Giải thưởng cao quý nhất mà Nhà nước dành cho những nhà văn nhà thơ có nhiều đóng góp có tên là gì

Thực hiện theo quy định

 Bộ VHTT&DL vừa có văn bản gửi Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa về trường hợp xin đặc cách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam.

Văn bản nêu rõ, căn cứ Luật Thi đua khen thưởng; Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 1/10/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, không có hình thức xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình của các tác giả.

Nhà thơ Giang Nam.

Văn bản cũng nói rõ thêm, hiện nay công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2021 đã hoàn thành. Bộ VHTT&DL, cơ quan thường trực hội đồng cấp Nhà nước đang hoàn tất hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm của nhà thơ Giang Nam, Sở VH&TT Khánh Hòa hướng dẫn tác giả đăng ký xét tặng Giải thưởng trong đợt xét kế tiếp.

Trước đó, Sở VH&TT Khánh Hòa có văn bản gửi Bộ VHTT&DL đề nghị hướng dẫn trường hợp xét đặc biệt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhà thơ Giang Nam. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa cũng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất với các cấp có thẩm quyền xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đối với tác giả bài thơ "Quê hương".

Danh vọng không nên cưỡng cầu

Theo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa, tác phẩm của nhà thơ lão thành Giang Nam đã "sống" cùng Nhân dân qua nhiều thế hệ. Ông là một trong những tác giả tiền bối có những tác phẩm xuất sắc, đóng góp vào sự thành công của nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hoà đã 3 lần đem hồ sơ đến nhà cho nhà thơ Giang Nam kê khai nhưng lúc này ông đã có biểu hiện không còn nhớ được đầy đủ nên không thể tự thực hiện đăng ký được. “Với một người 94 tuổi đã có những biểu hiện nhớ quên lẫn lộn, việc đòi hỏi ông phải tự làm các hồ sơ, thủ tục khai báo theo "đúng quy trình" để được xét tặng giải thưởng ấy là rất khó khăn” - họa sĩ Trần Hà - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn: “Trước đây, đã có nhiều tác giả sau khi được trao Giải thưởng Nhà nước lại tiếp tục được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh như Hữu Thỉnh, Đỗ Chu, Lê Văn Thảo, Xuân Thiều, Thu Bồn, Xuân Quỳnh... Thế nhưng, khoảng giữa hai giải thưởng này đều phải do tác phẩm quyết định. Nếu tác giả có trữ lượng sáng tạo dồi dào, thì dễ dàng cho giới chuyên môn cân nhắc. Bởi lẽ, nghệ thuật không thể căn cứ chủ yếu vào những đóng góp xã hội khác.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa biết nghĩ đến việc đặc cách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam, là một nghĩa cử đáng trân trọng. Tuy nhiên, giá trị của nhà thơ nằm ở tác phẩm, và thời gian lẫn độc giả sẽ có đánh giá chuẩn xác nhất. Chỉ với bài thơ “Quê hương” và Giải thưởng Nhà nước thì nhà thơ Giang Nam đã hài lòng về sự cống hiến cho văn chương Việt Nam, mà không cần phải đặc cách xét tặng gì thêm. Danh vọng không nên cưỡng cầu. Cái câu cảm thán của đồng nghiệp “tầm cỡ vị ấy mà không được giải thưởng” bao giờ cũng dễ nghe hơn “tầm cỡ vị ấy mà cũng được giải thưởng”".

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929, quê quán huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), tham gia cách mạng từ năm 1945, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh và nguyên chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Ông là tác giả các tác phẩm nổi tiếng được giảng dạy trong nhà trường như các bài thơ: “Quê hương”, “Nghe em vào đại học”, “Tiếng nói Việt Nam” và nhiều tác phẩm văn học khác.

Nhà thơ Giang Nam đã được tặng thưởng giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961 (bài thơ Quê hương), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ (tập thơ Quê hương), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Gần một tháng nay, kể từ khi Bộ VH-TT-DL công bố danh sách những ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (VHNT) lần thứ 5, do Hội đồng chuyên ngành đệ trình lên Hội đồng cấp Nhà nước để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, đã dấy lên nhiều dư luận về sự minh bạch và công bằng.

Đây là hai giải thưởng cao quý nhất về VHNT được xét tặng 5 năm một lần, bắt đầu từ năm 1996, dành cho 9 lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc, văn nghệ dân gian, múa. Hai giải thưởng uy tín này do Chủ tịch nước trao tặng, với giá trị hiện kim kèm theo rất lớn, đã trở thành nguồn khích lệ đối với những người sáng tác, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng cả nước quan tâm VHNT.

Trong 4 lần trước, có lẽ đợt trao giải đầu tiên là được dư luận xã hội đồng thuận cao, vì vinh danh toàn những tên tuổi mà sự nghiệp và tác phẩm đã được khẳng định giá trị từ lâu. Chỉ riêng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt 1, bên văn học có các nhà văn Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Hải Triều, Tế Hanh; còn các lĩnh vực nghệ thuật là những tác giả như: Vũ Ngọc Phan, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Đỗ Cung, Diệp Minh Châu, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước… Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt 1 cũng được trao tặng cho toàn những gương mặt xứng đáng. Thế nhưng, càng về sau việc xét tặng hai giải thưởng càng gây tranh cãi, nhất là trong đợt thứ 5 này khi gần như vắng bóng các tác giả xứng đáng ở phía Nam.

Từ lúc danh sách xét tặng đợt 5 vừa được công bố, nhà soạn nhạc kỳ cựu Nguyễn Văn Nam ở TPHCM, tác giả từng nhận Giải thưởng Nhà nước đợt 3, đã lên tiếng phản ứng trên trang mạng cá nhân, vì tên ông bị Hội đồng chuyên ngành loại khỏi danh sách vào vòng cuối của Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 5. Nỗi ngậm ngùi của bậc cao niên đã được giới âm nhạc chia sẻ, bởi vì về khí nhạc Việt Nam thời gian qua, khó ai vượt qua những đóng góp của Nguyễn Văn Nam và không chỉ khẳng định trong nước, tác phẩm của ông còn được đánh giá cao khi công diễn tại nhiều nước trên thế giới.

Riêng lĩnh vực văn học, có 4 ứng viên có tác phẩm được Hội đồng chuyên ngành đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh là nhà văn Xuân Thiều, nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Thu Bồn và nhà văn Hữu Mai đều đã qua đời. Còn Giải thưởng Nhà nước có tới 29 ứng viên được đề cử, toàn tác giả ở Hà Nội và miền Bắc. Nhìn vào danh sách có những tác giả với tác phẩm chẳng để lại dấu ấn gì trong đời sống văn học, thậm chí có người tên tuổi còn rất xa lạ mà ngay cả trong giới chẳng biết họ viết văn, làm thơ hay viết phê bình!

Điều thú vị là nhà thơ quá cố Thu Bồn, với sự nghiệp thi ca cách mạng đồ sộ, xứng đáng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh những lần trước, nhưng chẳng hiểu vì sao ông chỉ được tặng Giải thưởng Nhà nước. Lần này, sau những trắc trở về thủ tục hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở Hội Nhà văn Việt Nam mà báo chí lên tiếng, cuối cùng tên ông cũng “có mặt” ở vòng cuối xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng tác phẩm được đề cử không phải thơ mà là văn xuôi với 2 tiểu thuyết Chớp trắng, Vùng pháo sáng và tập truyện ngắn Dưới tro.

Và điều mà dư luận băn khoăn nhất khi nhìn vào danh sách ứng viên vòng cuối hai giải thưởng đợt 5, đó là ngoài nhà thơ Thu Bồn, thì không còn gương mặt văn học nào ở miền Nam. Ba tên tuổi từng được Giải thưởng Nhà nước là nhà văn Vũ Hạnh, nhà văn Trần Bạch Đằng, nhà thơ Viễn Phương lần này có hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng chẳng biết bị loại ở vòng 1 hay 2. Trong khi đó, những tác giả tiêu biểu khác ở miền Nam mà tên tuổi cả nước đều biết đến bởi sự nghiệp văn học của họ đã được khẳng định từ thời còn chiến tranh, lại tiếp tục vắng bóng ở vòng cuối cùng xét tặng Giải thưởng Nhà nước như: Trang Thế Hy, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Hoài Vũ, Trần Kim Trắc, Trần Thanh Giao, Thanh Giang, Bàng Sĩ Nguyên, Lê Chí, Nguyễn Thanh, Văn Lê… Một số người lớn tuổi đã qua đời. Những người còn lại vẫn tiếp tục sáng tác. Nhìn vào tác phẩm có tầm vóc và ảnh hưởng của họ, có người như Trang Thế Hy, Hoài Vũ còn xứng đáng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhà thơ Trang Thế Hy vắng bóng tại cuộc bầu chọn lần này. Ảnh: TƯỜNG VÂN

Riêng trường hợp nhà văn quân đội Văn Lê, tác giả của gần 30 tác phẩm, một trong những cây bút sung mãn nhất còn lại của thế hệ chống Mỹ, chẳng hiểu sao ông lại cứ mãi trượt Giải thưởng Nhà nước. Lần này, theo nhà thơ Thanh Quế, một trong những giám khảo cấp cơ sở của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Văn Lê nhận 100% phiếu bầu nhưng lên đến Hội đồng chuyên ngành thì bị loại.

Chẳng lẽ một sự nghiệp văn học như Văn Lê lại thua kém những tác giả mà xướng tên lên không biết họ viết gì nhưng lại được đề cử giải thưởng cao quý? Tại sao những tác giả xứng đáng ở miền Nam lại cứ mãi bị loại khỏi Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước? Những vị giám khảo cầm cân nảy mực là ai, có quan điểm ra sao đối với tác phẩm của các ứng viên? Rất nhiều câu hỏi mà dư luận bức xúc, cần có sự trả lời minh bạch, xác đáng và cụ thể từ những người có trách nhiệm trong việc tôn vinh các giá trị VHNT.

PHAN HOÀNG

Theo văn bản Pháp lệnh về tiêu chí của hai giải thưởng này thì Giải thưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi người được đề nghị có những đóng góp cao hơn Giải thưởng Nhà nước về những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật.

Giải thưởng Nhà nước được xét và công bố hai năm một lần và Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét và công bố năm năm một lần. Cả hai giải thưởng này đều được công bố vào dịp Quốc khánh 2-9.

Nhà văn Nguyên Ngọc. Photo courtesy of Trần Đỗ Liêm's blog. Nhà văn Nguyên Ngọc, từng là Tổng biên tập của tạp chí Văn Nghệ, tờ báo văn học lớn nhất nước cho biết hai giải thưởng này qua kinh nghiệm của ông như sau:

“Theo tôi biết, những giải thưởng chính thức của nhà nước thì người ta có phân loại ra Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cao nhất, còn giải thường đứng hàng thứ hai là Giải thưởng Nhà Nước. Hai giải thưởng đó là như thế, tức là Giải thưởng Nhà Nước thì thấp hơn; Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cao nhất. Có người được Giải thưởng Nhà Nước, rồi một số năm sau gì đấy thì được Giải thưởng Hồ Chí Minh, có thể như thế.

Người ta đánh giá là những tác phẩm mà người ta cho là nó có giá trị cao hơn tức là người đó có đóng góp nhiều hơn thì người ta đưa lên Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn ở một cấp độ nào đó mà người ta thấy cũng xứng đáng giải thưởng nhưng mà nó chưa được cao như những cái kia thì người ta đặt nó ở Giải thưởng Nhà Nước."

Theo tôi biết, những giải thưởng chính thức của nhà nước thì người ta có phân loại ra Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cao nhất, còn giải thường đứng hàng thứ hai là Giải thưởng Nhà Nước.

Nhà văn Nguyên Ngọc

Những lần trao giải cho các văn nghệ sĩ trước đây đã gây nhiều thắc mắc cho báo chí và dư luận. Không ít người được đề cử lãnh giải với sự nghiệp sáng tác mỏng manh và tác phẩm của họ không đủ sức thuyết phục đối với quần chúng. Có lẽ từ lý do này mà nhiều năm trôi qua những con người thật sự biết tự trọng đã quay lưng lại với hai giải thưởng này, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc, ông nói:

“Tôi không quan tâm lắm cho nên không chú ý đến những ban chấm giải đó nhưng tôi biết có nhiều cấp lắm. Có cấp gọi là cấp cơ sở, ví dụ như là Hội Nhà Văn, thế rồi Hội Nhà Văn mới lên một cấp gì đó nữa, cấp Bộ, như là Bộ Văn Hóa, tức là Hội Nhà Văn đưa lên rồi cấp Bộ mới lọc một ít, sau đó cấp Bộ mới đưa lên một cấp cao hơn nữa là Hội Đồng Giải thưởng Nhà nước thì mới xong, tức là phải qua những cấp như vậy.

Tôi nghĩ rằng cũng tùy theo từng lúc, ví dụ ra hội đồng của Hội Nhà Văn thì mỗi kỳ nó một khác. Giải thưởng Hồ Chí Minh thì 5 năm một lần, những năm đầu tiên thì có thể nghiêm túc hơn, công bằng hơn. Rồi một lúc nào đó hội đồng của Hội Nhà Văn nó không có thể bằng lần trước. Hội đồng của các cấp khác cũng thế. Mỗi thời kỳ người ta lập hội đồng khác nhau. Tôi không quan tâm nên cũng không theo dõi nhiều nhưng tôi biết đại để nó là như thế.”

Bị lạm dụng quyền thế

Nhà thơ Hữu Thỉnh. Photo courtesy of giadinh.net Nhà thơ Hữu Thỉnh. Photo courtesy of giadinh.net Tuy nhiên không phải ai cũng quay lưng lại với hai giải thưởng cao nhất nước này như nhà văn Nguyên Ngọc. Số tiền được trao cho người nhận giải ngày một cao hơn đã khiến cho lòng tham con người bị dấy động. Bên cạnh đó danh tiếng của giải thưởng cũng phần nào tăng trọng lượng cho tác phẩm của người nhận giải đối với những ai chưa biết rõ cách thức xét tuyển của ban chấm giải.

Nếu nói rằng một thành viên của Uỷ ban xét tuyển đưa tên mình vào danh sách xét tuyển thì khó mà ai tin được, tuy nhiên điều khó tin này đã xảy ra khi chính ông Hữu Thỉnh đưa hai tác phẩm “Thương lượng với thời gian” và “Trường ca biển” của ông vào danh sách.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo là người đánh động dư luận về việc này. Ông cho biết cặn kẽ sự việc như sau:

“Năm nay ông Hữu Thỉnh đưa ra hai tập thơ, một tập tên là "Thương lượng với thời gian". Tập "Thương lượng với thời gian" là tập thơ nhiều bài đã được giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2006. Tập "Thương lượng với thời gian" khi được giải thưởng thì tôi có viết một bài phê bình, phê tập thơ là dở và nhạt nhẻo, "thương lượng với thời gian" hay là "thương lượng với hội đồng chấm giải thưởng" ? Mà cái giải thưởng này chính ông Hữu Thỉnh là người trưởng ban lập ra cái giải thưởng và là người chủ tịch của hội đồng chấm giải thưởng, và là người ký cái giải thưởng, tức là ông ta ký cho chính ông ta.

Mà cái giải thưởng này chính ông Hữu Thỉnh là người trưởng ban lập ra cái giải thưởng và là người chủ tịch của hội đồng chấm giải thưởng, và là người ký cái giải thưởng, tức là ông ta ký cho chính ông ta.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Ông chấm cho ông và ông ký cho ông! Bài phê bình của tôi có tác dụng rất là mạnh đến nỗi vào ngày nhận giải thưởng, khi phát giải thì ông ta từ chối nhận giải nhưng không cho biết lý do. Bài viết của tôi đã vạch ra tập thơ "Thương lượng với thời gian" là một tập thơ rất nhạt. Bẳng đi một thời gian đến năm nay lại thấy ông ta trưng ra hai tập, đầu tiên gọi là "hội đồng giới thiệu để xét giải thưởng quốc gia của Hội Nhà Văn", trong lúc đó ông ta là chủ tịch, lại đưa tập thơ "Thương lượng với thời gian" ra để xét giải thưởng!

Tập thơ thứ hai là tập "Trường ca biển". Tập "Trường ca biển" này tôi đọc kỹ và tôi đang viết bài phê bình. Đây cũng là một tập thơ hết sức là tẻ nhạt, nói chung không có gì xuất sắc. Nó nhàn nhạt, nó không có gì đặc biệt.

Ông ta đưa hai tập thơ rất dở vào xét Giải thưởng Hồ Chí Minh vì ông ta là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. Ông là bí thư đảng đoàn hai cơ quan này. Ông lại có tên trong ban chung khảo, tức là ban chấm giải thưởng Văn học Nghệ thuật, giải Hồ Chí Minh và giải Nhà nước của Nhà Nước Việt Nam. Ông ta ở trong ban chấm giải, ông ta chấm giải của ông ta, thì chắc chắn hai tác phẩm này của ông ta sẽ được Giải thưởng Hồ Chí Minh sắp tới và họ sắp công bố.”

Không có giá trị

Nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo Nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo Với nhận xét khá bi quan, nhà văn Trần Mạnh Hảo cho rằng người ta đang thi nhau đề nghị tác phẩm dở chứ không phải là tác phẩm hay như tiêu chí của pháp lệnh nhà nước về nội dung bắt buộc người được đề nghị phải có:

“Hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh mà được Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh của nhà nước thì chứng tỏ cái giải thưởng đó không có giá trị. Cái giải thưởng này chắc là người ta thưởng cho người chứ không phải cho tác phẩm.

Tôi đang ngồi trước một chồng những tiểu thuyết, những truyện ngắn, tất cả những tác phẩm tôi đã sưu tầm lâu nay được đề cử vào Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, và nếu tất cả những ông này mà được giải thì đây là tập hợp những tác phẩm dở nhất và nhạt nhẻo nhất Việt Nam.

Hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh mà được Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh của nhà nước thì chứng tỏ cái giải thưởng đó không có giá trị.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Giải thưởng Hồ Chí Minh theo họ là giải thưởng cao quý nhất về văn học nghệ thuật tặng cho những tác giả có công lớn trong lãnh vực sáng tác văn học nghệ thuật thì lại được trao cho những tác phẩm dở và kém như thế. Tôi suy ra là Giải thưởng văn học Hồ Chí Minh người ta lấy tiêu chí dở để xét giải thưởng chứ không phải tiêu chí hay. Thế thì tiêu chí dở và nhạt nhẻo như thế thì giải thưởng này quá thành công rồi!”

Trong thời gian gần đây báo chí loan tin bốn nhân vật nối nhau từ chối tên mình trong danh sách người được xét tặng, đó là nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Sơn Tùng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhà văn Sơn Nam.

Sự kiện cùng một lúc rút tên của ba cây viết nổi trội nhất nhì của nền văn học nước nhà và một cán bộ cao cấp từng giữ cương vị trong Ban bí thư Trung ương đảng đã dấy động nhiều câu hỏi của báo chí đặt ra cho cơ chế chấm giải cũng như tổ chức danh sách xét duyệt của hai giải thưởng này.

Không cần giải thưởng

Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP Nếu dựa theo tiêu chí mà Pháp lệnh quy định Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước đã ban hành thì rất nhiều người bị bỏ sót sau nhiều năm hai giải thưởng này thành hình, một trong những người xứng đáng được trao giải đó là nhà văn Nguyên Ngọc.

Theo điều 2 mục b của pháp lệnh quy định “Các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam”.

Tác phẩm “Đất nước đứng lên” của Nhà văn Nguyên Ngọc được dạy trong mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa trong nhiều chục năm qua là một minh chứng rõ nét nhất cho sự đóng góp của ông. Nhiều thế hệ đã học “Đất nước đứng lên” như hành trang chuẩn bị cho tư cách sống của một thanh niên khi bước chân vào đời cũng như vào mảnh vườn văn học nước nhà.

Cho nên tôi không quan tâm nhiều đến chuyện giải thưởng; tôi không cho rằng giải thưởng là quan trọng.

Nhà văn Nguyên Ngọc

Khi được hỏi lý do rút tên ra khỏi danh sách đề cử, nhà văn Nguyên Ngọc nay đã 80 tuổi cho chúng tôi biết:

“Từ đầu tôi vẫn nghĩ thế này, đối với một nhà văn, đối với người làm văn học hay cả nghệ thuật nữa thì thực ra tác phẩm của mình, công trình của mình, sự sáng tác của mình, việc đánh giá do người đọc, quần chúng với đối tượng họ đánh giá. Có thể đánh giá lúc này, bây giờ như thế này nhưng mà lâu dài thì ra sao? Có khi là bây giờ thấy nó ồn ào nhưng lâu dài người ta quên mất, cho nên tôi không quan tâm nhiều đến chuyện giải thưởng; tôi không cho rằng giải thưởng là quan trọng.

Chuyện mình làm được cái gì đó thì người đọc, hay thính giả, khán giả thì người ta đánh giá. Tôi nghĩ một nghệ sĩ chân chính thì người ta làm chứ người ta không hề nghĩ đến chuyện giải thưởng, thậm chí cũng không hề nghĩ đến chuyện đánh giá. Người ta làm vì người ta muốn bộc lộ cái gì đó, thậm chí là thỏa mãn một nhu cầu bộc lộ của mình. Chuyện đánh giá thì sau đó tự nó đến chứ thật ra không ai quan tâm nhiều đến điều đó đâu."

Tự trọng

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tạp chí Sông Hương Online. Với trường hợp rút tên của hai ông Sơn Nam và Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn Trần Mạnh Hảo cho biết nhận xét của ông:

“Thực sự ra nếu ông Nguyễn Khoa Điềm mà không từ chối thì chắc chắn là ông ta được giải thưởng Hồ Chí Minh, vì thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm nói chung là có cái cõi riêng. Thơ của ông thực ra bây giờ chất lượng không bằng thời trước khi ông làm quan lớn, nhưng vẫn có phong cách.

Tôi nghĩ rằng nếu ông Nguyễn Khoa Điềm không rút thì chắc chắn được giải vì ông đã ở trong một vai trò rất lớn, là một quan đại thần trong Bộ Chính Trị nên cái uy tín chính trị của ông rất lớn, nó đảm bảo tác phẩm của ông chắc chắn được Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên ông ta rút ra thì tôi nghĩ là ông không thích nằm trong cái dạng dở như vậy. Văn chương được xét giải Hồ Chí Minh năm nay kém như vậy cho nên ông ta thấy không thích nên rút ra, chứ chẳng phải cái ngày xuất bản thế nọ thế kia như ông ta lấy làm lý do. Ông không thích nằm trong cái dàn đồng ca dở đó, mà rút ra thế thì người ta càng trọng ông hơn là ông được giải.”

Nghèo nhưng thơm

Người thứ tư được chú ý là nhà văn Sơn Nam. Ông qua đời và để lại cho gia đình một gia tài đồ sộ những tác phẩm viết về miền Nam đã được cả nước thừa nhận như một thư viện nhỏ chứa đầy các chi tiết quan trọng nhất của phương nam từ thời dân tứ phương đổ về đây khai quang lập ấp.

Gia đình nhà văn Sơn Nam đã chính thức thông báo yêu cầu rút tên ông ra khỏi danh sách đề cử giải thưởng và theo nhiều người thì đây là một hành động đáng kính phục, trong đó có nhà văn Trần Mạnh Hảo, ông nói:

“Gia đình ông Sơn Nam thì tôi rất phục. Gia đình ông không giàu có và nói chung là nghèo. Con ông Sơn Nam tôi biết, cả đời sống trong nghèo khó. Một giải thưởng nhà nước sẽ chắc chắn trao cho ông Sơn Nam, vì ông là một nhà văn lớn, không chỉ của Miền Nam mà của cả nước, nên họ sẽ trao cho ông. Mà trao thì sẽ được ít nhất gần 200 triệu. Hai trăm triệu là một số tiền lớn so với gia đình nghèo của ông Sơn Nam lắm chứ!

Cho nên gia đình họ quá là tư cách đi, họ từ chối bởi vì số tiền đó quá lớn đối với họ nhưng mà họ từ chối.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Thế nhưng gia đình rất là tư cách vì họ nghĩ đây là cái quyết định lớn, mà ông Sơn Nam đã mất rồi, ông không thể quyết định mà hình như ông có trối trăn lại là ông không thích những cái giải thưởng như thế, cho nên gia đình họ quá là tư cách đi, họ từ chối bởi vì số tiền đó quá lớn đối với họ nhưng mà họ từ chối. Tôi rất kính phục gia đình ông Sơn Nam.”

Việc hai giải thưởng được xem là quan trọng bậc nhất của quốc gia cũng bị lũng đoạn bởi sự lạm dụng quyền thế của người chấm giải, cộng với cách công khai thao túng quyền đề cử bất kể dư luận đã nói lên sự thật về tất cả các giải thưởng lớn nhỏ của Việt Nam ngày nay. Bốn người trong cuộc lên tiếng một lúc đã trở thành chuyện không lạ, khi tính khách quan của giải thưởng bị ông Hữu Thỉnh lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này.

Theo dòng thời sự:

Video liên quan

Chủ đề