đây là tên của nhà khoa học đã phát hiện ra sự phát triển bất thường của các tảng protein siêu nhỏ trong các tế bào thần kinh ở não, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

  • Kém minh mẫn;

  • Khó tập trung và khó suy xét hay đưa ra quyết định;

  • Đôi khi gặp ảo giác;

  • Thỉnh thoảng người ngây ra hoặc nhìn vô định vào khoảng không;

  • Hay buồn ngủ trong ngày (không phải do thiếu ngủ hoặc thức khuya);

  • Khả năng điều khiển vận động suy giảm (đi bộ, nói chuyện, đá chân);

  • Gặp khó khăn trong cử động, chậm chạp, run rẩy,...

2.5. Bệnh Creutzfeldt-Jakob (nhũn não hoặc bò điên)

Thể bệnh này gây biến đổi hình dạng, cấu trúc của các protein khỏe mạnh trong não và hậu quả là khiến cho bệnh nhân đột nhiên bị mất trí nhớ và ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng.

Khi bị bệnh bò điên, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như:

  • Khó đi;

  • Các cơ bị bóp thắt và co giật;

  • Phiền muộn, lo âu;

  • Hay bị nhầm lẫn;

  • Đưa ra nhận định không phù hợp;

  • Cảm xúc thay đổi một cách nhanh chóng;

  • Rối loạn giấc ngủ.

2.6. Giãn não thất áp lực bình thường

Nguyên nhân gây giãn não là do có nhiều chất lỏng tích tụ trong cơ quan này với những biểu hiện như đi bộ khó, kém tập trung, thay đổi hành vi, tính cách. Để điều trị thì cần phải hút bớt chất lỏng dư thừa ở não. Lượng chất lỏng này được hút từ não chuyển vào bụng và bác sĩ sẽ phải dùng một ống thông mỏng và dài (shunt).

2.7. Bệnh Huntington (múa giật)

Múa giật là tình trạng rối loạn não bộ có tính chất di truyền trong gia đình. Một em bé có thể bị Huntington từ khi bẩm sinh nhưng phải đến tận năm 30 - 50 tuổi mới xuất hiện các triệu chứng và những triệu chứng này cũng tương tự như các loại sa sút trí tuệ nêu trên như kém tập trung, mất dần ký ức và khả năng lý luận, tổ chức, lập kế hoạch, phán quyết,...

2.8. Hội chứng Korsakoff

Sự thiếu hụt nặng hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể do nghiện rượu là nguyên nhân gây nên hội chứng này với biểu hiện hay gặp nhất là suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên khác với những bệnh lý trên, người bệnh lại không gặp khó khăn trong việc tư duy và kỹ năng giải quyết các vấn đề xung quanh.

Người bị mất trí nhớ hay quên mất những thông tin cơ bản, quen thuộc hàng ngày

Bệnh mất trí nhớ xảy ra ở người già thường tăng nặng theo năm tháng và hầu như không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Chỉ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân bằng cách dùng thuốc làm chậm quá trình này, áp dụng tập vật lý trị liệu, khích lệ người bệnh tăng cường giao tiếp và tập luyện thể dục thể thao, trò chuyện với họ nhiều hơn và nhắc lại những kỷ niệm cũ thường xuyên để họ không bị mất đi những ký ức, kỷ niệm tốt đẹp trong cuộc đời.

Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng đón nhận những băn khoăn, thắc mắc của quý khách hàng về nhu cầu thăm khám chữa bệnh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký khám bạn nhé!

Video liên quan

Chủ đề