Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Nguyễn Thị Phương Nga

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

CHƯƠNG IVPHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪI. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺPhát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu nghĩa của từvà biết sử dụng từ trong các tình huống trong giao tiếp.Quá trình hình thành, củng cố và tích cực hoá vốn từ phải liên quan chặtchẽ với quá trình nhận thức của trẻ để hình thành cho trẻ biểu tượng về thế giớixung quanh. Bởi vì từ là một thể thống nhất giữa âm thanh và nội dung ý nghĩa.Cô giáo không phải cung cấp từ qua âm thanh (rỗng) mà cung cấp cho trẻ nhữngbiểu tượng từ - khái niệm.Để làm được tốt công việc đó phải cho trẻ chơi trực tiếp với đồ vật, đồ chơitự nhiên và các hoạt động thực tiễn xung quanh trẻ.Ví dụ: Quả cam: tròn vàng (xanh), vỏ sần sùi, có múi tép, hột trắng.II. ĐẶC ĐIỂM VỐN TỪ CỦA TRẺ1. Vốn từ xét về mặt số lượngTừ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầutiên. ở 18 tháng tuổi, số lượng từ bình quân là 11 từ, cháu ít nhất là 0 từ, nhiềunhất là 25 từ (trường hợp đặc biệt có đến 45 từ) trẻ bắt chước người lớn lặp lạimột số từ đơn giản gần gũi: mẹ, bố ,bà…Từ 19-21 tháng, số lượng từ tăng nhanh.Đến 21 tháng trẻ đạt tới 220 từ. Giai đoạn 21- 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt234 từ vào tháng 24, sau đó lại tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ.Đến năm thứ ba, trẻ đã sử dụng trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ vàtính từ và các loại khác rất ít. Danh từ chỉ đồ dùng đồ chơi, đồ dùng quen thuộcgần gũi như: mèo, chó, chim…Động từ chỉ hoạt động gần gũi của cháu với nhữngngười xung quanh.Trẻ 4 tuổi có thể nắm xấp xỉ 700 từ. Ưu thế vẫn thuộc về danh từ, động từ.Hầu hết các loại từ xuất hiện trong vốn từ của trẻ.Từ 5-6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1030 từ, tính từ và từ loạikhác chiếm tỷ lệ cao hơn.Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối 3tuổi so với và đầu 3 tuổi vốn từ tăng nhanh vốn từ tăng10,7%; cuối 4 tuổi so vớiđầu 4 tuổi vốn từ tăng 40,58%, cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ tăng chỉ10,40%, cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi cũng chỉ tăng10,01%.Chúng ta có thể nhận ra quy luật tăng số lượng từ của trẻ như sau:- Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian.- Sự tăng tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạntăng chậm.54- Trong năm thứ ba tốc độ tăng nhanh nhất.- Từ 3- 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần.2. Cơ cấu vốn từ xét về mặt từ loạiCơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượngvốn từ. Tiếng Việt có 9 từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ,quan hệ từ, tình thái từ, trợ từ. Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạođiều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các từ loại xuất hiện dần dần trongvốn từ của trẻ. Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó là động từ và tính từ, các loạitừ khác xuất hiện muộn hơn.Đến 3- 4 tuổi, về cơ bản vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy nhiên tỷ lệdanh từ và động từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%, độngtừ chiếm 32%, còn lại là tính từ 6,8%, đại từ 3,1%, phụ từ 7,8%, tình thái từ4,7%, và số từ còn xuất hiện ít (số từ 2,5 %, quan hệ từ 1,7%).Giai đoạn 5- 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loạitrong vốn từ của trẻ. Tỷ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%)nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên: tính từ đạt tới15%.3. Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáoa. Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáoTheo Fedorendo (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từnhư sau:+ Mức độ Zêro (mức độ chưa có sự khái quát): mỗi sự vật có tên gọi gắnvới nó. Trẻ hiểu được ý nghĩa gọi tên này: mẹ, bố, bàn, bát…+ Mức độ 1: ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các sựvật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà…+ Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (quả cam), xe (xe đạp, xe ôtô), con(con gà, con chó).+ Mức độ 3: ở mức độ cao hơn mà trẻ 5-6 tuổi có thể nắm được: cácphương tiện giao thông (ôtô, tàu thuỷ, máy bay…); đồ vật (đồ chơi, đồ nấu ăn, đồdùng học tập).+ Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng,chất lượng, hành động…Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểudanh (mức độ zêro và mức độ 1). Mức độ 2 và mức độ 3 chỉ dành cho trẻ mẫugiáo,đặc biệt là mẫu giáo lớn.b. Đặc điểm lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáoKhi còn bé, những đồ vật hiện tượng xung quanh trẻ cũng như tên gọi củachúng chỉ thu hút sự chú ý của trẻ khi mà người lớn cho trẻ tiếp xúc trực tiếp vớichúng. Trẻ sờ mó, nghe, cầm, nắm…Ngay cả khi trẻ được 2 tuổi, trẻ cũng rất khó nhớ tên đồ vật nếu được nhìnmà không được tiếp xúc với nó. Từ mà trẻ sử dụng như là tên gọi riêng của từng55đồ vật cụ thể, cần được củng cố, rèn luyện dần dần mà trẻ có thể sử dụng đượcnhư là một từ có ý nghĩa khái quát chung. M.M. Kosoba- một nhà sư phạm Ngađã quan sát quá trình hiểu nghĩa khái quát của từ của trẻ từ 12- 15 tháng.Với mộtnhóm trẻ, với quyển sách người ta tổ chức cho trẻ hành động 20 lần kèm theo từ“sách” (Hãy cầm quyển sách, hãy đặt sách xuống đây…). Còn với nhóm trẻ thứhai thì người ta chỉ nói: Đây là quyển sách và cho trẻ nhìn vào 20 quyển sáchkhác nhau mà không cho trẻ hành động với chúng. Kết quả là ở nhóm trẻ thứnhất, từ “sách” trở thành từ có ý nghĩa khái quát, với nhóm trẻ thứ hai thì khôngcó được kết quả như vậy.E.I.Tikhiva đã nói: Trong sự phát triển ngôn ngữ trẻ em, các giác quanđóng vai trò quan trong bậc nhất.Tri giác vật thể là hoạt động chính của trí tuệ trẻem. Sự phát triển ngôn ngữ và cảm giác trẻ em liên hệ chặt chẽ với nhau.Vì vậykhông nên tách rời công tác giáo dục ngôn ngữ với việc giáo dục cảm giác và trigiác.Nhiệm vụ của trường mầm non là phải dạy trẻ hiểu được nghĩa chung củatừ trên cơ sở tri giác trực tiếp với sự vật hiện tượng cụ thể.Quá trình lĩnh hội từ của tiếng mẹ đẻ được diễn ra cùng lúc với việc trẻ tìmhiểu vật phù hợp với từ đó. Trẻ xem xét vật, sờ mó vuốt ve, lắng nghe, ngửi vậtmà trẻ quan tâm đến trẻ sẽ đi vào nhận thức của trẻ qua các giác quan. Sự nhậnthức cảm tính này sẽ phát triển những xúc cảm tương ứng kèm theo (thích, khôngthích…). Sau đó sự nhận thức cảm tính này cùng với từ sẽ được củng cố trong trínhớ của trẻ như là một biểu tượng về vật. Khi nghe từ gọi vật đó trước hết sẽ gợilên ở trẻ tất cả những xúc cảm, cảm giác mà trẻ đã trải qua khi tiếp xúc với vật.Sau khi trẻ đã thu nhận cơ sở cảm xúc của từ, trẻ sẽ có khả năng hiểu nghĩacủa từ. Chính vì vậy việc làm giàu vó từ cho trẻ cần phải được tổ chức trong quátrình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trong sinh họat xã hội, laođộng của con người.III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺĐể phát triển vốn từ cho trẻ từ 0- 6 tuổi cô giáo cần thực hiện các nhiệm vụsau:1. Làm giàu vốn từ cho trẻLàm giàu vốn từ cho trẻ là làm phong phú vốn từ cho trẻ, giúp trẻ làm quenvới từ mới thông qua việc tổ chức hướng dẫn làm quen với thế giới xung quanhcó chủ động.Như vậy ở giai đoạn đầu ta cần cung cấp cho trẻ những từ ngữ mang ýnghĩa cụ thể như các đồ vật trong gia đình, các con vật nuôi gần gũi, tên gọingười thân trong gia đình.Ví dụ: cô chú, bố, mẹ, cây, hoa, chuối,cam,lợn,mèo…Các động từ biểu thị hành động, trạng thái của con người hay con vật.Ví dụ: đi, nhạy, nói, hát, nằm, ngủ…Các tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sựvật.Ví dụ: to, nhỏ, đẹp, xấu…56ở giai đoạn sau ta cung cấp cho trẻ những từ mang ý nghĩa khái quát hơn(mức độ khái quát thứ hai, thứ ba), các từ láy âm, các tượng thanh, tượng hình cótác dụng làm cho người nghe hình dung được tiếng động, hình dáng của vật vàlàm quen với các từ ghép chính phụ …Khó khăn lớn đối với trẻ là những từ chỉ số lượng, những từ trừu tượng...Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cần cho trẻ biết một từ có thểmang nhiều nghĩa. Trên cơ sở nghĩa vốn có, có thể phát triển thêm nhiều nghĩamới của từ.Như vậy việc làm giàu vốn từ có ý nghĩa khái quát trừu tượng phải gắn liềnvới việc quan sát phân loại sự vật hiện tượng, hình ảnh trực quan cụ thể.Ví dụ: - Bạn Hoa đã đánh đổ nước ra bàn như thế là bạn ấy chưa cẩn thận.- Bạn Dũng rất dũng cảm, ngã đau mà bạn ấy không khóc.2.Củng cố, chính xác hoá vốn từ cho trẻCủng cố, chính xác hoá vốn từ cho trẻ là giúp cho trẻ hiểu, nắm được ýnghĩa của từ trên cơ sở đối chiếu chính xác chúng với các đồ vật xung quanh;giúp trẻ lĩnh hội ý nghĩa của từ trên cơ sở phân biệt được những dấu hiệu đặctrưng của sự vật hiện tượng; thâm nhập vào thế giới hình tượng của lời nói vàbiết cách sử dụng chúng.Củng cố vốn từ đặt ra yêu cầu cao đối với trẻ, trẻ phải hiểu nghĩa từ vànhớ từ để sử dụng từ một cách phù hợp.Để hiểu từ, nhận thức của trẻ không chỉ dừng lại ở mức độ cảm giác về sựvật hiện tượng xung quanh mà các sự vật này phải trở thành biểu tượng . Như vậytrẻ phải quan sát tỷ mỷ và phải được nghe lời giảng giải của người lớn hay côgiáo để hiểu rõ nghĩa của từ.Ví dụ:Chảy máu cam là chảy máu mũi.Chạy một mạch là chạy không dừng lại.Quá trình này kéo dài suốt lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ sẽ dần dần nắm đượctính đa nghĩa của từ, nghĩa chính, nghĩa phụ, các lớp từ đồng nghĩa với những sắcthái tình cảm khác nhau, những từ biểu hiện khái niệm thời gian, không gian…Vàcũng cần nhắc lại nhiều lần ý nghĩa của từ để củng cố vững chắc vốn từ cho trẻ.3. Tích cực hoá vốn từ cho trẻTích cực hoá vốn từ cho trẻ là giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng mộtcách chính xác, biểu cảm làm cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái tu từ cũng nhưgiúp trẻ biết sử dụng các phương tiện diễn cảm của từ.Ví dụ:Tắm – rửa(Tắm là quá trình cọ rửa toàn thân. Rửa chỉ là một hành động của tắm).Giáo viên cần giúp trẻ biết lựa chọn từ ngữ để sử dụng một cách chính xác.Trẻ không những còn hiểu mà còn biết sử dụng từ một cách thành thạo. Từ ngữcủa trẻ bình thường không phải là ít nhưng trẻ phải biết sử dụng các vốn từ ngữnày khi cần thiết. Cần phải giúp trẻ có một trí nhớ tốt linh hoạt để tìm ra những từ57cần thiết cho sự diễn đạt. Tích cực hoá vốn từ giúp trẻ vận dụng từ ngữ thụ độngchuyển sang chủ động.Trong quá trình tích cực hoá vốn từ cho trẻ, cô giáo giúp cho trẻ hiểu mộtsố biện pháp tu từ. Những biện pháp tu từ, đặc biệt là so sánh và nhân cách hoá,trẻ có thể tiếp thu và sử dụng từ ngữ một cách hồn nhiên:Một đoàn máy bay MỹNhư một bầy quạ đen.(Hoan hô chú bộ đội)Hay:Trăng tròn như mắt cá.Tóm lại: Ba nhiệm vụ của công tác phát triển vốn từ có mối quan hệ chặtchẽ với nhau. Nhiệm vụ này được tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ kia. Nếu khônglàm giàu vốn từ cho trẻ thì trẻ không thể lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạttrong mọi hoàn cảnh giao tiếp.IV. NỘI DUNG VỐN TỪ CẦN CUNG CẤP CHO TRẺ THEO ĐỘ TUỔI1. Các nguyên tắc cung cấp vốn từ cho trẻTrên cơ sở đặc điểm tư duy của trẻ, việc làm giàu vốn từ cho trẻ cần tiếnhành theo các nguyên tắc sau:- Việc mở rộng vốn từ phải gắn liền với việc tích cực cho trẻ tìm hiểu môitrường xung quanh, sử dụng trực tiếp các giác quan để cảm nhận sự vật.- Việc mở rộng vốn từ phải được tiến hành từ dễ đến khó, từ gần đến xa, từcụ thể đến trừu tượng.2. Nội dung vốn từ cần cung cấp cho trẻ theo độ tuổia. Trẻ 0-1 tuổiDạy trẻ tên gọi một vài sự vật, hành động gần gũi, quen thuộc đối với trẻ.Ví dụ: bà, bố, mẹ, đi, gà, ăn (măm), chào (ạ)..Đến cuối năm thứ nhất, dạy trẻ cùng một lúc nhận ra 2 đồ vật quen thuộccó hình dáng khác hẳn nhau, để ở vị trí khác nhau. Dạy trẻ biết tên mình, một vàitên bạn trong nhóm. Dạy trẻ biết một làm một số động tác: đứng lên, ngồi xuống,bắt tay, vỗ tay…2. Trẻ 1 -2 tuổia. Trẻ 12 - 18 thángDạy trẻ tên gọi một số đồ dùng đồ chơi, đồ dùng quen thuộc gần gũi với trẻ(ô tô, em bé, gà, thỏ, bát thìa, cốc, áo, dép…), biết tên gọi một số bộ phận mình,cơ thể búp bê và các con vật (mắt, mồm, tay, chân…)Tiếp tục dạy trẻ biết tên gọi của mình, của một số bạn bè trong lớp, biếtthực hiện một số yêu cầu của cô (nhìn, đi, ngồi, nằm, ăn, đưa, lấy…), biết một sốhành động thường gặp (đi, nằm, ăn, nhìn…).b. Trẻ 18-24 thángDạy trẻ biết tên gọi của các sự vật mà trẻ tiếp xúc, hoạt động hàng ngàytheo các chủ đề khác nhau.58Về áo quần: áo, quần…Về đồ dùng để ăn uống: bát thìa, cốc chén…Về đồ chơi: ôtô, búp bê, em bé…Dạy trẻ biết tên gọi của một số hành động với các đồ vật mà trẻ sử dụnghàng ngày.Ví dụ:Bế em bé (búp bê), ru bé ngủ.Xúc cháo (cháo)Mặc áo (quần)Đội mũTiếp tục dạy trẻ tên gọi của các bộ phận của một số động vật. Dạy trẻ têngọi của một số màu sắc (xanh, đỏ, vàng), tên gọi kích thước (to, nhỏ, bé) của mộtsố đồ vật.Dạy trẻ biết tên gọi của một số công việc của cô giáo (chơi với cháu, chocháu ăn, hát, múa…).c. Trẻ 2-3 tuổiTiếp tục mở rộng sự hiểu biết của trẻ về các sự vật hiện tượng gần gũi trẻnhìn thấy trên đường phố, công viên và những nơi trẻ đi qua.Dạy trẻ hiểu sâu hơn về các sự vật: biết tên gọi các phần chi tiết, biến dạngkích thước, màu sắc, mùi vị, đặc điểm và tính chất của vật.Dạy trẻ phân biệt các nhóm đồ vật và biết khái quát bằng 1 từ, không phụthuộc vào màu sắc, kích thước.Dạy trẻ biết tên nhà trường mầm non, biết tên cô giáo trong lớp và tên bốmẹ, địa chỉ gia đình.Dạy trẻ những từ biểu thị công việc của cô giáo, bác sĩ và bác cấp dưỡng.d. Trẻ 3 - 4 tuổiGọi tên chính xác các đồ dùng ăn uống, các phương tiện giao thông khácnhau đã quen thuộc với trẻ.Trong những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, phân biệt các phần,chi tiết của vật và kích thước của chúng (ví dụ: to hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, dàihơn, ngắn hơn..).Dạy trẻ phân biệt mối quan hệ không gian, thời gian, các buổi trong ngày( vídụ: sáng, chiều, tối, trước, sau, phải trái…).Mở rộng vốn từ biểu thị tên gọi về màu sắc, hình dáng, mùi vị của các convật, đồ vật với những từ biểu thị tính chất (nhẹ, nặng, nóng, lạnh, mượt…), đặcđiểm (dễ gãy, dễ vỡ, dễ đứt…).Dạy trẻ biết phân biệt một số từ biểu thị đồ vật quen thuộc theo dấu hiệu đặctrưng, trên cơ sở nắm vững những từ khái quát biểu thị những đồ vật.Ví dụ: Ghế (ghế con, ghế đẩu, ghế nhựa…)Thìa (to, nhỏ, nhôm, nhựa…)Giầy (to, nhỏ, vải, da…)Ví dụ:59Làm quen với các nghề nghiệp: cô giáo, hiệu trưởng, người bán hàng, côngnhân xây dựng… và đưa vào những từ chỉ tính chất của lao động (ví dụ: làm việcnhanh, cẩn thận, đoàn kết, vui vẻ…).e. Trẻ 4 - 5 tuổiĐưa vào vốn từ chủ động của trẻ tên gọi tất cả các sự vật mà trẻ được tiếpxúc trong cuộc sống, những từ biểu thị khái niệm (rau, quả, quần áo, đồ chơi, đồdùng ăn uống) trên cơ sở phân tích, tổng hợp những đặc điểm đặc trưng.Làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ, chú lái xe…Đưa vào các từ biểu thịtính chất hoạt động, biểu thị quan hệ của con người lao động, những từ biểu thịtên gọi dụng cụ lao động (cuốc, xẻng, cày, dao…).Đưa vào vốn từ của trẻ những từ mang tính chất văn học, những từ tượnghình, tượng thanh, từ đồng nghĩa, trái nghĩa đơn giản.g. Trẻ 5 - 6 tuổiTiếp tục đưa vào vốn từ của trẻ những từ biểu thị đặc điểm, tính chất, biểuthị mức độ, tính chất của sự vật (đỏ thẩm, đo đỏ, xanh thẫm, xanh lá cây, hơichua, chua loét…)Tiếp tục tăng cường những từ biểu thị nghề nghiệp, thái độ của con ngườitrong lao động (cẩn thận, thích thú, biết làm, cố gắng…), những từ văn học …V. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ* Một số điều cần lưu ý:- Đối với những từ mới và từ khó, giáo viên cần phát âm to và rõ ràng đểtrẻ dễ tiếp thu; cần lắng nghe các cháu nhác lại từng từ và nếu cần thì sửa lỗingay.- Dạy trẻ cần phải kèm theo với cho trẻ xem vật thật hoặc đủ dùng , tranhminh hoạ.- Đặt từ mới trong cấu trúc câu (ngữ cảnh) để trẻ thấy được sự liên hệ củacác từ ấy với các từ khác.1. Nhóm phương pháp trực quana. Hướng dẫn trẻ quan sátDạy trẻ quan sát là dạy trẻ biết xem xét, phân tích, so sánh để tìm ra nhữngđặc điểm, thuộc tính của đối tượng quan sát, và về các mối quan hệ của nó vớimôi trường xung quanh. Trong quá trình quan sát các giác quan được huy động(tai nghe, mắt nhìn, tay sờ mó…)Hướng dẫn trẻ quan sát là quá trình có mục đích, có kế hoạch, thứ tự đi từphân tích mặt này đến sự phân tích mặt kia, vừa đưa ra từ mới vừa củng cố từ cũ.Ví dụ: quan sát xe ôtô tải, hướng dẫn trẻ nhìn tổng thể có các bộ phận:buồng lái, thùng xe, các bánh xe. Đi vào quan sát buồng lái trước – thùng xe –gầm xe (bao gồm các bánh xe)…* Chuẩn bị cho trẻ quan sát:60+ Chọn đối tượng phù hợp: Với trẻ thì cần chọn đối tượng phải đẹp, hấpdẫn lôi cuốn sự chú ý.+ Chọn những kiến thức cần thiết: xe tải to, nặng (có cả xe tải nhỏ và xe tảito), để chở đồ đạc, hành lý…+ Chọn các từ ngữ phù hợp (những từ mới cần cung cấp, những từ khó cầngiải thích…).+ Chọn những bài hát, trò chơi để tăng sự hấp dẫn cho hoạt động.*Tổ chức quan sát:+ Bắt đầu bằng một số bài thơ, câu đố, bài hát phù hợp.+ Bắt đầu quan sát, cô cho trẻ các cháu tự do trao đổi những nhận xét đầutiên và lắng nghe, chú ý đến vốn từ của trẻ được sử dụng như thế nào.+ Cô tiến hành hướng dẫn sự quan sát của trẻ theo mục đích đã đặt ra.Ví dụ: Khi đi thăm công viên cô dự kiến nội dung quan sát là: cổng, đường đi,cầu, hồ, các tượng đài…Tri giác của trẻ cần gắn liền với các từ ngữ (cô đã chuẩn bị đã chuẩn bịtrước)…Tuy nhiên, cô cũng không hạn chế các từ ngữ do trẻ tự sử dụng.+ Cô chú ý cho trẻ quan sát kỹ và được nói nhiều, các từ ngữ mới nêu đượcnhắc đi nhắc lại, kết hợp với tri giác với các sự vật hiện tượng.+ Cần lưu ý cung cấp cả những từ thể hiện tính chất của sự vật: vải mềm,cứng; da dày, mỏng…* Củng cố kiến thức: Bằng các bài thơ, câu đố, bài hát. Cần củng cố cáckiến thức học được ở các tiết học sau.b. Cho trẻ xem tranhTrẻ nhỏ rất thích xem tranh, những tranh đẹp vừa có nội dung vừa pháttriển vốn từ vừa có tác dụng giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho trẻ. Khi miêu tảbức tranh, trẻ tiếp thu những từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ nữa.Khi xem tranh trẻ thường chú ý một cách tản mạn, trẻ chỉ tập trung vàonhững gì thích thú nhất. Nhiệm vụ của cô giáo hướng dẫn sự quan sát của trẻ đitheo trình tự. Đầu tiên nhìn toàn bộ bức tranh để hiểu bức tranh vẽ gì, sau đó mớiquan sát từng chi tiết. Để làm được vậy cô giáo cần phải hiểu nội dung bức tranh.Có thể dùng các câu hỏi sau :+ Chúng mình đặt tên cho bức tranh này là gì?+ Bức tranh vẽ ai, cái gì?+ Cháu hãy kể một câu chuyện về bức tranh.c. Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từĐồ chơi là vật dụng gần gũi đối với trẻ. Sử dụng đồ chơi để phát triển vốntừ cũng rất thuận lợi.Vì vậy phải lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. ở lớp bé đồ chơi cầnđơn giản, một khối.Trẻ có thể sử dụng các đồ chơi lắp ghép nhiều bộ phận đơngiản.61Có thể sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau một lúc. Ban đầu chúng được dấukín ở trong túi, sau được đưa ra lần lựơt cho trẻ xem, sử dụng, trao đổi về nó. Trẻphải gọi tên chính xác đồ chơi, màu sắc và các bộ phận của nó.2. Nhóm phương pháp dùng lờia. Nói chuyện với trẻĐây là phương pháp chính hướng dẫn trẻ làm quen với thế giới xungquanh. Các câu hỏi có tác dụng hướng sự chú ý của trẻ tới đối tượng cần nhậnthức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỉ mỉcác đối tượng, các đặc điểm, tính chất, mối quan hệ của các sự vật, hiện tượngthiên nhiên. Các câu hỏi cũng đồng thời kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mô tả cácđối tượng quan sát. Qua đó, vốn từ của trẻ ngày càng mở rộng hơn. Cần chú ý saocho câu hỏi đa dạng buộc trẻ trả lời bằng các từ loại khác nhau: hỏi về tên gọi,đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động…Ví dụ: - Câu hỏi về tên gọi các loại quả, cây cối, con vật: cây gì đây? congì đây? Quả gì?- Câu hỏi về công dụng của các đồ vật: Cái này dùng để làm gì?- Câu hỏi về tính chất, đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: như thếnào?Khi trò chuyện, cô giáo có thể sử dụng nhiều phối hợp một số thủ thuật:nói mẫu, nhắc laị, giảng giải, khen ngợi.b. Biện pháp sử dụng lời kể của cô giáo: Lời kể của cô giáo dễ gây hứngthú cho trẻ khi cho trẻ quan sát và giúp trẻ tri giác toàn bộ đối tượng, thấy đượcmối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; điều này làm cho trẻ hiểu đầy đủ ý nghĩacủa từ hơn. Lời kể của cô giáo còn tạo ra sự mẫu mực về ngôn ngữ để trẻ nói theo(giọng nói, ngữ điệu, điệu bộ).c. Cho trẻ kể chuyện là một biện pháp tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Khi trẻtự kể chuyện, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của sự vật hiện tượng trẻ quan sátđược, nghe được.d. Biện pháp quan sát kết hợp với lời giải thích.Để giải thích cho trẻ hiểu nghĩa của từ trước hết cần lựa chọn từ có nghĩacụ thể. Có như vậy thì thì việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảithích mới có hiệu quả.Ví dụ: Trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có thể lựa chọn một số từ có ýnghĩa cụ thể có thể giải thích:“Khép rủ” trong câu “Cánh màn khép rủ”.“Phe phẩy” trong câu “Phe phẩy quạt nan”.“Rung rinh” trong câu “Rung rinh góc màn”.Để giải thích được những từ này cô cần phải lựa chọn đồ dùng trực quanphù hợp với từ đó, kết hợp với lời giải thích. Lời giải giảng của cô cần phải ngắngọn, cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ.62Ví dụ: Trong bài thơ: “ Giữa vòng gió thơm”Giải thích từ “ Khép rủ” trong “ Cánh màn khép rủ” cô cho trẻ quan sátmột bức tranh vẽ một căn nhà nhỏ có một giường, có người nằm bên trong, mànthì vẫn buông xuống, hai cánh màn khép lại. Cô vừa chỉ lại vào bức tranh vàdùng lời giải thích cho trẻ hiểu là bà bị ốm nằm trên giường, màn thì buôngxuống, cánh màn khép lại, chỉ “khép rủ” tác giả muốn nói tới cảnh bà bị ốm,không gian ảm đảm và buồn bã.e. Biện pháp đối chiếu so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.Đây là biện pháp nhằm giúp trẻ hiểu sâu nghĩa của từ hoặc làm nổi bậtnghiã của từ.Khi lựa chọn cách giải thích này cô cần lựa chọn những từ trẻ đã biết phùhợp với khả năng nhận biết của trẻ. Nếu cô dùng những từ đồng nghĩa hoặc tráinghĩa mà trẻ chưa biết thì thì trẻ sẽ không hiểu được nghĩa của từ.Ví dụ: Để giải nghĩa của từ “chịu khó” thì chúng ta có thể dùng từ "chăm chỉ”.f. Biện pháp dùng lời để định nghĩa khái niệm, nêu lên những nét đặc trưngtrong nghĩa của từ.Sử dụng biện pháp này là dưạ vào cách miêu tả ngôn ngữ như các từ điểnhọc vẫn được sử dụng trong các từ điển để giải thích.Dùng định nghĩa để giảithích nghĩa của từ, giáo viên có thể cung cấp cho trẻ nghĩa của từ một cách tươngđối đầy đủ, thấy được cấu trúc bên trong của từ.Ví dụ: Để giúp trẻ hiểu được từ “tiền tuyến” trong câu thơ “ Chú đi tiền tuyếnnửa đêm chú về” thì giáo viên có thể dùng cách giải thích ngắn gọn nhất là: nơicó giặcf. Biện pháp đặt từ vào ngữ cảnh giao tiếp có thể giúp trẻ hiểu bằng cáchđưa từ đó vào những ngữ cảnh cụ thể quen thuộc đối với trẻ. Ngữ cảnh đó cóchứa các từ cần giải thích, hay là một tình huống giao tiếp cụ thể.Trẻ có thể dựa vào vốn từ đã có của mình, dựa vào những kết hợp ngônngữ, nhờ hoàn cảnh ngôn ngữ, nhờ những mối liên tưởng nhất định và cũng nhờmối quan hệ với các từ khác trong câu mà trẻ hiểu nghĩa của từ. Giáo viên khônggiải thích lòng vòng hay dùng ngay văn cảnh để giải thích.Ví dụ: Hôm nay các con chơi có thích không? – Thích ạ.3. Phương pháp trò chơiNgôn ngữ và tư duy có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của con người.Hoạt động chủ đạo là trẻ là hoạt động chơi.Vì vậy trò chơi là một phương phápphát triển từ rất tốt cho trẻ. Trong khi chơi, trẻ tái tạo những biểu tượng mà trẻ đãtri giác được bằng cách hành động thực tiễn và bằng ngôn ngữ. Mỗi vật có tênriêng, mỗi hành động có một động từ riêng biểu thị. Giáo viên cần tổ chức cho trẻcó điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ.Để củng cố và tích cực hoá vốn từ cho trẻ ta thường dùng các loại trò chơisau:63a. Chơi gọi từ: trò chơi nhằm giúp trẻ tên gọi tên đồ vật, đồ chơi, hiệntượng. Qua đó củng cố một số danh từ cho trẻ. Trò chơi này thường sử dụng ởmẫu giáo bé. Ví dụ:- Con gì biết nhảy?- Con gì biết bay?- Con gì bắt chuột?b. Chơi miêu tả vật thể: Trò chơi yêu cầu trẻ miêu tả hình dáng, kíchthước, màu sắc, tính chất…Việc miêu tả thường gắn liền với việc sử dụng độngtừ, tính từ…Trò chơi tuỳ mức độ có thể dùng cho 3 lứa tuổi.Ví dụ:* Trò chơi Cái túi kỳ diệu: cho từng trẻ thò tay vào túi lấy ra một vật, gọitên và miêu tả vật đó (đặc điểm, công dụng) hoặc trò chơi chọn định ngữ cho vậtthể. Cô nói: Quả bóng, trẻ sẽ nói tên màu sắc chất liệu hoặc công dụng: to, nhỏ,bay , thổi…Hoặc trò chơi: Chọn vị ngữ cho vật thể. Cô nói: Con ngựa, trẻ nói:Kéo, chạy, hí, phi…* Trò chơi so sánh sắc thái của từ: Cô nói: Nhà; trẻ sẽ nói: To, bé, rộnghẹp…c. Trò chơi phân loại vật thể: có tác dụng củng cố từ có tính chất khái quátcao. Trò chơi này thường áp dụng cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn.Ví dụ: Cô hỏi:Phương tiện giao thông gồm những loại nào?Trẻ trẻ lời:Ôtô, xe máy, xe đạp, máy bay…d. Trò chơi so sánh sự vật hiện tượng: trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu sâuhơn nghĩa của từ, biết tìm ra những từ có ý nghĩa đối lập để sử dụngVí dụ:Cô nói: to. Trẻ sẽ nói : nhỏ.Cô nói : lớn. Trẻ sẽ nói: béđ. Trò chơi đố giải: cũng là một hình thức chơi bằng từ rất tốt, giúp trẻcủng cố và nhận thức vốn từ và sử dụng từ. Khi lựa chọn câu đố cô cần dựa vàokhả năng hiểu biết của trẻ, hoặc phải chuẩn bị trước kiến thức cho trẻ.Ví dụ:- Trái gì vừa nhẳn vừa trònBé chuyền bé đá lon ton suốt ngày. (Quả bóng)- Cái gì đỏ ốiMọc ở phương đôngToả ánh nắng hongLung linh sương sớm. (Mặt trời)e. Trò chơi đóng kịch: là một phương tiện tốt để phát triển vốn từ cho trẻ:phát triển và tích cực hoá vốn từ.Trong mỗi vai đóng trẻ phải thuộc lời thoại, biếtđược ngữ điệu, hành động của nhân vật. Qua đó trẻ sẽ hiểu sâu hơn nghĩa của từvà biết cách sử dụng chúng.V. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ1. Đối với trẻ 0-3 tuổi64a. Phát triển vốn từ thông qua tiết Nhận biết tập nói (độ tuổi nhà trẻ)* Tiết Nhận biết tập nói là tiết học nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật hiệntượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật với những đặcđiểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật. Trên cơ sở đó cung cấp những từngữ tương ứng.* Yêu cầu của tiết Nhận biết tập nói:- Phải có trực quan- Mỗi biểu tượng được cung cấp ngay một từ tương ứng. Tiết học phảiđựơc tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từgần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng.* Phương pháp hướng dẫn thực hiện tiết Nhận biết tập nói.Tiết này thực hiện ở tất cả các nhóm trẻ ở các độ tuổi nhà trẻ. ở mỗi độ tuổicó một nội dung và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Tuy nhiên hiện nay ởtrường mầm non chỉ có nhóm trẻ từ 12 tháng đến 36 tháng.- Nhóm trẻ từ 12- 18 tháng:Nhóm này tiếp tục cho trẻ tiếp tục phát triển khả năng hiểu lời nói, tăngvốn từ chủ động cho trẻ. Cho trẻ tiếp xúc với vật thật ( đồ chơi, tranh ảnh…), dạytrẻ nhận biết vật đó, tên gọi, đồng thời dạy trẻ nhận biết tên gọi và 2-3 đặc điểm,chi tiết của vật.Cô có thể cho trẻ được cầm vật cần dạy để trẻ quan sát , xem xétnhận biết hoạt động với nó. Sau đó cô hỏi trẻ: Con gì đây? Cái gì đây? Mắt(mồm, chân, tay…) đâu? Trong khi daỵ, nếu trẻ không chú ý, cô có thể sử dụngthủ pháp dấu vật để thu hút sự chú ý của trẻ.Thời gian dành cho hoạt động này 57 phút. Khi dạy cô cần sử dụng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu…- Nhóm trẻ từ 18 -24 tháng:ở nhóm này tiếp tục phát triển vốn từ cho trẻ, phát triển khả năng nói, dạytrẻ biết sử dụng từ trong một câu trọn vẹn (câu khoảng 4- 6 từ). Trong độ tuổi nàycô có thể dạy cho trẻ theo 4 chủ đề: hoa, quả, con vật, đồ vật. Mỗi chủ đề làmquen với 4-5 đối tượng, trên một tiết học cho trẻ làm quen với một đối tượng, biếttên gọi, 4-5 chi tiết hoặc công dụng. Cô có thể cho trẻ được quan sát đối tượng,giới thiệu tên gọi, chi tiết, công dụng, hoạt động và đồng thời dạy nói cho trẻ.Thời gian dạy là 10- 12 phút, dạy trên nhóm trẻ 5-6 cháu.- Nhóm trẻ 24 - 36 tháng:Cô dạy cho trẻ theo từng chủ đề, mỗi chủ đề hai loại bài:Loại 1: Dạy trẻ từng vật riêng lẻ, dạy trẻ tên gọi của vật, các chi tiết củavật ( 4-5 đặc điểm, chi tiết, cấu tạo, công dụng..).Loại 2: Dạy trẻ ở mức độ khái quát theo thể loạiVí dụ: Các loại hoa, các loại quả, các phương tiện giao thông…Trên tiết học có thể thực hiện trên 6-8 trẻ và thời gian là 12- 18 phút.* Cấu trúc tiết Nhận biết tập nói:- Chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học65- Cô giới thiệu vật cần dạy: cô giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn thông qua việcbắt chước tiếng kêu, dấu vật để trẻ tìm, đoán hoặc có thể trực tiếp cho trẻ cầm,nắm, ngửi…vật hoặc chơi với vật.- Cô hướng dẫn trẻ nhận biết tập nói: đầu tiên cô giới thiệu tên gọi của vậtbằng (nếu đồ vật mà trẻ quen thuộc thì, cô có thẻ hỏi trẻ: cái gì đây?), sau đó giớithiệu các chi tiết, đặc điểm của vật, rồi cô cho trẻ nhận biết và tập nói bằng cáccâu hỏi:+ (Vật) đâu? (cô gọi tên vật). Ví dụ: Gà đâu? Ôtô đâu?+ (Chi tiết) đâu? Ví dụ: Chân gà đâu? Bánh ôtô đâu?+ Cháu hãy nói “…..”. cô dùng phương pháp bắt chước.Ví dụ: Cháu nói đi: “Ô tô”+ Cái gì đây?+ Màu gì đây?+ Vật (kêu) chạy… như thế nào?Ví dụ: Ôtô kêu như thế nào?Nếu trẻ không trả lời được, cô có thể cho mỗi trẻ cầm một vật để trẻ đượchoạt động, được chơi với đồ vật đó. Cô kết hợp vừa cho trẻ chơi vừa hỏi trẻ. Côcần động viên khen ngợi trẻ ngay trong quá trình dạy, phải phát huy tính cực củatrẻ.- Củng cố:Cô nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật.- Kết thúc tiết học của trẻ:Sau khi củng cố, cô khen trẻ, cô có thể khéo léo nhắc những trẻ chưa chú ýđi học. Nhất là đối với trẻ nhóm 24- 36 tháng, khi trẻ đã phần nào hiểu biết đượcyêu cầu với cô.b.Phát triển vốn từ trong giao tiếpGiờ chơi chiếm nhiều thời gian trong tất cả các hoạt động trong này củatrẻ, vì thế trong gìơ chơi, cô giáo có rất nhiều điều kiện để phát triển vốn từ chotrẻ.Cô tăng cường trò chuyện với trẻ trong khi chơi, đồng thời dạy trẻ nóithông qua việc tiếp xúc với đồ chơi.2. Với trẻ 3 - 6 tuổia. Phát triển vốn từ thông qua giao tiếp tự doTrẻ 3 tuổi đang ở giai đoạn đầu tiên của các câu hỏi. Trẻ muốn biết tên gọicủa tất cả những gì mà trẻ nhìn thấy. Sự tò mò của trẻ ở giai đoạn này trước hếtmang tính chất ngôn ngữ học. Trẻ thích thú các từ cũng như thích thú bản chấtcủa sự vật, hiện tượng được gọi bằng từ đó. Cô cần có kế hoạch đưa thêm các từmới bằng cho trẻ chơi thêm các đồ chơi .Đối với trẻ 4-5 tuổi và 5- 6 tuổi trong giao tiếp tự do, cô có thể sử dụng câuđố để củng cố, tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa của từ.66c. Phát triển ngôn ngữ thông qua các tiết học- Tiết học “Làm quen với Môi trường xung quanh” cung cấp một số lượnglớn các từ. Để những tiết học này có hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ chotrẻ, cô cần phải thực hiện tốt những yêu cầu chung của tiết học.- Tiết “Làm quen với tác phẩm văn học” cung cấp cho trẻ những từ có hìnhảnh. Trên những tiết học này cô cần chú ý giải thích những từ của tác giả. Nhưngphải giải thích, giảng giải rõ ràng,dễ hiểu, có thể dùng trực quan. Những từ tượnghình, có ý nghĩa khái quát cao. Cô cố gắng không nên giải thích. Trẻ có thể hiểudần dần thông qua việc hiểu toàn bộ nội dung của tác phẩm, thông qua việc cảmnhận tác phẩm.VII. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI PHÁT TRIỂN VỐN TỪCHO TRẺ1. Gọi tênTrẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, biểu tượng về các sự vật hiện tượng đangđược hình thành. Cho nên để phát triển vốn từ cho trẻ, giáo viên cần cho trẻ quansát các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Trong quá trình tri giác, người lớn giúptrẻ gọi tên các sự vật hiện tượng đó. Từ đó trẻ xác định được mối quan hệ giữalời nói với những sự vật hiện tượng mà trẻ thấy. Trẻ học gắn từ ngữ với các hànhđộng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Đó là bước quan trọng trong việc hình thành cơchế phức tạp để phát triển lời nói cho trẻ.Lúc đầu trẻ bắt chước các từ, mặc dù chưa hiểu nghĩa của từ, dần dần trẻhiểu nghĩa của từ qua các sự vật hiện tượng. Hiểu và trả lời các câu hỏi: Con gì?cái gì? đâu? Đi đâu? Của ai?2. Miêu tảTrong quá trình trẻ tri giác các sự vật hiện tượng, tuỳ theo khả năng nhậnthức của trẻ theo từng lứa tuổi mà chúng ta cung cấp cho trẻ các từ chỉ đặc điểm,phẩm chất của sự vật hiện tượng để trẻ có thể miêu tả được đặc điểm sự vật hiệntượng đó. Ví dụ: Quả cam có hình tròn, da sần, ăn có vị chua …Trong quá trình quan sát, cô không nói ngay tên gọi, đặc điểm của vật màđặt những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn chính xác để định hướng sự chú ýcủa trẻ và phát huy chủ động tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được thì cônói cho trẻ biết và đặt câu hỏi để trẻ trả lời lại. Trong khi luyện tập, cô nên đưa ranhiều dạng câu hỏi khác nhau để trẻ miêu tả sự vật hiện tượng…Để trẻ có thể miêu tả lại được tốt thì cô giáo cần chú ý lựa chọn các đồ vật,đồ chơi phù hợp, gần gũi có đặc điểm nổi bật, màu sắc đẹp, hấp dẫn đối với trẻ.Dần dần chúng ta cung cấp cho trẻ những từ trừu tượng, từ tượng thanh,tượng hình.Ví dụ:Gió thổi vù vù.Cái cốc thuỷ tinh trong suốt.3. So sánh67Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, cần cung cấp cho trẻ những từ so sánh để trẻluyện kỹ năng so sánh các sự vật hiện tượng. Trẻ so sánh tốt thì tư duy mới pháttriển được.Mức độ so sánh đơn giản là so sánh sự vật này với sự vật kia về kích thước,hình dạng, về màu sắc.Ví dụ:Con búp bê này to hơn con búp bê kia.Quả nhanh chua hơn quả cam.Dần dần dạy trẻ so sánh ví von trong các mối liên quan với các sự vật hiệntượng quen thuộc.Ví dụ:Mặt trời đỏ như lửa.Trăng đêm rằm tròn như quả bóng.Trăng khuyết trông giống con thuyền trôi.So sánh trong hệ thống cùng nghĩa ở mức độ khác nhau.Ví dụ:đo đỏ, đỏ thắm, đỏ rực…chua chua, chua loét…4. Phân loạiPhân loại vật thể cho trẻ mẫu giáo bé và tập trung nhiều vào mẫu giáo nhỡvà mẫu giáo lớn. Biết phân loại vật thể sẽ góp phần giúp trẻ phát triển vốn từ có ýnghĩa khái quát.Ví dụ:- Phân loại đồ dùng gia đình, có:+ Phân loại đồ dùng theo công dụng:Bát, đĩa, thìa, đũa - Đồ dùng để ănQuần áo , giày dép - Đồ dùng để mặcCa, cốc, ly,chém, tách - Đồ dùng để uống.+ Phân loại đồ dùng theo chất liệu:Giường, tủ, bàn, ghế - Đồ gỗBát, đĩa, chén - Đồ dùng bằng sứCốc, ly, chai, lọ… dùng bằng thuỷ tinh.- Phân loại các phương tiện giao thôngTàu thuỷ, canô, xà lan, thuyền… là phương tiện giao thông đường thuỷTàu hoả, xe đạp, xe máy, xích lô, ôtô, tac-xi, xe lam … là phương tiệngiao thông đường bộ.VIII. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO CHO CÁC ĐỘ TUỔI1. Trò chơi “Nói nhanh tên con vật”* Mục đích yêu cầu:Trẻ nhớ từ và phản ứng nhanh về ngôn ngữ.* Hướng dẫn:- Chơi tập thể cả lớp hoặc theo nhóm 5- 7 trẻ.68- Cô và trẻ đứng thành vòng tròn. Cô đập nhẹ vào vai trẻ đứng bên phải cô,trẻ đó phải nói nhanh tên một con vật bất kỳ. Sau đó trẻ này lại đập tiếp vào vaicủa bạn đứng bên phải mình, trẻ đó nói tên một con vật khác. Trò chơi tiếp tụccho đến hết vòng.- Mỗi trẻ nói tên một con vật nhưng không được nói trùng tên con vật màbạn trước đó đã nói. Trẻ nào không nói được tên con vật thì khi hết lượt chơi phảihát một bài.- Cô có thể đổi tên gọi con vật bằng tên gọi đồ vật, cây, hoa, quả…2. Trò chơi: Bạn thích gì?* Mục đích yêu cầu:- Làm phong phú vốn từ của trẻ- Trẻ nói được những câu đơn giản.* Chuẩn bị:- Hoạ báo, tranh ảnh về thức ăn, quần áo, động vật, đồ chơi…- Mỗi nhóm 3-4 trẻ, 1cái kéo và lọ hồ dán.- Mỗi trẻ 1 tờ giấy khổ A4, phía trên có ghi tên cả trẻ.* Hướng dẫn:- Cô chia lớp thành các nhóm 3-4 trẻ. Cô phát hoạ báo, tranh ảnh, kéo, hồdán, và giấy trắng cho trẻ. Trẻ xem hoạ báo (hoặc tranh ảnh) rồi cắt 3-4 ảnh mìnhthích và dán vào tờ giấy trắng.- Sau đó, trẻ nói về bộ sưu tập của mình. Ví dụ: “Cháu thích ăn những quảna, chuối, bưởi… Cháu thích nhất ăn nhất quả na.”- Cô yêu cầu trẻ đổi các tranh cho nhau. Trẻ xem tranh và nói về sở thíchcủa nhau: “Bạn Sơn thích ăn quả cam, quý, dứa…” rồi hỏi bạn: “Bạn Sơn thíchăn quả gì nhất?”Tóm lại: Phát triển vốn từ cho trẻ là nội dung quan trọng trong phát triển lờinói cho trẻ.Phát triển vốn từ được mở rộng dần dần từ những sự vật gần gũi nhất đếnmôi trường xung quanh mà trẻ được tiếp xúc.Việc phát triển vốn từ phải được tiến hành thường xuyên, mọi lúc và mọinơi. Từ cung cấp cho trẻ luôn được gắn liền với ngữ cảnh để giúp trẻ hiểu đượcnghĩa của từ và cách sử dụng nó trong hoàn cảnh cụ thể một cách chính xác.Phương pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là trực quan kết hợp với dùnglời, giảng giải, trò chơi học tập để dạy trẻ bắt đầu gọi tên sự vật hiện tượng đếnmiêu tả đặc điểm và cuối cùng biết dùng từ khái quát để phân loại các sự vật hiệntượng đó.CÂU HỎI TỰ HỌC1. Trình bày đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mầm non.692. Phân tích các nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mầm non.3. Trình bày hệ thống các phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non.4. Chỉ ra các hình thức giáo dục nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mầm non.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC1. Trình bày có ví dụ minh hoạ về đặc điểm vốn từ của trẻ:- Số lượng vốn từ trẻ nắm được ở các độ tuổi.- Khả năng hiểu nghĩa của từ và tỷ lệ sử dụng từ loại của trẻ theo độ tuổi.- Khả năng sử dụng vốn từ một cách chủ động, tích cực trong quá trìnhgiao tiếp.2. Phân tích được vai trò, nội dung các nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ:- Làm giàu vốn từ cho trẻ thông qua quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu thếgiới xung quanh một cách có chủ định.- Củng cố, chính xác hoá vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nghĩa của từ,cách sử dụng từ trong giao tiếp.- Tích cực hoá vốn từ là tạo điều kiện, kích thích trẻ tích cực chủ động sửdụng vốn từ hiệu quả khi nói năng.3. Nắm được hệ thống các phương pháp và cách thức sử dụng các phương phápnày trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ:- Phương pháp trực quan (tranh ảnh, vật thật, đồ chơi).- Phương pháp dùng lời (trò chuyện, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện …).- Phương pháp thực hành (trò chơi phát triển vốn từ).4. Nắm và biết vận dụng phù hợp, có hiệu quả các hình thức phát triển vốn từ chotrẻ thông qua hoạt động giáo dục có chủ đích (Nhận biết tập nói, làm quen vớithơ truyện, Khám phá khoa học …) và thông qua hoạt động ngoài giờ học (vuichơi, giải trí, lao động và các sinh hoạt khác)….70CHƯƠNG VPHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁPI. KHÁI NIỆMDạy trẻ nói đúng ngữ pháp là luyện cho trẻ lời nói đúng cấu trúc ngữ pháptiếng Việt, giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo rõ ràng, dễ hiểu, lôgic.Việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp có liên quan mật thiết đến việc luyện phátâm và phát triển vốn từ. Trẻ phải phát âm đúng, biết nhiều từ, hiểu từ mới có thểnói đúng ngữ pháp và biểu cảm.Ngoài ra việc dạy trẻ cần tính đến đặc điểm phát triển ngôn ngữ và khả năngtư duy của trẻ. Bởi vì khả năng sắp xếp các sự kiện, lựa chọn từ ngữ, sắp xếp câuđể diễn đạt một ý trọn vẹn một nội dung nào đó có liên quan đến đến sự nhậnthức tư duy trừu tượng của trẻ.Do đó đặt ra yêu cầu cho trẻ theo lứa tuổi cần phải tuân theo nguyên tắcgiáo dục chung, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: dạy trẻ mẫu giáo biết nói câuđơn giản, không nói câu thiếu thành phần. Dạy trẻ mẫu giáo lớn sử dụng thànhthạo câu đơn, câu mở rộng và một số câu phức.II. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TRẺ TỪ 1- 6 TUỔI1. Sự hình thành và phát triển các kiểu câu của trẻ xét theo cấu trúc ngữphápa. Giai đoạn từ 1-3 tuổiTừ sau 12 tháng, nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngàycàng phát triển. Trẻ không chỉ dùng những âm bập bẹ mà đã bắt đầu nắm đượcmột số từ.15 tháng tuổi trẻ đã biết dùng những câu đầu tiên. Câu đầu tiên xuất hiện ởtrẻ là câu 1 từ. Câu 1 từ là loại câu có đặc điểm, có cấu trúc đơn giản chỉ gồm 1từ. Câu gắn một từ gắn liền với hoàn cảnh. Nhờ văn cảnh, cùng với ngữ điệu câunói, nét mặt, cử chỉ của trẻ mà người nghe hiểu được điều mà trẻ muốn nói.Ví dụ:Đi. (Trẻ đòi đi chơi)Nước. (Trẻ muốn uống nước)Sau câu 1 từ là sự xuất hiện của câu cụm từ. Câu cụm từ là hình thức câuxuất hiện đầu tiên được tạo thành do sự liên kết các từ (trẻ có thể liên kết 2, 3, 4từ thành câu cụm từ). Đặc điểm của câu cụm từ là chưa phân biệt được các thànhphần câu.Ví dụ:Anh Thành; mẹ Hương…Tiếp sau có cụm từ là sự xuất hiện của các loại câu đơn hai thành phầnchính. Đó là thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.Ví dụ:Hà ngủ.Lan khóc.71Đến cuối 3 tuổi, các dạng câu đơn của trẻ phong phú hơn. Câu đơn của trẻđã được mở rộng các thành phần khác: Bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.Ví dụ:Cháu ăn kẹo.Cái áo của cháu màu xanh.Mai cháu đi đu quay.Để diễn tả được nội dung, những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn, đếncuối 3 tuổi trẻ đã bắt đầu sử dụng các loại câu ghép. Loại câu trẻ sử dụng đầu tiênlà câu ghép mô tả các sự vật hiện tượng.Ví dụ:Bác cho cháu ăn kẹo, anh Thành cho cháu ăn kẹo.Cùng với các loại câu ghép, trẻ đã dần biết sử dụng các câu ghép chínhphụ chỉ mục đích, nguyên nhân, điều kiện.Ví dụ:Nếu cháu ngoan dì sẽ cho cháu đi xe máy.Cháu đánh anh Thành nên bố cháu đánh cháu.Qua điều tra vốn ngôn ngữ của trẻ, các nhà nghiên cứu đã rút ra nhận xét: Tỉlệ nói câu đúng ngữ pháp, câu mở rộng thành phần, câu ghép tăng dần theo lứatuổi. Các câu có cấu trúc đơn giản giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp vớinhận thức của trẻ. Trẻ càng lớn, sự hiểu biết của trẻ càng tăng, do vậy biểu hiệntrao đổi càng nhiều. Từ đó dần đến sự thay đổi càng đa dạng trong cấu trúc câunhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.Trẻ 13- 18 tháng câu 1 từ chiếm 50%; câu cụm từ chiếm 46,21%Trẻ 19-24 tháng tuổi câu cụm từ chiếm 42,21%; câu chủ ngữ - vị ngữ chiếm24, 29%.Trẻ 25- 30 tháng tuổi câu chủ vị chiếm 29,42%; câu chủ ngữ - vị ngữ - bổngữ chiếm 24,84%.Trẻ 31- 36 tháng câu chủ -vị chiếm 19, 57%; câu chủ ngữ - vị ngữ - bổngữ chiếm 22,84%; câu ghép đẳng lập chiếm 25, 57%.Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc tiếp nhận và sử dụng các loạicâu trong hệ thống câu tiếng Việt, song trẻ còn mắc một số lỗi khi tạo câu.Chẳng hạn: - Từ trong câu sắp xếp sai trật tự từ, như:Mẹ gắp cho con tôm hai con to.- Thiếu từ trong câu: Ông bà bánh. (Ông đưa bánh cho bà.)b. Giai đoạn từ 4- 6 tuổiSo với trẻ 3 tuổi thì trẻ từ 4 - 6 tuổi rất ít khi sử dụng câu 1 từ mà thườngsử dụng các loại câu: câu cụm từ, câu đơn đầy đủ hai thành phần (C-V), câu đơnmở rộng thành phần, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.Xét về loại hình câu, số lượng không tăng nhưng thành phần trong từngloại câu có sự mở rộng và phát triển.Nếu trẻ 3 tuổi có câu đơn 2 thành phần như: áo đẹp; thì trẻ từ 4-6 tuổi đãnói câu có một nhóm từ (ngữ) làm chủ ngữ và vị ngữ.Ví dụ:Quả bóng này rất nảy.72Thành phần trạng ngữ và bổ ngữ cũng được mở rộng.Ví dụ:Hôm nay ở lớp con thích ăn cơm với rau cải.Các loại câu phức mà trẻ sử dụng cũng được mở rộng. Trẻ biết cấu tạo cáccâu hoàn chỉnh để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tảđiều mong muốn của cá nhân.Ví dụ: Cháu được bố mẹ cho đi chơi công viên. Cháu thích ngồi xem con hổ.Các câu phức chính phụ của trẻ cũng có đủ các quan hệ từ, ý của câu cũngđược diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn.Ví dụ:Bố đánh cháu vì cháu đánh anh Hùng.Tuy đã có bước tiến xa trong việc sử dụng các loại câu so với tuổi nhà trẻnhưng trẻ mẫu giáo vẫn còn có hạn chế: từ dùng còn thiếu chính xác, khi thừa,khi thiếu, vị trí sắp xếp các từ của câu cũng chưa chính xác nên câu dài mà tốinghĩa.2. Sự xuất hiện và phát triển các kiểu câu xét theo mục đích nóiXét theo mục đích nói, các câu nói của tiếng Việt chia ra 4 loại: câu tườngthuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán.Trong các loại câu trên, câu tường thuật xuất hiện sớm nhất và có số lượngcao nhất ở các độ tuổi. Trẻ sử dụng loại câu này nhiều lần để diễn đạt các hoạtđộng của bản thân hoặc của những người xung quanh, để nêu các sự vật hiệntượng xung quanh mà trẻ được tiếp xúc.Câu tường thuật của trẻ ngày càng mở rộng nội dung phản ánh phát triểncủa từng độ tuổi.ở trẻ 3 tuổi câu tường thuật mơí dừng lại ở mức độ kể về các sự vật, đặcđiểm của nó, về thời gian hành động, địa điểm, trạng thái.Ví dụ:Áo siêu nhân của cháu rất đẹp.Cháu đi nhà bà nội.Lúc nãy con được ăn kẹo ở lớp.Câu tường thuật của trẻ 4 -6 tuổi, nội dung phản ánh khả năng đánh giá vềtính chất của hành động, sự vật, nhận ra dấu hiệu đặc trưng của đồ vật (Nước hoathơm lắm), mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên ( Ông ơi, cóông sấm trời mưa đấy.)Câu nghi vấn là loại câu tăng nhanh và khá phong phú về nội dung do nhucầu tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ rất cao.Trẻ dưới 3 tuổi thường sử dụng câu hỏi về tên gọi sự vật hiện tượng (cái gìđây, con gì đây), hỏi về hành động ( Bà làm gì đấy? Mẹ ăn gì đấy?), hỏi về nơichốn ( Cô đi đâu?), hỏi về chủ thể hành động (Ai làm đổ nứơc ra bàn đây?).Trẻ từ 4- 6 tuổi còn thêm các loại câu hỏi về thời gian (Hôm nay về bà chơimẹ nhỉ?), hỏi về số lượng (mấy tiền đây mẹ?), hỏi về nguyên nhân (Tại sao mẹốm?), hỏi về nguồn gốc (Cô ơi, nặn củ cà rốt như thế nào ạ?), hỏi về mối quanhệ họ hàng…73Các loại câu mệnh lệnh, cảm thán trẻ có sử dụng nhưng số lượng khôngnhiều và sự phát triển của nó không rõ rệt như các loại câu trên.3. Một số hạn chế trong câu nói của trẻTrong quá trình học nói trong việc tiếp và sử dụng đúng các từ các câu màngười lớn thường dùng, trẻ còn sử dụng một số từ, câu chưa đúng. Bởi vì việctiếp thu ngôn ngữ của trẻ không chỉ là bắt chước lại, lặp lại những mô hình sẳn cómà nó phải trải qua quá trình biến đổi để trở thành vốn riêng của trẻ. Quá trình đótạo nên những nét riêng trong ngôn ngữ của trẻ.Sau đây là một số lỗi sai trongcâu nói của trẻ.a. Hạn chế về từVề tính từ: đối với trẻ dưới 3 tuổi các tình từ chỉ màu sắc xuất hiện với sốlượng ít và chưa chính xác.Ví dụ: với trẻ 28 tháng, tất cả các màu đều nói mộtmàu nào đó, hoặc trẻ 33 tháng: màu trắng nói màu xanh, màu vàng nói màu đỏ…Về danh từ chỉ thời gian cũng chưa chính xác. Ví dụ: để chỉ khoảng thờigian quá khứ dù đã xảy ra lâu hoặc chưa lâu các cháu cũng đều dùng từ: hômqua, có cháu lại dùng hồi trước, hồi nhỏ…Về phụ từ chỉ thời gian các từ chỉ thời gian xa gần trẻ vẫn chưa phân biệtđược.Về số từ: tuy trẻ đã dùng các số từ một, hai, ba …nhưng thực tế trẻ chưabiết chính xác về số lượng (đối với trẻ 3 tuổi).Từ 4 - 6 tuổi là thời kỳ trẻ trẻ tiếp thu các số lượng từ mới rất lớn. Vì vậytrong quá trình tiếp thu và sử dụng từ có một số trẻ nhớ nhưng không nắm đượcnghĩa của từ trong các hoàn cảnh giao tiếp nên sử dụng từ chưa đúng nghĩa vớicâu.Ví dụ:Khách đến nhà chơi, mình là chủ quán không phải chào.Lá cây gãy nhiều qua mẹ nhỉ.Con chán xếp hình rồi, mẹ có vui xếp không?b. Về câuViệc tiếp thu và sử dụng các loại câu của trẻ ở các lứa tuổi đều có nhữngkhó khăn. Do đó số lượng câu nói chưa đúng của trẻ cho đến 6 tuổi vẫn cònchiếm tới 24,44%. Các câu nói chưa đúng của trẻ bao gồm các loại:- Câu rút gọn thành phần:Rút gọn câu nói là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ của trẻ ở tất cả cácđộ tuổi. Câu rút gọn của trẻ có thể là câu rút gọn một thành phần hoặc nhiềuthành phần.Ví dụ: - Rút gọn vị ngữ:Anh Tân…. xe của bố. (nghịch)- Rút gọn chủ ngữ: …. lấy máy bay. (Anh)- Rút gọn bổ ngữ:Cháu cầm … cho cô.(ô tô)74Trẻ sử dụng câu rút gọn một phần là dựa vào văn cảnh cụ thể. Những gìmà trẻ và người đối thoại cùng nhìn thấy thì bị rút gọn đi. Dựa vào văn cảnh ta cóthể khôi phục lại thành phần mà trẻ rút gọn.Ngoài ra trẻ sử dụng câu rút gọn sẽ làm hạn chế khả năng biểu đạt. Khiphản ánh mối quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hành động chính còn các từ biểuthị mối quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật của quan hệ đó thì không được biểuthị.Ví dụ:Vì sao con khóc? (Con rôm)Cô Lan đi chợ thịt cá. ( để mua)Em vẽ đồng hồ chú. (cho)Rút gọn câu nói là một hình thức làm cho câu trở nên đơn giản trong ngônngữ nói. Song câu rút gọn không có khả năng truyền cảm rộng rãi, nhất là đối vớitrẻ em trong quá trình học nói.- Câu sai trật tự từ:Trong ngôn ngữ tiếng Việt, trật tư từ có ý nghĩa ngữ pháp rất quan trọng,nó quy định các thành phần trong câu. Song một số trường hợp do vội vàng hoặcdo nhận thức của trẻ không rõ ràng nên trẻ phản ánh bằng ngôn ngữ cũng rời rạc,lộn xộn.Ví dụ:Cất thìa mẹ điCài cô cúc đi.- Những câu nói có cấu trúc không mạch lạc:Ví dụ: Một hôm cô giáo bị ngã, cô buộc tóc rất xinh, đeo hoa tai, rất đẹp.Những câu nói không mạch lạc, sai trật tự từ thể hiện điều trẻ nhận thứcđược và muốn nói nhưng sắp xếp và lựa chọn từ chưa được, do đó câu nói của trẻlộn xộn.Từ những câu nói chưa đúng của trẻ chúng ta thấy được những khó khănmà trẻ gặp phải trong giai đoạn tiếp thu và sử dụng. Vì vậy chúng ta cần giúp trẻnhận thức biết diễn đạt suy nghĩ của mình rõ ràng hơn, mạch lạc hơn, đúng hơn,hay hơn.III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP1.Nội dungTìm hiểu quá trình xuất hiện và phát triển các loại câu ở trẻ trước tuổi đihọc ở trường phổ thông ta thấy: ở mỗi độ tuổi thường có một loại câu đặc trưng,các loại câu và chất lượng của các loại câu được phát triển theo sự phát triển củatrẻ qua các lứa tuổi. Trẻ càng lớn thì loại câu càng phong phú, nội dung, cấu trúcthành câu được mở rộng hơn. Tuy vậy ở các lứa tuổi việc nắm vững và sử dụngcác phương tiện diễn đạt của trẻ vẫn còn những thiếu sót cần khắc phục. Do vậy,trong nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, chúng ta cần quan tâm tới những vấnđề sau:a. Nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp75- Dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ phápLuyện cho trẻ nói đúng theo các quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, trẻ biết nóicâu đầy đủ các thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần phụtrạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Từ ngữ phải biết sắp xếp theo trật tự từ trong câutiếng Việt. Từ đó giúp cho nội dung diễn đạt của trẻ đúng, rõ ràng, mạch lạc.- Dạy trẻ biết mở rộng thành phần câu để diễn đạt các nội dung càng ngàyphong phú.Cụ thể : + Dưới 3 tuổi dạy cho trẻ biết sử dụng thành thạo các loại câu đơn,câu mở rộng thành phần và bước đầu sử dụng các loại câu ghép.+ Ở trẻ 4- 6 tuổi dạy cho trẻ biết sử dụng thành thạo các câu đơnmở rộng thành phần, sử dụng đúng và ngày càng phong phú các kiểu câu ghép.b. Phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ phápViệc tiếp thu vốn từ ở trẻ khác với việc tiếp thu và sử dụng vốn ngữ pháp.Khi học từ trẻ tiếp nhận ở phía người lớn từng đơn vị cụ thể (trẻ tiếp nhận ởngười lớn từng từ). Khi học câu, trẻ không thể học hết tất cả các câu cụ thể, riênglẻ rồi vận dụng vào trong trường hợp giao tiếp vì nội dung của những câu nói làvô cùng. Do vậy dạy nói cho trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói đúng các môhình câu, các thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần câu, mà phảibằng cách cho trẻ thường xuyên được nghe, được nói theo các mô hình câu chuẩnđể từ đó dần dần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ.- Xây dựng mẫu câu:Mẫu câu mà giáo viên cho trẻ tiếp nhận phải đạt được các yêu cầu:+ Câu phải đầy đủ các thành phần chính (chủ ngữ- vị ngữ).+ Từ ngữ trong câu phải chính xác, sắp xếp đúng trật tự của câu tiếng Việt.+ Nội dung câu thông báo của câu phải đơn giản, rõ ràng.+ Mẫu câu đưa ra phải từ những mẫu đơn giản đến những mẫu câu phứctạp (chú ý đến yêu cầu của độ tuổi).Ví dụ:Mẫu câu có cấu trúc C – V:Gà gáy. Cờ bay.Mẫu câu có cấu trúc C-V- B:Cháu ăn kem. Cháu ăn phở.Muốn giúp trẻ làm quen với các mô hình câu, giáo viên phải thường xuyêncho trẻ tập nói theo mẫu của mình.- Tập nói theo mẫuĐể hình thành các mẫu câu, giáo viên đặt cá câu hỏi. Mô hình câu hỏi sẽứng mô hình câu cần dạy trẻ (câu hỏi của cô là sự định hướng về nội dung vàđịnh hướng về mẫu câu).Sau khi đặt câu hỏi, cô giáo trả lời hoặc một vài câu rồi giảng giải trẻ tậpnói.Ví dụ: Dạy trẻ mô hình câu C -V, cô giáo có thể đặt câu hỏi:76Lá cờ màu gì? Lá cờ màu đỏ.Cái ca màu đỏ.Dạy mô hình câu C-V nên cô giáo phải đặt câu hỏi:Vì sao bạn Hà được cô khen?Vì bạn Hà ngoan nên cô giáo khen.Điều quan trọng của việc dạy trẻ nói theo mẫu câu là giáo viên cần lặp đi,lặp lại một cách có ý thức những mô hình câu. Trẻ nghe và hiểu nhiều lần sẽ bắtchước, ghi nhớ và khi cần giao tiếp trẻ sẽ vận dụng một cách tự nhiên.Việc dạy trẻ các mô hình câu cho trẻ trước tuổi đến trường phổ thông sẽ cóhiệu quả cao hơn nếu người giáo viên biết tạo sự hứng thú, tự nhiên trong quátrình học nói của trẻ bằng các biện pháp:- Thường xuyên trò chuyện với trẻ các sinh hoạt hàng ngày theo các môhình câu.- Quan sát- đàm thoại theo các chủ đề.- Cho trẻ xem tranh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi rồi gợi ý cho trẻ trả lời theocác kiểu câu.- Dạy trẻ kể chuyện.Lưu ý: Khi dạy trẻ làm quen với các mô hình câu ghép, cô giáo cần giảng giải đểtrẻ hiểu được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh đểtrẻ liên kết các sự vật hiện tượng đó trong câu.Ví dụ: Để tạo thành câu ghép “Vì bạn Nga cho cháu mượn đồ chơi nên cô khenbạn ấy”, giáo viên cần giảng giải để trẻ hiểu: Bạn Nga rất ngoan, bạn Nga đãbiết nhường đồ chơi cho bạn khi bạn mượn chơi. Những người biết nhường bạn,giúp bạn đều là người ngoan và đều đáng được khen.Cô giáo đặt ra câu hỏi gợi ý:Ai cho cháu mượn đồ chơi?Vì sao bạn nghe được khen?Sau đó hướng dẫn trẻ trả lời thành câu ghép.- Sửa lỗi:+ Sửa lỗi dùng từ saiTrong quá trình dùng từ để cấu tạo câu, trẻ thường mắc phải lỗi dùng từthiếu chính xác, trật tự từ trong câu sắp xếp không đúng với trật tự từ trong câutiếng Việt. Để giúp trẻ sửa chữa những lỗi này, cô giáo cần giảng giải lại để trẻhiểu đúng nghĩa của từ cần dùng. Phân tích để trẻ hiểu đúng nghĩa của từ cầndùng. Phân tích để trẻ hiểu được giữa các hành động, sự việc, trên cơ sở đó giúptrẻ biết cách xếp thứ tự các từ để diễn đạt nội dung mình muốn thông báo. Giáoviên nói mẫu câu đúng và yêu cầu trẻ nói lại.+ Sửa câu nói thiếu thành phần chính chủ ngữ- vị ngữ77Khi trẻ nói câu thiếu thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ, giáo viên đặt ra câuhỏi về thành phần thiếu, sai sau khi trẻ trả lời giáo viên giúp trẻ nói câu đủ thànhphần.Ví dụ:Trẻ nói:Uống nước.Cô hỏi:Ai uống nước?Trẻ trả lời:Cháu uống nước.Biện pháp sửa sai nên sử dụng ở tuổi nhà trẻ và đầu tuổi mẫu giáo, giáoviên nên nói mẫu câu đúng rồi yêu cầu trẻ nói lại.CÂU HỎI TỰ HỌC1. Phân tích đặc điểm về khả năng sử dụng câu của trẻ mầm non.2. Trình bày các nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.3. Trình bày các phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC1. Cần nắm vững đặc điểm lời nói của trẻ về mặt ngữ pháp ở mỗi độ tuổi, từ đógiúp xác định các nội dung rèn luyện kỹ năng diễn đạt câu cho trẻ:- Khả năng sử dụng câu xét theo cấu tạo.- Khả năng sử dụng câu xét theo mục đích phát ngôn.2. Nắm được các nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là:- Dạy trẻ nói câu đầy đủ các thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ).- Dạy trẻ nói câu đúng trật từ sắp xếp các từ.- Dạy trẻ nói câu có mở rộng thành phần phụ.3. Nắm và biết vận dụng các phương pháp, biện pháp để thiết kế hoạt động nhằmluyện trẻ nói câu đúng:- Phương pháp nói mẫu thông qua trò chuỵên, đàm thoại, kể chuyện.- Phương pháp cho trẻ thực hành nói theo mẫu.- Phương pháp sửa lỗi sai về câu cho trẻ.78