Giống lúa st 25 mua ở đâu

Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với huyện Lâm Thao đánh giá mô hình thử nghiệm giống lúa mới ST25 tại Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm Thao

Mô hình được thực hiện trên diện tích 0,6ha thuộc đất nông nghiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm Thao. Kết quả ban đầu cho thấy, giống lúa ST25 khỏe, khả năng đẻ nhánh trung bình, hạt gạo thon dài, trắng, cơm mềm dẻo, thơm. Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Giống lúa ST25 có bộ lá gọn, đứng thuận lợi cho quá trình quang hợp; lúa cứng cây tạo khả năng chống đổ và chống chịu sâu, bệnh tốt. Thời gian sinh trưởng của giống lúa ST25 là 114 ngày, ngắn hơn giống J02 khoảng 5 - 6 ngày; dài ngày hơn giống HT1, Thiên ưu 8 khoảng 5 - 7 ngày. Năng suất đạt khá (60,9 tạ/ha), hiệu quả kinh tế cao hơn các giống khác từ 1,3 - 3 lần.

Qua đánh giá có thể thấy, giống lúa ST25 gieo cấy vụ Mùa 2021 là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu tỉnh Phú Thọ. Việc thí điểm giống lúa mới ST25 hiệu quả sẽ góp phần thay thế những giống lúa cũ có năng suất chất lượng thấp, bổ sung vào cơ cấu giống của địa phương, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo trên địa bàn.

Theo ông Trần Tú Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục triển khai sản xuất thí điểm giống lúa ST25 diện rộng trong vụ Xuân năm 2022 tại địa bàn 4 huyện (Lâm Thao, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông), với tổng diện tích 200ha, mỗi huyện khoảng 50ha. Công ty cổ phần Giống - Vật tư Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam là đơn vị đầu mối liên kết với Doanh nghiệp tư nhân Thương mại - Dịch vụ Hồ Quang thực hiện cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm lúa gạo ST25 với các địa phương. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông và các địa phương khác chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, đăng ký nhu cầu với Công ty cổ phần Giống - Vật tư Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam để thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo ST25 tạo điều kiện giúp nông dân ổn định đầu ra cho sản phẩm lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Liên Linh

Tác giả sẽ nhận được không dưới 30% giá trị làm lợi của công trình

Sau khi gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu ở Mỹ và mới đây là ở Úc, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - "cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới năm 2019 - bày tỏ mong muốn được nhượng bản quyền giống lúa thơm ST25 lại cho Nhà nước.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Hồ Quang Cua cho biết, đây là mong muốn từ lâu của ông, chứ không phải bây giờ nhen nhóm.

Lý do ông đưa ra là vấn đề quản lý giống hiện nay rất phức tạp, tình trạng gạo giả, gạo nhái cũng xuất hiện nhiều, là vấn đề nhức nhối không chỉ với doanh nghiệp, nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, khi Nhà nước quản lý giống, mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

"Tôi đã bỏ ra tâm huyết, sức lực để nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo được nên chỉ muốn nhượng quyền lại để cho Nhà nước quản lý phát triển cho tốt, chứ một mình doanh nghiệp gia đình tôi không làm nổi", ông Hồ Quang Cua nói.

Trước nguyện vọng này của ông Hồ Quang Cua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến cho hay, để định giá mua bản quyền giống lúa ST25, cần bàn bạc rất kỹ lưỡng, có căn cứ các bên. Do đó, sẽ có hội đồng tư vấn để giúp Bộ thực hiện việc này.

Kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo ST25. Ảnh: Nhật Hồ

"Dù đây là vụ mua bán chưa có tiền lệ về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ từ cá nhân cho cơ quan quản lý nhà nước, nhưng văn bản quy phạm pháp luật trong việc này đã có rồi. Chúng ta có thể lấy đó là một trong những căn cứ để hình thành nên mức giá", ông Tiến nói.

Cụ thể, như Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật Chuyển giao Công nghệ và các văn bản liên quan đã được khẳng định rất rõ về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của tác giả.

Theo đó, tối thiểu tác giả sẽ nhận được không dưới 30% giá trị làm lợi của công trình và dựa trên căn cứ kinh phí triển khai đề tài…

“Căn cứ pháp lý và kiến nghị của ông Cua, Bộ đã giao cho Cục Trồng trọt liên hệ và cũng đang chờ văn bản chính thức từ phía đơn vị này về việc nhượng bản quyền giống lúa ST25 cho Bộ NNPTNT”, ông Tiến nói.

Quy trình nhượng bản quyền cho Nhà nước thế nào?

Về vấn đề nhượng quyền giống lúa thơm ST25 cho Nhà nước, dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Minh - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, về quyền đối với giống cây trồng thì có thể chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, hoặc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng.

Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được thực hiện bằng hình thức ký hợp đồng hoặc bằng văn bản xác nhận. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng và phải làm thủ tục đăng ký.

"Như vậy về dân sự, người sở hữu quyền đối với giống cây trồng có thể chuyển giao cho một đơn vị sự nghiệp, tổ chức có chức năng nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hợp đồng" - Luật sư Minh cho hay.

Ngoài ra trường hợp hiến, biếu, tặng, cho, chuyển giao khác thì theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản này sẽ được Nhà nước Việt Nam tiếp nhận và được chuyển thành tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Theo quy định tại Điểm d, đ, Khoản 9 Điều 5, Nghị định số 29/2028/NĐ-CP thì có thể chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp; còn chuyển giao cho chính quyền địa phương, thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì.

Lúa ST25. (Nguồn: baocamau.com.vn)

Mối đây, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã đưa vào trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 - giống lúa liên tiếp đạt các giải nhất, nhì trong cuộc thi "Gạo ngon thế giới" các năm 2019, 2020 tại Philippines và Mỹ, ở vụ Xuân năm 2021 bước đầu cho thấy giống lúa này phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh của nông dân trên địa bàn huyện. 

Cụ thể, vụ Xuân năm 2021, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã phối hợp với Công ty Hoàng Giang, Công ty Phân bón lá A2 xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao ST25 tại xã Thọ An, với diện tích 1.800m2.

Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ để sản xuất. Ngoài ra, hội nông dân huyện còn xây dựng quy trình, sổ nhật ký để hướng dẫn nông dân chăm sóc cho cây lúa từ khâu ngâm ủ giống, gieo trồng đến khi thu hoạch.

Ông Trần Văn Chính, hội viên Hội Nông dân xã Thọ An, hộ tham gia trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 cho biết, giống lúa này rất phù hợp với điều kiện địa thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.

[Câu chuyện thương hiệu gạo ST25 và bài học cho các start-up Việt Nam]

Tỷ lệ nảy mầm cao đạt trên 94,3%; giai đoạn mạ cây con đanh rảnh, sạch bệnh và chịu rét tốt; lúa phát triển khỏe và đẻ nhánh tập trung; giai đoạn phân hoá đòng có lá đòng đứng, long mo và sạch bệnh.

Giống có kiểu hình gọn, góc lá đòng đứng, bản lá to trung bình, trỗ thoát, nòng mo nhỏ, bộ lá đòng xanh cho đến khi thu hoạch ST25 hạt nhỏ, thon dài. Số bông hữu hiệu/khóm cao, năng suất cao.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, giống lúa ST25 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày hơn các giống lúa đối chứng như J01, Bắc thơm 7, 9 và Khang dân 18.

Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh khá; giống lúa này có tiềm năng, năng suất trung bình từ 60-70 tạ/ha. Một trong những ưu điểm nhất của giống lúa này là hạt gạo dài trắng trong, cơm ăn ngon, đậm và mềm.

Hiện giá gạo ST25 cũng cao gấp đôi so với các giống gạo truyền thống ở địa phương và thị trường rất tiềm năng. 

Với những kết quả đạt được qua quá trình trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 nêu trên, Hội Nông dân huyện Đan Phượng cũng đề nghị chính quyền hỗ trợ bà con nông dân trên địa bàn sản xuất trên diện rộng để tăng hiệu quả canh tác.

Với định hướng phát triển nông nghiệp tại địa phương theo hướng bền vững, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, an toàn theo chuỗi giá trị.

Hiện nay, Hội Nông dân huyện Đan Phượng cũng hướng nông dân sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ, có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có giá trị cao và dễ tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. 

Ông Thiều Văn Son, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng, cho biết để giúp bà con nông dân tiếp cận với những giống lúa mới, giống cao sản có tiềm năng năng suất cao, hội nông dân huyện thường xuyên phối hợp các ngành chức năng, các vụ, viện, công ty, trung tâm thuộc lĩnh vực nông nghiệp có chương trình hợp tác với những đơn vị cung ứng giống nhằm tìm ra giống lúa thích nghi với điều kiện địa phương, cho năng suất, chất lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu của thị trường hiện nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Thứ ba, 29/06/2021 - 10:23 AM

Thời gian qua, giống lúa ST25 đã được một số đơn vị, doanh nghiệp, HTX cũng như nông dân đưa vào sản xuất thử nghiệm tại nhiều vùng trên cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc. Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) liên quan tới vấn đề này.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt. Ảnh: TĐ.

Hiệu quả, năng suất, chất lượng… của giống lúa ST25 ở mỗi nơi cũng có nhiều nhận xét, đánh giá rất khác nhau, ông đánh giá triển vọng và có khuyến cáo nào cho việc đưa giống lúa này ra sản xuất tại các vùng khác ngoài vùng ĐBSCL?

Sau khi đoạt giải nhất tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định công nhận giống cây trồng mới đối với giống lúa ST25 cho vùng sản xuất sản xuất ở ĐBSCL. Nghĩa là giống ST25 mới chỉ được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép lưu hành, trồng, sản xuất kinh doanh tại vùng ĐBSCL, chứ chưa công nhận và cho phép lưu hành, trồng, sản xuất kinh doanh tại các vùng khác tại nước ta.

Hiện tại, Luật Trồng trọt năm 2018 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo Luật Trồng trọt, cây trồng chính (trong có lúa) muốn được công nhận và cho phép lưu hành ở vùng nào thì phải tiến hành khảo nghiệm ở vùng đó.

Như vậy, nếu giống ST25 muốn được cấp quyết định lưu hành, trồng, sản xuất kinh doanh ở các vùng khác (ngoài vùng ĐBSCL) thì phải tiến hành khảo nghiệm trước khi được cấp quyết định lưu hành.

Thời gian qua, nhất là sau khi giống ST25 đoạt giải nhất tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới 2019, đã có hiện tượng một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đem giống lúa này ra sản xuất thử nghiệm trong phạm vi của đơn vị, doanh nghiệp và ở một số diện tích tại các vùng khác ngoài vùng ĐBSCL như Tây Nguyên, miền Trung, vùng ĐBSH…

Tình trạng này là chưa phù hợp với quy định của Luật Trồng trọt, vì giống ST25 chưa được tiến hành khảo nghiệm và cấp quyết định lưu hành tại các vùng khác ngoài vùng ĐBSCL.

Giống lúa ST25 sản xuất tại Kim Sơn (Ninh Bình) vụ đông xuân 2020 - 2021. Ảnh: Lê Bền.

Vậy với một số mô hình trồng thử nghiệm giống lúa ST25 tại các tỉnh phía Bắc thời gian qua, cá nhân ông đánh giá thế nào về sự phù hợp, năng suất, chất lượng gạo… của giống lúa này khi đưa ra trồng ở phía Bắc?

Như đã nói, việc một số cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp tự đưa giống lúa ST25 ra trồng thử tại một số vùng khác (ngoài vùng ĐBSCL) khi chưa được thực hiện khảo nghiệm, chưa được công nhận và cấp phép lưu hành là chưa phù hợp với Luật Trồng trọt, nên bản thân tôi chưa có cơ sở để trả lời câu hỏi này.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới rất nhiều rủi ro trong sản xuất, nhất là từ những nguồn giống không được xác định rõ về nguồn gốc, xuất xứ.

Có thể một giống lúa khi đưa ra sản xuất ở nhiều vùng sinh thái, có thể vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, nhưng không thể phát triển tối ưu.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, giống ST25 thích ứng, sinh trưởng phát triển tốt, cho chất lượng gạo rất tốt ở vùng tôm - lúa, vùng hơi lợ ở ĐBSCL.

Một số giống lúa thường sẽ phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất ở một số điều kiện sinh thái nhất định. Có những giống tính thích ứng rộng, có thể phát triển được ở rất nhiều vùng, nhưng để phát huy hiệu quả, năng suất, chất lượng, sự phù hợp tối ưu chỉ ở những vùng nhất định nào đó.

Một số vùng ven biển huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) bước đầu cho thấy sự phù hợp với giống ST25. Ảnh: Lê Bền.

Có nhiều đánh giá cũng cho rằng, ngay tại vùng ĐBSCL, gạo ST25 trồng ở Sóc Trăng mới ngon, chứ không phải vùng nào cũng ngon. Ông có bình luận gì về điều này?

Một giống lúa, dù có thích ứng rộng đến đâu nhưng không thể chỗ nào cũng phát huy hết đặc tính tốt nhất của giống. Và hầu như thực tế không một giống nào có thể tập trung được tất cả đặc tính tốt nhất của một giống lúa như năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, chất lượng gạo ngon tuyệt vời, khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với sâu bệnh, chống đổ ngã…

Lý thuyết chúng ta hướng tới giống lúa như thế, nhưng thực tế thì hiếm có giống lúa nào hoàn hảo, đáp ứng được mọi tiêu chí, tích hợp được tất cả những đặc tính như vậy. Đương nhiên giống ST25 cũng vậy.

Nhưng một giống lúa có gạo ngon như ST25, thiết nghĩ chúng ta cũng rất nên khuyến khích nghiên cứu, khảo nghiệm để đưa ra sản xuất trên diện rộng, thưa ông?

Vấn đề này phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của tác giả giống, của đơn vị, doanh nghiệp sở hữu bản quyền sản xuất, phân phối kinh doanh của giống ST25, xem họ có chiến lược mở rộng sản xuất, cung ứng giống đó ra phía Bắc hay các vùng khác ngoài vùng ĐBSL hay không.

Nếu đơn vị, doanh nghiệp nào đó có chiến lược muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh, phân phối giống ST25 ra ngoài vùng ĐBSCL, thì phải được sự đồng ý của tác giả giống, và cần phải tiến hành quá trình đánh giá, khảo nghiệm tại các vùng khác (ngoài vùng ĐBSCL).

Trên cơ sở những kết quả khảo nghiệm, Cục Trồng trọt sẽ căn cứ vào những quy định hiện hành để đề nghị Bộ NN-PTNT cấp hoặc không cấp quyết định công nhận, cho phép lưu hành tại các vùng khác.

Xin cảm ơn ông!

Từ khi giống ST25 nổi lên sau khi đoạt giải Gạo ngon nhất Thế giới, giống lúa này không chỉ được mở rộng sản xuất tại vùng ĐBSCL mà còn được các đơn vị, doanh nghiệp, nông dân ở nhiều địa phương trên cả nước thuộc các vùng như Tây Nguyên, Trung Bộ, các tỉnh phía Bắc đưa vào sản xuất.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, giống lúa ST25 đã được nhiều địa phương vùng ĐBSH triển khai sản xuất thử. Tại tỉnh Ninh Bình, ông Vũ Khắc Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh này cho biết vụ đông xuân 2020 – 2021 là vụ thứ 3, tỉnh này đưa giống lúa ST25 vào sản xuất thử tại một số địa phương trong tỉnh với tổng diện tích khoảng 50ha.

Qua 3 vụ, đều cho thấy ST25 sinh trưởng phát triển rất tốt, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và chất lượng gạo rất ngon, nhất là tại các vùng đất phèn, mặn tại huyện Kim Sơn. Tại huyện Kim Sơn, theo đánh giá, năng suất giống ST25 vụ đông xuân 2020-2021 đạt khoảng 69 tạ/ha, chất lượng gạo thơm ngon. Nông dân, các HTX rất hồ hởi với giống lúa này bởi gạo ngon, được thương lái ưa chuộng mua với giá rất cao (khoảng 15.000 đồng/kg thóc).

Ông Vũ Khắc Hiếu cho biết thêm: Qua 3 vụ trồng thử, bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn gần như không xuất hiện. Nhược điểm nhất của giống là bộ lá đòng lòng mo, rậm, rất dễ bị sâu cuốn lá và rầy. Tuy nhiên đây lại là 2 loại sâu rất dễ phòng trừ nên không ngại.

ST25 tỏ ra rất hợp với chân đất phèn, hơi chua và mặn ở vùng ven biển như huyện Kim Sơn, hợp cả vụ mùa và vụ đông xuân. Nhưng nhược điểm duy nhất chỉ là thời gian sinh trưởng hơi dài, từ 130-135 ngày ở vụ đông xuân, dài hơn các giống đại trà khoảng 7 - 10 ngày…

Trong khi đó tại tỉnh Thái Bình, vụ đông xuân năm nay, giống ST25 cũng đã được thử nghiệm trồng tại một số địa phương, nhất là các vùng ven biển. Tuy nhiên theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh này, giống ST25 trồng tại Thái Bình lại cho năng suất không cao, chỉ khoảng 170 - 180 kg/sào.

Tại Nam Định, trong kế hoạch triển khai sản xuất vụ mùa 2021, Sở NN-PTNT tỉnh này đã đề nghị các huyện, thành phố quản lý chặt chẽ mô hình trình diễn giống lúa (ST24 và ST25) theo đúng quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp khi triển khai phải báo cáo, ký kết hợp đồng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong quá trình thực hiện.

Video liên quan

Chủ đề