Hạch phổi là gì

Bệnh lao hạch là căn bệnh thường gặp khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi thường được quan tâm vì thế chúng tôi đã tổng hợp các thông tin chi tiết về bệnh trong bài viết này. Mời các bạn tham khảo nhé.

1. Bệnh lao hạch là gì?

Thông thường khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến bệnh lao phổi nhưng bệnh lao không chỉ ở phổi mà còn xuất hiện ở nhiều bộ phận khác đặc biệt là lao hạch. Bệnh lao hạch là một dạng bệnh lao ngoài phổi khá phổ biến tại Việt Nam với nhiều triệu chứng bệnh dễ quan sát dưới da.

Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại các hạch nhỏ với kích thước tương tự hạt gạo lẫn trong các mô cơ thể. Khi các hạch này bị nhiễm trực khuẩn lao sẽ dẫn đến hiện tượng viêm sưng, đau nhức tại vị trí hạch. Một số vị trí lao hạch thường xuất hiện trên cơ thể như cổ, mang tai, nách, bẹn,…

Bệnh lao hạch là gì?

Theo thống kê y tế thì các triệu chứng lao hạch có tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, bệnh lao hạch cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ niêm mạc mắt, mũi, miệng, tiếp xúc với người bị lao,… Hệ thống miễn dịch sẽ chống chọi với các loại vi khuẩn để bảo vệ sức khoẻ tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng miễn nhiễm với chúng để tránh bệnh lao hạch.

2. Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không luôn là câu hỏi phổ biến được nhiều người quan tâm về bệnh lao hạch. Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lao hạch không thuộc các bệnh nguy hiểm vì chúng không có khả năng lây lan từ người sang người. Hiện nay, bệnh lao hạch đã có các phương pháp điều trị tiên tiến tại Việt Nam giúp người bệnh có thể chữa khỏi trong vòng từ 7 - 12 tháng tuỳ thuộc vào trạng thái phát hiện bệnh.

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan vì có thể các lao hạch không được chữa trị đúng cách và điều trị sớm ở các giai đoạn đầu có thể sẽ trở thành khối u ác tính hay còn gọi ung thư. Chính vì thế, khi có các triệu chứng hạch bất thường trên cơ thể thì chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm để tầm soát cũng như điều trị kịp thời.

3. Triệu chứng bệnh lao hạch thường gặp

Bệnh lao hạch thường phát triển theo các giai đoạn tăng dần về kích thước hạch, tần suất cơn đau, trạng thái bên trong của hạch,… Đầu tiên, hạch sẽ có triệu chứng sưng to với kích thích các hạch kích thước tương đối nhỏ và mềm. Hầu hết ở giai đoạn này, người bệnh chưa có cảm giác đau nhức và chỉ khi ấn vào vị trí hạch sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhẹ.

Triệu chứng nổi hạch bất thường ở cổ, bẹn, nách,…

Tiếp theo, giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này, các mô bên trong hạch bắt đầu rơi vào tình trạng viêm và phát triển chằng rễ nên hạch sẽ có dấu hiệu cứng và cố định ở vị trí dưới da. Ở giai đoạn này thì chúng ta dễ dàng quan sát thấy vì chúng hình thành rõ nét dưới da và có hiện tượng sưng tấy đỏ. Người bệnh cũng bắt đầu cảm nhận được sự đau nhức, ê ẩm kéo dài hơn bình thường. Kèm theo đó có thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, chán ăn, mệt mỏi,…

Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển. Giai đoạn nhuyễn hóa là khi hạch mềm, vùng da chỗ đó có sưng đỏ nhưng không đau, không nóng. Trong một số trường hợp ở giai đoạn này sẽ bị rò rỉ dịch, mủ, miệng lỗ rò sẽ tím ngắt và có thể tạo thành sẹo. Điều này dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu không được giải quyết triệt để cũng như di căn thành ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể.

4. Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lao hạch

Nguyên nhân chủ yêu gây ra bệnh lao hạch thường là trực khuẩn lao như Mycobacterium tuberculosis, M. bovis, M. africanum. Bên cạnh đó còn có các loại trực khuẩn không điển hình gây ra lao hạch ở người như: M. scrofulaceum, M.avium - intracellulare và M. kansasii,…

Nguyên nhân gây bệnh lao hạch

Các loại trực khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế xâm nhập đường bạch huyết khi niêm mạc mũi, miệng tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Không chỉ gây ra lao hạch mà trong một số trường hợp trực khuẩn có thể khiến toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao và hạch xuất hiện trên khắp cơ thể. Đặc biệt đối với các bệnh nhân HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị phá huỷ trầm trọng sẽ dễ dàng mắc lao hạch.

5. Làm thế nào để phòng ngừa sớm bệnh lao hạch?

Đối với các bệnh nhân có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh lao hạch do trực khuẩn tấn công làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và từ đó chúng nhanh chóng phát triển khiến tình trạng bệnh nặng dần nếu không chữa trị kịp thời. Chính vì thế chúng ta cần có các biện pháp để phòng ngừa sớm bệnh lao hạch. Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong phần dưới đây nhé.

5.1. Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh lao hạch. Những người có chế độ ăn uống thiếu chất hoặc mất cân bằng giữa các loại chất thường xuyên sử dụng chất kichs thích, thức uống có cồn như bia rượu sẽ có nguy cơ lao hạch cao.

Các loại chất xơ, vitamin không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng để miễn dịch các loại vi khuẩn mà còn giúp tránh tình trạng oxy hoá tế bào trong cơ thể. Hạn chế các loại thực phẩm thịt đỏ thay thế bằng các loại thịt cá trắng giàu chất dinh dưỡng.

5.2. Thường xuyên vận động tăng cường sức đề kháng

Hệ miễn dịch mạnh khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh lao hạch. Chính vì thế, chúng ta nên vận động thể thao thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh và đã điều trị khỏi bệnh thì cũng cần duy trì chế độ tập luyện như chạy bộ, tập gym, bơi lội, chạy xe đạp,… để tránh tái phát lại. Bởi vì khi cơ thể chúng ta không có hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ dễ mắc lao hạch khi trực khuẩn xâm nhập vào niêm mạc.

Vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng

5.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Hiện nay, y học Việt Nam đã phát triển hiện đại hơn với nhiều phương pháp tầm soát sớm các bệnh. Để tầm soát sớm khả năng mắc bệnh lao hạch thì bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát theo định kỳ 6 - 12 tháng/ lần và bạn có thể lựa chọn các gói xét nghiệm lao toàn diện nhằm phát hiện sớm bệnh. Bên cạnh đó, nếu cơ thể xuất hiện các loại hạch bất thường thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát sớm bệnh lao hạch

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lao hạch cũng như giải đáp câu hỏi “Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?”. Nếu bạn có thêm các thắc mắc hoặc giải đáp thêm các vấn đề về sức khoẻ khác thì hãy cùng tham khảo thêm nhiều bài viết tổng hợp chi tiết khác trên website của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé.

Ung thư phổi di căn hạch là khi các tế bào khối u ác tính từ phổi đã lan tràn sang các hạch bạch huyết, bao gồm hạch vùng của khối u và hạch di căn xa trong ngực, bụng, cổ hoặc nách; phổ biến nhất là ung thư phổi di căn hạch thượng đòn. Nếu phát hiện từ giai đoạn sớm, người bệnh có thể có cơ hội để kiểm soát tình trạng này hiệu quả hơn.

Vậy hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết ung thư di căn hạch, cách chẩn đoán, điều trị và tiên lượng sống của tình trạng này qua những thông tin dưới đây nhé!

1. Triệu chứng ung thư phổi di căn hạch

Ung thư phổi thường phát triển âm thầm, những triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ở phổi khác như xẹp phổi hay viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi,…. Khi ung thư phổi di căn hạch, dấu hiệu nhận biết là các hạch bạch huyết to, sờ thấy được, thường không đau. Tuy nhiên, hạch bạch huyết to cũng có thể do nhiễm trùng ở vùng đầu, mặt, cổ hoặc ít hơn là các cơ quan khác.

Một số các triệu chứng phổ biến khác của ung thư phổi phải kể đến là:

  • Ho dai dẳng, ho ra máu
  • Khó thở
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, ăn mất ngon
  • Khàn giọng, khó nuốt
  • Phù mặt, cổ, tay do tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên (còn gọi là hội chứng phù áo khoác khi tĩnh mạch chủ trên bị chèn ép).
  • Hiếm gặp trình trạng biến dạng về hình dạng của ngón tay và móng tay, còn được gọi là ngón tay dùi trống.

Nếu như phát hiện các hạch, đặc biệt hạch cổ to kèm theo những triệu chứng kể trên, bạn nên đến đi khám để được chẩn đoán và sớm có kế hoạch điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Ung thư phổi có thể di căn đến những cơ quan nào?

2. Cách chẩn đoán ung thư phổi di căn hạch

Khi nghi ngờ ung thư phổi di căn hạch, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau để xác định tình trạng bệnh:

  • Xquang ngực nhằm phát hiện khối u trong trường hợp u lớn, các tổn thương khác của phổi kèm theo như viêm phổi, tràn dịch màng phổi,…
  • Siêu âm cổ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được chỉ định khi có hạch vùng cổ
  • CT scan lồng ngực có thể quan sát rõ được vị trí và đặc điểm (kích thước, hình dạng) của khối u, mức độ xâm lấn, tình trạng hạch trung thất,…
  • CTscan/MRI các cơ quan khác nếu nghi ngờ di căn (bụng-tiểu khung, sọ não,..).
  • Xạ hình xương nếu nghi ngờ di căn xương.
  • PET scan có thể phát hiện u nếu các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác không phát hiện được u nhưng khi khám bệnh có nghi ngờ. Ngoài ra còn phát hiện được các di căn xa toàn thân, theo dõi và đánh giá điều trị.
  • Sinh thiết: giúp lấy một phần mô của khối u hoặc ở hạch (nếu có) để chẩn đoán xác định. Kỹ thuật thường dùng là chọc hút bằng kim nhỏ FNA, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm cho hạch và nội soi sinh thiết hoặc sinh thiết bằng kim lõi qua thành ngực dưới hướng dẫn của CT scan/siêu âm cho u. Trong trường hợp bác sĩ đánh giá mổ được thì bệnh nhân sẽ được chỉ định sinh thiết trọn hạch (mổ hở lấy toàn bộ hạch) hoặc mổ hở/mổ nội soi cắt thùy phổi chứa khối u (vừa chẩn đoán, vừa điều trị).

3. Cách điều trị bệnh ung thư phổi di căn

Đối với bệnh nhân nhập viện ở khi ung thư phổi di căn hạch vùng, phương pháp điều trị tiêu chuẩn là cắt bỏ thùy phổi kết hợp với bóc tách hạch vùng có hệ thống nếu đánh giá còn mổ được.

Tuy nhiên khi các tế bào ung thư phổi đã lan tràn đến nhiều hạch bạch huyết xa hơn và di căn đến các bộ phận khác, phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn. Khi đó, nếu sức khỏe người bệnh cho phép, hóa trị kết hợp hoặc không xạ trị có thể được chỉ định nhằm thu nhỏ khối u và giảm triệu chứng.

Ung thư phổi di căn hạch tiến triển thường rất khó điều trị nên bác sĩ có thể xem xét sử dụng thêm liệu pháp dùng thuốc miễn dịch hoặc thuốc nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, giá thành là rất đắt đỏ.

4. Ung thư phổi di căn hạch sống được bao lâu?

Không có con số chính xác để trả lời cho câu hỏi này. Theo cơ sở dữ liệu SEER (Chương trình Giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối cùng của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ), ung thư phổi được nhóm thành các giai đoạn như sau:

  • Khu trú: Không có dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra bên ngoài phổi.
  • Khu vực: Ung thư đã lan ra bên ngoài phổi đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết lân cận.
  • Xa: Ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, chẳng hạn như não, xương, gan.

Dựa trên giai đoạn này tỉ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư phổi khu vực: loại ung thư phổi không tế bào nhỏ là 35%; loại ung thư tế bào nhỏ là 16%. Tuy nhiên, con số này chỉ có ý nghĩa với các trường hợp ung thư được chẩn đoán lần đầu và còn thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, phân loại phụ của loại ung thư phổi không tế bào nhỏ, đáp ứng của bệnh nhân với thuốc và sự đột biến gen của tế bào ung thư.

Mặc dù là một bệnh lý nguy hiểm hàng đầu trên thế giới nhưng ắt hẳn bạn cũng nhận thấy, ung thư phổi nói chung hay ung thư phổi di căn hạch nói riêng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì thế, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và không hút thuốc, ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề