Giải thích vì sao châu phi phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề an ninh chính trị

Châu Phi chồng chất khó khăn trước làn sóng COVID-19 thứ hai

    Châu Phi hiện đang trải qua làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 với mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với làn sóng thứ nhất. Tính nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ hai dự báo sẽ tạo thêm nhiều thách thức cho khu vực vốn đã đầy khó khăn này.
* Làn sóng dịch thứ 2 với mức độ nghiêm trọng
     Phần lớn 54 quốc gia châu Phi hiện đều đang ở giai đoạn làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 với mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với làn sóng thứ nhất với số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong tại châu lục liên tục gia tăng trong thời gian gần đây. Tính đến ngày 14/1, toàn Lục địa Đen ghi nhận 3,1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, chiếm  3,5% số ca nhiễm toàn cầu, và 75.000 ca tử vong, tức 2,4% số ca tử vong toàn cầu. Trong đó Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 1.259.748 người mắc COVID-19 và 34.334 ca tử vong. Mỗi ngày, châu lục này ghi nhận khoảng 30.000 ca nhiễm mới, so với con số 18.000 ca/ngày trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất hồi đầu năm 2020.
Trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong tại châu lục liên tục gia tăng trong thời gian gần đây, ngày 14/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các nước châu Phi cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Đề cập tới biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tìm thấy tại Nam Phi hồi tháng 12/2020, Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cho biết theo kết quả từ các phân tích gần đây thì đây là biến thể 501Y.V2 có khả năng lây lan nhanh và do đó có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng đột biến không chỉ tại Nam Phi mà còn cả khu miền Nam châu Phi. Hiện biến thể này đã được tìm thấy ở Botswana, Zambia và Gambia.
    Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, hiện tổ chức này đang tiếp tục mở rộng việc tìm hiểu sự lây lan của chủng 501Y.V2 tại các nước khác trong khu vực.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) ngày 14/1 cũng kêu gọi các chính phủ ở châu lục này cần có các bước đi khẩn trương để sẵn sàng phân phối vaccine ngừa bệnh COVID-19 sau khi Liên minh châu Phi (AU) thông báo đã đảm bảo được 300 triệu liều cho châu lục.
* Gánh nặng cho hệ thống y tế
    Trong bối cảnh nhiều nước châu Phi vẫn đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, các chuyên gia lo ngại diễn biến nghiêm trọng của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn rất mong manh và thiếu đầu tư của châu Phi.
    Thống kê của WHO tại 46/54 quốc gia châu Phi cho thấy, châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, máy thở nhân tạo… để đối phó với đại dịch COVID-19. Cụ thể, trong các bộ phận chăm sóc đặc biệt của bệnh viện không có tới 5.000 giường bệnh. Điều này có nghĩa là chỉ có khoảng 5 giường bệnh trên 1 triệu người, so với khoảng 4.000 giường bệnh trên 1 triệu người ở các nước châu Âu. Trong khi đó, các trường hợp bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng là cần thiết phải được chuyển đến các bộ phận chăm sóc đặc biệt, nơi được trang bị các máy thở nhân tạo để hỗ trợ bệnh nhân. Tuy nhiên, số liệu của WHO tại 41 quốc gia châu Phi cho thấy các nước này chỉ có khoảng 2.000 máy thở nhân tạo sẵn sàng phục vụ trong hệ thống y tế cộng đồng. WHO nhận định rằng, việc thiếu hụt các trang thiết bị cần thiết trong các cơ sở điều trị COVID-19 sẽ cản trở nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh tại châu lục này.
      Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 liên tục gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt từ các thành phố đã lan rộng ra vùng nông thôn - nơi có sự hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Do vậy, các chuyên gia WHO lo ngại điều này sẽ gây ra những thách thức lớn và hậu quả tồi tệ hơn đối với hệ thống y tế của các nước châu Phi thời gian tới.
      * Tác động tiêu cực tới kinh tế
    Không chỉ tạo gánh nặng cho hệ thống y tế, dịch COVID-19 cũng tác động tiêu cực tới nền kinh tế châu Phi. Là châu lục nghèo nhất trên thế giới, nay châu Phi là một trong những khu vực phải chịu tác động mạnh nhất của suy thoái toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.
      Theo IMF, do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế khu vực này được dự báo sẽ suy giảm 3% trong năm 2020, ghi dấu một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất mà lục địa này từng trải qua. IMF nhận định từ nay đến năm 2023, các nước châu Phi sẽ cần 1.200 tỷ USD để khắc phục những thiệt hại kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19.
Trước thời điểm châu Phi bùng phát làn sóng dịch COVID-19 thứ hai, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế châu Phi sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2021 với mức tăng trưởng sẽ đạt 2,1% sau khi các quốc gia trong khu vực tiến hành nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trước đó. Tuy nhiên, trước việc châu Phi phải hứng chịu làn sóng dịch thứ hai ở mức độ nghiêm trọng, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ chỉ đạt khoảng 1,2% năm 2021. Với kịch bản xấu xảy ra, chỉ số GDP trên đầu người sẽ quay lại mức của thời điểm năm 2007, tương ứng theo mức giảm khoảng 5,1%.
    Mặc dù vậy, các tổ chức tài chính này kỳ vọng việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) từ ngày 1/1/2021 sẽ đóng vai trò chủ chốt để châu Phi phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và tăng khả năng chống chọi của lục địa trước các cú sốc, bằng cách thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ nội khối.
Trong khi đó, nhận định mới nhất được các chuyên gia, nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách toàn cầu đưa ra cho thấy, châu Phi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng tới mức ngay cả kế hoạch giãn nợ của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) mới đưa ra vẫn chưa đủ để giúp châu lục này đương đầu với khó khăn giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành, cũng như duy trì khả năng thu hút các khoản đầu tư rất cần thiết trong tương lai.
     Giám đốc phụ trách nợ thị trường mới nổi của ngân hàng HSBC Bryan Carter nhận định châu Phi chắc chắn sẽ sa lầy vào một cuộc khủng hoảng nợ nếu đại dịch COVID-19 chưa được khống chế. Theo chuyên gia này, năm 2021 rất đáng lo ngại và có thể trong năm này, nhiều quốc gia sẽ phải tiếp tục tung các khoản cứu trợ do hoạt động kinh tế vẫn trì trệ hoặc thậm chí sa sút.
     Trong vấn đề việc làm, Liên minh châu Phi (AU) cảnh báo, khoảng 20 triệu việc làm tại châu lục gồm 1,3 tỷ dân này sẽ bị đe dọa nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
      * Nguy cơ thảm họa nhân đạo trầm trọng
     Nghiêm trọng hơn, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đã cảnh báo về nguy cơ thảm họa nhân đạo tại khu vực châu Phi do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
     Theo UNHCR, việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch sẽ gây bất tiện và ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, nhất là đối với người nghèo tại châu Phi vốn không có tiền tiết kiệm và lương thực dự trữ, phụ thuộc phần nhiều vào lao động công nhật. Lệnh phong tỏa cũng có nguy cơ gây ra tình trạng nghèo đói trong dài hạn. Do nguồn tài chính của khu vực tư nhân đang bị hạn chế, IMF cho biết số tiền tài trợ bị thiếu hụt trong năm 2020 là khoảng 44 tỷ USD và 43 triệu người tại châu Phi có thể bị đẩy vào tình trạng nghèo đói cùng cực, khiến những nỗ lực giảm bớt đói nghèo trong suốt 5 năm qua bị xoá sổ. Những tác động đối với trẻ em là rất đáng quan ngại.
    Đặc biệt, tại khu vực Tây và Trung Phi vốn đang chứng kiến những dòng người tị nạn khổng lồ do xung đột vũ trang, nay lại phải đối mặt với COVID-19, UNHCR đã cảnh báo nguy cơ về việc hàng triệu người ở 21 quốc gia tại khu vực này đang phải đối mặt với một thảm họa nhân đạo là hệ quả trực tiếp của xung đột vũ trang và đại dịch COVID-19.
     Hiện tại, khu vực Tây và Trung Phi phải chứng kiến làn sóng tị nạn lớn. Khoảng 9 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do xung đột và biến đổi khí hậu. UNHCR nhận định sự bùng phát làn sóng dịch thứ hai với mức độ nghiêm trọng tại châu Phi sẽ làm trầm trọng thêm thảm hoạ nhân đạo tại khu vực này./.

Thanh Lâm (tổng hợp)


[Nguồn: TTXVN]

Sáng 11-10, tại Hà Nội khai mạc Hội nghị Gạo thế giới lần thứ 10. Các đại diện ngành hàng lúa gạo từ các nước xuất khẩu, nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, các công ty lớn về xuất khẩu, nhập khẩu gạo và các chuyên gia quốc tế về sản xuất, thương mại gạo tham dự hội nghị không chỉ trao đổi về thương mại gạo quốc tế, mà đây còn là dịp để các nước trao đổi vấn đề an ninh lương thực vốn đang trở thành đề tài nóng bỏng toàn cầu.

Tham nhũng làm “nóng” thêm cái đói ở châu Phi

Ngày 16-10 đã được Liên Hiệp Quốc (LHQ) chọn là Ngày Lương thực thế  giới nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu.

Cách đây ít tháng, các tổ chức của LHQ đã báo động về thực trạng an ninh lương thực, đặc biệt tại các vùng xung đột. Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), tình trạng thiếu an ninh lương thực tiếp tục xấu đi tại những khu vực đang chìm trong xung đột. Yemen, Nam Sudan và Syria nằm trong số những nước bị nạn đói ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Cuối năm ngoái, FAO đã phải bổ sung khoản kinh phí hàng chục triệu USD để hỗ trợ khu vực Đông Phi giải quyết nạn đói và thiếu lương thực trầm trọng. Hồi năm 2011, nạn đói ở khu vực Sừng châu Phi (vùng Đông Bắc châu lục này) đã trở thành thảm kịch khi cướp đi sinh mạng của 260.000 người, trong đó phần lớn là trẻ em.

Trong báo cáo hằng năm trước Hội đồng Bảo an (HĐBA) về tình hình an ninh, hai tổ chức trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sự hỗ trợ nhân đạo đối với những cộng đồng bị ảnh hưởng. Xung đột là nhân tố chung đang gây phương hại an ninh lương thực tại toàn bộ 16 quốc gia có tên trong báo cáo, Yemen, Nam Sudan, Syria, Lebanon, Cộng hòa Trung Phi, Ukraine, Afghanistan và Somalia chiếm 1/4 dân số thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hay mức độ thiếu ăn khẩn cấp.

FAO cho biết, tình trạng trên được dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi dân số của châu Phi theo tính toán sẽ tăng từ con số 1,2 tỷ hiện nay lên 1,7 tỷ người vào năm 2030. Theo FAO, số người thiếu đói và suy dinh dưỡng tại Lục địa Đen đã tăng từ 200 triệu lên 224 triệu trong giai đoạn 2015-2016 và sẽ còn tiếp tục tăng cao theo đà phát triển dân số, trong khi hiện tượng biến đổi khí hậu cũng như tần suất các cuộc xung đột vũ trang chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm.

Giải thích vì sao châu phi phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề an ninh chính trị
Cái đói luôn ám ảnh hàng trăm triệu người ở châu Phi.

Các chuyên gia của FAO cho biết tình trạng thiếu đói và suy dinh dưỡng cũng sẽ tiếp tục đẩy một số lượng lớn người vào cảnh "tha phương cầu thực", đặc biệt tại những quốc gia liên tục xảy ra tình trạng xung đột như Somalia, Nam Sudan hay Cộng hòa Trung Phi.

Phó Tổng Giám đốc FAO Bukar Tijani cho biết, tỷ lệ suy dinh dưỡng tại châu Phi đã tăng từ 21% lên tới gần 23% từ năm 2015 đến 2016. Đây là điều đáng lo ngại. Ông Tijani cho rằng số người suy dinh dưỡng gia tăng và tình hình mất an ninh lương thực có liên quan tới biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mùa màng thất bát.

Ngoài những nguyên nhân biến đổi khí hậu hay chiến tranh loạn lạc, trang mạng allafrica.com phân tích về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp tại châu Phi, trong đó chỉ rõ: Tham nhũng, giống như biến đổi khí hậu và sâu bệnh hại mùa màng, là mối đe dọa lớn đối với giấc mơ xóa đói giảm nghèo vào năm 2030 của châu Phi. Theo đánh giá của các nhà lãnh đạo và chuyên gia, chính trị "bẩn" và sự yếu kém trong quản lý nguồn tài nguyên đang ảnh hưởng xấu đối với ngành nông nghiệp, dẫn đến sự mất an ninh lương thực liên tục ở Lục địa Đen.

Lấy ví dụ tại Kenya, tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp dưới các biểu hiện từ phân phối phân bón giả đến nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm lậu tràn ngập thị trường đang ảnh hưởng xấu đến nông dân địa phương. Bộ trưởng Nông nghiệp Kenya Richard Lesiyampe và cựu Giám đốc quản lý của Ủy ban Ngũ cốc và Nông sản quốc gia Kenya (NCPB) Newton Terer hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc mua ngô trị giá khoảng 56 triệu USD cho thấy hàng ngàn nông dân bị ăn chặn bởi các tập đoàn và quan chức nông nghiệp.

Ngày 8-9-2018, phát biểu tại lễ bế mạc Diễn đàn Cách mạng xanh châu Phi tại Kigali (Rwanda), cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề châu Phi Jendayi Frazer cho biết tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp và bổng lộc của các chính trị gia, quan chức chính phủ đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Tiến sĩ Frazer, đồng thời là đối tác quản lý của Africa Exchange Holdings - tổ chức hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường và hỗ trợ các cơ hội tài chính - cho biết tính chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp là mấu chốt để châu Phi loại bỏ nạn đói triền miên hiện nay.

Chung suy nghĩ về nạn tham nhũng trong nông nghiệp, Chủ tịch Quỹ Rockefeller Rajiv Shah cho biết tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp có thể cản trở giấc mơ đảm bảo an ninh lương thực vào năm 2030 của châu Phi.

Kể ra một trong những khó khăn do nạn tham nhũng gây ra, Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) Gilbert Houngbo đánh giá hầu hết các nước châu Phi đang huy động rất nhiều nguồn lực nhưng nông dân quy mô nhỏ, vốn đang cung cấp 80% lương thực và nông sản trên toàn lục địa, lại rất ít khi được tiếp cận các nguồn lực này.

Đồng quan điểm về nhận định trên, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu, cho rằng, việc dành ưu tiên cho xóa đói nghèo chưa đúng chỗ; chính sách chưa phù hợp và sự yếu kém về quản lý tài nguyên, tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp đang gây thiệt hại cho sản xuất lương thực ở châu Phi. Ông nói: "Thật đáng buồn khi hàng triệu người ở châu Phi vẫn đang phải vật lộn để kiếm sống mặc dù có nhiều đất canh tác màu mỡ".

Giải thích vì sao châu phi phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề an ninh chính trị
Những hiện tượng như thời tiết cực đoan khiến đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Ảnh: globalhealth.org.

Muốn cứu đói, phải đưa được các nguồn lực "xuống đất"

Ngoài nguyên nhân xung đột, FAO và WFP còn bày tỏ lo ngại về tình trạng hạn hán, đồng thời cảnh báo các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino từ nay tới cuối năm sẽ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực và dinh dưỡng tại các quốc gia Trung Mỹ. Theo Viện Nghiên cứu quốc tế về thời tiết và xã hội (IRI), có tới 60% khả năng xảy ra hiện tượng El Nino mới từ tháng 9 – 12-2018, sẽ tác động xấu tới năng suất vụ cây trồng thứ hai trong năm của khu vực bắt đầu từ tháng 11.

Đại diện khu vực của FAO Julio Berdegué cho biết, nếu không áp dụng các biện pháp kịp thời, hạn hán sẽ dẫn tới tình trạng di cư của hàng trăm nghìn người tại khu vực này.

Liên quan tới vấn đề an ninh lương thực do biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu mới do Đại học Exeter công bố, nhiều nước trên thế giới có thể đứng trước nguy cơ thiếu lương thực ngày càng gia tăng do tình trạng biến đổi khí hậu sẽ gây ra các hình thái thời tiết cực đoạn nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu do Đại học Exeter đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đối với 122 nước đang phát triển và kém phát triển, phần lớn ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, đồng thời xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với nguy cơ mất an ninh lương thực của các nước này.

Kết quả cho thấy mặc dù các nước đều có nguy cơ mất an ninh lương thực theo kịch bản khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C và 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, tác động sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với phần lớn các nước nếu nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C.

Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để huy động các nguồn lực nhằm giúp người dân châu Phi thoát khỏi nạn đói trên chính mảnh đất màu mỡ của mình? Theo cựu Thủ tướng Togo Gilbert Houngbo, các nước châu Phi cần huy động được đa dạng  nguồn lực để phát triển nông nghiệp nhưng thách thức lớn nhất là đưa được các nguồn lực này "xuống đất". Nếu không đặt cộng đồng nông thôn ở vị trí trung tâm của hoạch định kế hoạch thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo của châu Phi trong 12 năm sẽ "vẫn chỉ là một giấc mơ".

Tại hội nghị lần thứ 30 của Hội đồng Các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ thuộc Liên minh châu Phi (AU) được tổ chức vào đầu năm nay tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, các nhà lãnh đạo châu lục này đã nhất trí lấy năm 2018 là năm đấu tranh chống tham nhũng, bởi nạn tham nhũng là một trở ngại đối với phát triển bền vững của châu lục này.

Báo cáo thực trạng nông nghiệp châu Phi năm 2018 cảnh báo rằng các nước châu Phi sẽ phải vật lộn nhằm phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trừ khi có sự liên kết giữa ý chí chính trị cấp cao với hành động của chính phủ để giúp nông dân sản xuất quy mô nhỏ.

Một ví dụ rất sinh động về sự nỗ lực giải quyết các thách thức về an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng chính là Algeria. Algeria sẽ đối phó thành công với các thách thức về an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mustapha Guitouni.

Giải thích vì sao châu phi phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề an ninh chính trị
Với đất đai màu mỡ, nếu có biện pháp canh tác phù hợp, chống được tham nhũng trong nông nghiệp, châu Phi sẽ là vựa lương thực của thế giới trong tương lai. Ảnh: Passport Health.

Kinh nghiệm của Algeria được ông chia sẻ: Algeria có tiềm năng lớn để cải thiện sản xuất nông nghiệp và hợp lý hóa hệ thống phân phối, thông qua áp dụng các loại hình canh tác mới, kỹ thuật mới trong sản xuất cũng như nâng cao năng lực quản lý trong sản xuất nông nghiệp. Ông nhấn mạnh, Algeria phải đồng bộ giải quyết các thách thức năng lượng, nguồn nước với an ninh lương thực thông qua ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Chỉ khi Algeria giải quyết trọn vẹn được các thách thức kể trên, nước này mới có thể trở thành một trong những nền kinh tế đầu tàu của khu vực Bắc Phi và châu lục.

FAO dự báo, với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều quốc gia trong cuộc chiến chống tham nhũng, kinh tế tại một số quốc gia châu Phi đang có dấu hiệu phục hồi, là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư vào nông nghiệp, lĩnh vực được dự đoán sẽ đạt giá trị lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Theo Quỹ Quốc tế cho phát triển nông nghiệp (IFDA), thế giới cần khẩn trương hành động để có thể huy động được khoảng 265 tỷ USD mỗi năm, là số tiền cần thiết để đạt được 2 mục tiêu phát triển bền vững đầu tiên nhằm hướng tới chấm dứt nghèo đói vào năm 2030.

Thiếu lương thực có thể gây rối loạn xã hội

Không chỉ ở châu Phi, các cuộc chiến đẫm máu ở nhiều khu vục; chiến tranh thương mại ngày một leo thang khi các bên đều tuyên bố “vẫn còn nhiều đạn” đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới khía cạnh an ninh lương thực. Con đường xuất nhập khẩu lương thực khi bị chặn lại đã giáng đòn chí mạng vào nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực ở cả những cường quốc kinh tế.

Lấy ví dụ ở Trung Quốc. Tuy là nước lớn với gần 1,4 tỷ người và 9,6 triệu km vuông đất đai, có công nghệ công nghiệp và nông nghiêp tiên tiến, song chính chiến tranh thương mại đang diễn ra với Mỹ khiến Trung Quốc bắt đầu khó khăn trong vấn đề lương thực.

Tại sao vậy? Hiện nay, diện tích đất có thể canh tác của Trung Quốc chiếm 9% toàn cầu, nhưng phải nuôi sống 1/5 dân số thế giới. Theo tính toán, Trung Quốc phải duy trì ít nhất 1,8 tỷ mẫu đất canh tác trồng cây lương thực thì mới đủ nuôi sống 1,4 tỷ người. Tuy nhiên, giới hạn đỏ này đã bị phá vỡ. Do nhu cầu của công nghiệp hóa và đô thị hóa, một lượng lớn đất canh tác đã được sử dụng để xây dựng nhà máy và nhà ở, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Tới nay, diện tích đất có thể canh tác của Trung Quốc còn chưa tới 1,5 tỷ mẫu, hơn nữa, 1/3 trong số đó lại bị ô nhiễm mưa a-xít.

Các chuyên gia dự đoán tới năm 2020, nhu cầu lương thực của Trung Quốc khoảng 700 triệu tấn, nhưng chỉ tự sản xuất được 554 triệu tấn, gần 200 triệu tấn còn lại phải nhập khẩu, đe dọa tới an ninh lương thực, bất chấp việc trước đó, vào năm 2006, Trung Quốc vẫn dư thừa lương thực và từng xuất khẩu 10 triệu tấn.

Theo các chuyên gia, nếu mức độ thiếu hụt lương thực khoảng 10%, xã hội đã có thể rơi vào tình trạng bất an. Trong trường hợp tỉ lệ thiếu hụt lương thực lên tới 30%, rối loạn có thể sẽ xảy ra.

Hoa Huyền