Giá dầu thế giới giảm mạnh

Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Trần Khát Trân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bên cạnh những quan ngại việc giá dầu thế giới liên tục tăng cao sẽ gây áp lực cho lạm phát đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước, các chuyên gia cho biết thêm đây là tác động ảnh hưởng có tính hai mặt.

Gia tăng khó khăn tới người nghèo

Theo tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Kinh tế, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu thế giới tăng rõ ràng tác động tích cực đến các nước xuất khẩu dầu mỏ. Song ngược lại, nó cũng sẽ gây khó khăn cho các nước nhập khẩu xăng dầu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu thô đồng thời nhập khẩu xăng dầu thành phẩm. Theo đó, các công ty sản xuất và thăm dò dầu khí có thể được hưởng lợi, còn lại khu vực sản xuất, dịch vụ liên quan đến tiêu dùng dầu xăng dầu và vận chuyển sẽ bị “đội” chi phí.

Đồng tình với nhận định trên, phó giáo sư, tiến sỹ Ngô Trí Long chỉ ra tỷ trọng thu từ xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 7-8 % trong thu ngân sách. Do đó, khi giá dầu thế giới tăng sẽ là hai mặt của một vấn đề, cụ thể tác động tích cực làm cho nguồn thu ngân sách tăng lên song cũng làm gia tăng áp lực lạm phát, bởi chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế.

“Mặt khác, trong bối cảnh vừa phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh COVID-19, các chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách ưu đãi về miễn, giảm, giãn thuế rất lớn cộng với giá xăng dầu tăng cao thì việc kiểm soát lạm phát cần phải được cảnh báo. Mục tiêu CPI tăng 4% (Quốc hội đề ra cho năm 2022) sẽ là thách thức rất lớn và trong hoàn cảnh này, người dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều khó khăn nhất,” ông Long nhấn mạnh.

Điều chính chính sách ngắn hạn

Trên thị trường, giá dầu thế giới liên tục “leo thang” và chính thức vượt ngưỡng 105 USD/thùng vào ngày 24/2. Trước đó, giá xăng E5 RON 92 trong nước đã tăng lên 25.532 đồng/lít và xăng RON 95-III là 26.287 đồng/lít từ ngày 21/2.

Song, ông Bình cũng dẫn chứng trong quá khứ, giá dầu thế giới đã có lúc gần chạm mốc 150USD/thùng vào tháng 7/2008 nhưng lại lao dốc về 40USD/thùng trong tháng 12/2008 và sau đó nhiều lần rung lắc quanh ngưỡng 100USD/thùng. Theo đó, mỗi lần giá dầu biến động lên, xuống mạnh đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam ở các mức độ khác nhau, dựa trên yếu tố nền tảng tại mỗi thời điểm.

Thời điểm hiện tại, ông Bình nhấn mạnh dịch bệnh đang ảnh hưởng rất nặng ở Hà Nội và ở một số tỉnh, song hoạt động sản xuất-kinh doanh tại các doanh nghiệp vẫn diễn ra sôi động. Cộng đồng, người dân đang hòa nhập với tư duy mới, phong cách mới và không còn quá quan ngại với dịch bệnh như trước đây.

“Do đó, mặc dù giá xăng dầu lên cao sẽ làm gia tăng tỷ lệ lạm phát, nhưng không quá quan ngại. Bởi, nền kinh tế trong quý 1/2022 vẫn được kỳ vọng sẽ khởi sắc rất mạnh với cách tiếp cận mới trong phòng chống dịch bệnh và các nguồn lực khác (như yếu nội lực, yếu tố đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tiến triển rất tốt). Gần đây, nhiều đánh giá trong nước và quốc tế cũng đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 sẽ cao hơn 2021. Riêng trong quý 1, tăng trưởng GDP được dự báo có thể lên trên 5 %,” ông Bình trao đổi.

Tiến sỹ Ngô Trí Long cũng nhấn mạnh lạm phát do rất nhiều yếu tố tác động chứ không phải chỉ riêng việc giá dầu, trong đó các chính sách tiền tệ, tài chính và thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tương đối lớn.

“Vì vậy, các chính sách kiểm soát lạm phát cần phải được chú trọng đồng thời có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực quản lý nâng cao hiệu quả và tiêu dùng tiết kiệm trong cộng đồng,” ông Long nói.

Theo ông Bình, tỷ lệ thuế và phí trên mỗi lít xăng tính trung bình tại các nước là khoảng 30-40 %, tuy nhiên không nên so sánh giá dầu bình quân của thế giới với Việt Nam vì phải nhìn nhận đến yếu tố thu nhập bình quân đầu người (cụ thể Việt Nam chưa thể tiếp cận với mức bình quân của thế giới 12.000USD/người/năm).

“Trên thực thế, mức thuế và phí trên hàng hóa xăng, dầu ở Việt Nam không phải là mức thấp và giá xăng, dầu đang nằm mức độ cao trong khu vực. Do đó, nếu Chính phủ điều chỉnh một mức thuế phù hợp trong thời điểm trước mắt sẽ giúp người dân thích ứng, làm quen với môi trường giá mới. Về dài hạn, chính sách có thể điểu chính nâng thuế về mức cũ cho phù hợp với tính chất thị trường,” ông Bình đề xuất./.

Hạnh Nguyễn (Vietnam+)

Lê Minh (Theo Reuters) 18:16' - 01/02/2022

BNEWS Giá dầu Brent giảm 28 xu Mỹ, hay 0,3%, xuống 88,98 USD/thùng vào lúc 16 giờ 20 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate của Mỹ giảm 0,2%, xuống 87,97 USD/thùng.

Giá dầu thế giới giảm trong phiên 1/2, nhưng vẫn gần mức cao kỷ lục trong bảy năm được ghi nhận trong tuần trước, do khả năng dự trữ của Mỹ tăng, dù Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+), có thể tăng sản lượng ở mức hạn chế và tăng trưởng nhu cầu mạnh. Giá dầu Brent giảm 28 xu Mỹ, hay 0,3%, xuống 88,98 USD/thùng vào lúc 16 giờ 20 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate của Mỹ giảm 0,2%, xuống 87,97 USD/thùng. Giá dầu chịu sức ép trước khả năng các báo cáo về nguồn cung của Mỹ trong tuần sẽ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này tăng. Các nhà phân tích nhận định dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ tăng 1,8 triệu thùng. Báo cáo đầu tiên là của Viện Xăng dầu Mỹ được công bố ngày 2/2 (theo giờ Việt Nam). Giá dầu Brent và dầu thô của Mỹ phiên cuối tuần trước chạm các mức cao kể từ tháng 10/2014, tương ứng là 91,7 USD/thùng và 88,84 USD/thùng. Tuy nhiên, đà phục hồi của giá dầu được cho là sẽ tiếp tục. OPEC + có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tăng dần sản lượng tại cuộc họp vào ngày 2/2./.

>>>Giá dầu thế giới khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua


Bản chất của dầu WTI

Giá dầu WTI là viết tắt của “West Texas Intermediate,” là dầu thô được sản xuất tại Mỹ. Nó còn được gọi là “dầu thô ngọt, nhẹ của Texas”.

Giá dầu thô WTI giao tháng 5 trong phiên giao dịch đêm 20/4 (giờ Việt Nam) tụt giảm chưa từng có trong lịch sử, giảm hàng trăm phần trăm xuống mức âm. Có thời điểm, giá dầu thô WTI xuống mức âm 40 USD/thùng. Vào thời điểm đóng cửa thị trường ngày 20/4, giá dầu thô WTI giao tháng 5 đã được chốt giá âm 37,63 USD/thùng.

Giá dầu WTI dươi 0 USD/thùng, không phản ánh giá xăng trong nước

Hiện nay, giao dịch dầu thô trên thị trường gồm 3 loại: Thị trường tương lai, thị trường quyền chọn và thị trường giao ngay. Giá dầu âm hơn 37 USD như trên là thuộc thị trường tương lai, là giá hợp đồng kỳ hạn tháng 5 và từ đêm 20/4 là thời điểm đáo hạn.

Đó là là mức giá phản ánh rằng nguồn cung đang vượt cầu nhiều. Các nhà đầu tư tính toán rằng, nếu nhận hàng vào tháng 5, trong khi khả năng Mỹ chưa tháo dỡ lệnh cách ly xã hội, vẫn hạn chế đi lại thì lượng tiêu thụ tiếp tục giảm mạnh, không có dấu hiệu hồi phục. Khi đó, cầu thấp hơn cung quá nhiều. Lượng hàng này không còn chỗ chứa, trong khi ngày 21/4 phải tất toán hợp đồng.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia xăng dầu giải thích: “Nếu không tất toán hợp đồng, bên mua phải thực hiện việc thanh toán thật, mua hàng thật. Như vậy, sẽ phải diễn ra hoạt động giao nhận hàng. Trong khi đó, việc giao nhận là rất khó khăn, tốn thêm chi phí. Cho nên người bán phải trả người mua tiền, để người mua tất toán, thanh lý hợp đồng này, để bên bán không phải làm việc giao nhận hàng ấy nữa”.

"Thực chất giá (-) 37,63 USD/thùng là mức giá được giao dịch giữa các trader trên sàn giao dịch chứ không phải là giá giao dịch giữa nhà sản xuất dầu thô và người sử dụng cuối cùng (nhà máy lọc dầu). Số lượng dầu giao dịch ở mức (-) 37,63 USD/thùng này rất thấp, ghi nhận khối lượng khoảng 600 ngàn thùng", đại diện PVN cho biết.

Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chia sẻ: 21/4 là ngày chốt hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2020. Vào ngày này, người mua hợp đồng này phải đưa ra quyết định có nhận lô dầu này hay không. Nếu nhận thì họ phải đóng hợp đồng và sẽ nhận lô dầu vật chất. Tuy nhiên, với tình trạng nhu cầu dầu thô sụt giảm mạnh trên thế giới do dịch Covid-19 hiện nay, dầu thô vẫn được sản xuất trong khi các kho chưa đầy và thuê kho để chứa là không thể hoặc với chi phí rất cao.

Do vậy, một số người sở hữu hợp đồng này đã quyết định “bán tháo” với mọi giá tại 2 giây cuối cùng của phiên giao dịch và giá khớp tại 2 giây cuối cùng này được coi là giá chốt phiên.

Tương tự, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cho hay: Nguyên nhân giá dầu WTI giảm kỷ lục vào ngày thứ 2 do việc bán tháo các hợp đồng tương lai sẽ đến hạn vào ngày thứ 3 (21/4). Khi hợp đồng đến hạn, người mua sẽ phải nhận 1.000 thùng dầu cho mỗi hợp đồng họ đã ký và giao hàng đến Cushing, Oklahoma, Mỹ. Đây là kho chứa dầu lớn tại Mỹ.

Giá xăng dầu trong nước không chịu tác động của giá dầu WTI.

Không tác động đến giá xăng dầu trong nước

Ngay khi giá dầu WTI thế giới đêm 20/4 giảm xuống dưới 0 đồng, đóng cửa ở mức giá âm 37,63 USD/thùng, nhiều người đã nghĩ viễn cảnh giá xăng dầu trong nước có thể giảm hơn nữa. Nhưng thực tế lại khác.

Giá dầu WTI kể trên không phải là chỉ báo cho thấy sắp tới giá xăng dầu trong nước có cơ hội giảm mạnh. Hay nói cách khác, giá dầu, hay giá xăng dầu của Việt Nam không chịu tác động từ giá dầu WTI của Mỹ.

Từ trước đến nay, giá dầu của Việt Nam vẫn căn cứ theo giá dầu Brent để xác định giá bán. Ngày 21/4, giá dầu Brent trên thị trường vẫn giao dịch ở mức trên 25 USD/thùng, mức giá khá thấp.

Hiện nay, hai nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn chiếm 70-80% nhu cầu trong nước. Nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ - có chất lượng tốt và các mỏ khác trong nước như Rồng, Chim Sáo, Đại Hùng cùng một lượng nhỏ dầu nhập khẩu. Còn lọc dầu Nghi Sơn chế biến dầu thô nhập khẩu từ Kuwait.

Vì vậy, không thể lấy mức giá dầu Mỹ WTI giảm của ngày 21/4 để áp cho giá dầu trong nước, hay kỳ vọng giá xăng dầu thành phẩm trong nước giảm mạnh theo.

Mặt khác, giá dầu WTI không ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm tại Singapore, trong khi giá xăng dầu trong nước lại sử dụng giá tham chiếu từ thị trường Singapore. Cho nên mức biến động của giá dầu WTI kể trên không làm ảnh hưởng nhiều đến giá xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, thời gian tới, nếu nhu cầu không cải thiện, dịch bệnh còn chưa được đẩy lùi thì giá xăng dầu vẫn sẽ duy trì ở mức thấp.

Theo Lương Bằng - www.vietnamnet.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính

Video liên quan

Chủ đề