Hãy phác họa những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn

Hãy phác họa những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn

Mây và sóng là một tác phẩm nổi tiếng của Ta-go. Hôm nay, Mobitool sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Mây và sóng thuộc sách Chân trời sáng tạo.

==>> Xem thêm Bài soạn Mây và sóng và sơ đồ tư duy chuẩn nhất

Hy vọng có thể giúp ích cho học sinh lớp 6 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị..) em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.

Gợi ý:

Cảm xúc khi chơi cùng người thân trong gia đình: vui vẻ, thích thú và hạnh phúc…

* Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

– Tác giả:

  • R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.
  • Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
  • Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
  • Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.
  • Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Tác phẩm: Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ). Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

Hãy phác họa những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn

Câu 1. Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?

Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm yêu thương dành cho người mẹ.

Câu 2. Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?

Hình ảnh hiện lên trong tâm trí khi đọc bài thơ này: Người con đang sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm trong vòng tay.

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?

  • Hết một câu xuống dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên.
  • Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ những vẫn giàu tính trữ tình.
  • Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng.

Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn:

Ấn tượng của em về bài thơ Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng. Ý kiến của bạn em
– Bài thơ thuộc kiểu thơ tự sự với những dòng thơ dài.

– Tình cảm mẫu tử sâu sắc được thể hiện trong bài thơ.

– “Con là mây, mẹ là trăng…

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm”

– “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi

Và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở”

=> Những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc.

– Đúng đắn, hợp lí…

Câu 3. Hãy phác họa (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.

Em đang dạo chơi trên bãi biển thì nghe trên cao có tiếng gọi: “Hãy lên chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được làm bạn với bình minh vàng và vầng trăng bạc”. Em tò mò nhìn lên bầu trời, nhận ra rằng đó là những đám mây. Em liền hỏi: “Làm thế nào để mình lên đó được?”. Mây nói rằng: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất rồi đưa tay lên trời, chúng tớ sẽ nhấc bổng cậu lên”. Em nghĩ đến mẹ còn đang đợi ở nhà. Thế là em cùng mẹ chơi những trò hấp dẫn hơn. Em sẽ là mây còn mẹ sẽ là trắng, mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm. Rồi trong sóng lại có tiếng gọi “Hãy xuống chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được đi ngao du khắp mọi nơi. Cậu chỉ cần đến rìa biển, nhắm mắt lại thì sẽ được làn sóng nâng đi”. Những lời mời thật hấp dẫn, nhưng khi nhớ đến mẹ vẫn còn ở nhà đợi, em đã từ chối họ. Hai mẹ con lại cùng chơi. Em là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ. Em sẽ lăn, lăn, lăn mãi và òa vào lòng mẹ. Và không một ai trên cõi đời này biết hai mẹ con ở nơi nào.

Câu 4. Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.

Việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự gắn bó của người con với mẹ.

Câu 5. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?

  • Bài thơ đã thể hiện sự trân trọng, ngợi ca dành cho tình mẫu tử thiêng liêng.
  • Những chi tiết trong bài thể hiện điều đó: Xây dựng cuộc đối thoại giữa em bé và người trong mây với lời mời gọi hấp dẫn của những trò chơi. Nhưng sau đó em bé đã từ chối tất cả vì nhớ đến mẹ vẫn đang chờ ở nhà.

Câu 6. Những trò chơi mà em bé nghĩa ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình.

  • Những trò chơi mà em bé nghĩa ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu thương dành cho mẹ. Dù ở bất kì nơi đâu, người con cũng luôn nhớ đến mẹ và mong được ở bên cạnh mẹ.
  • Tình cảm giữa những người thân trong gia đình rất gắn bó, sâu sắc.

* Chuẩn bị đọc

Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,..). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.

- Em đã dành những thời gian rảnh chơi với gia đình.

- Khi đó em cùng mọi người chơi những trò chơi như đoán chữ, trốn tìm,.... để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn. 

- Những giây phút ấy đối với em vô cùng quý giá, nó tràn ngập sự vui vẻ, hạnh phúc và tự tin khi ở bên cạnh những người mình yêu thương.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Hãy phác họa những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn

Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go (1861 - 1941)

- Là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

- Để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ, trong đó nổi tiếng nhất là thơ ca.

- Thơ ông chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,... Những tình cảm ấy được thể hiện một cách độc đáo qua những hình ảnh tưởng tượng huyền ảo lay động lòng người.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: In trong tập Trăng non - tập thơ viết cho trẻ con.

Thể loại: Bài thơ văn xuôi.

Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến xanh thẳm): Người con kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây.

+ Phần 2 (Còn lại): Người con kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ. 

+ Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu con dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

2. Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?

- Hình ảnh mẹ và con đã hiện lên ngay khi em đọc bài thơ này.

+ Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đố thoại của em với những người trên mây, trong sóng. 

+ Mây và sóng được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng cua trẻ thơ trở lên hấp dẫn và kì diệu tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng

- Mở đầu bài thơ bằng từ "Mẹ ơi". → Người mẹ dù ẩn lặng, không xuất hiện trực tiếp nhưng bóng dáng mẹ, tình cảm mẹ bao trùm lên toàn bộ bài thơ.

Thế giới của mây và sóng qua tưởng tưởng của em bé:

Thế giới trên mây

Thế giới trong sóng

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh và, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.

→ Hình ảnh vừa có âm thanh vừa có màu sắc: màu sắc (bình minh vàng, vầng trăng bạc), âm thanh (ca hát).

Nghệ thuật nhân hóa.

Nghệ thuật điệp ngữ: "chơi", "Bọn tớ...".

Mở ra một không gian đẹp đẽ, thú vị với đầy đủ âm thanh và màu sắc cùng những hoạt động vui chơi hấp dẫn để mời gọi người con đến chơi cùng.

Cách đến với thế giới ấy:

Thế giới trên mây

Thế giới trong sóng

Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.

Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.

→ Nghệ thuật nhân hóa.

Nghệ thuật điệp cấu trúc: "Hãy đến...".

Cách đến với thế giới thú vị ấy thật đơn giản, dễ dàng: "đưa tay lên trời", "nhắm nghiền mắt lại".

Tác giả rất hiểu tâm lí trẻ con.

2. Câu trả lời của em bé

Em bé bày tỏ mong muốn:

+ Hỏi mây: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

+ Hỏi sóng: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

→ Nghệ thuật điệp cấu trúc: "Nhưng làm thế nào mình..." Em bé muốn đến thế giới kì diệu đó để khám phá, vui chơi.

Lời từ chối:

Nói với mây

Nói với sóng

Mẹ mình đang đợi ở nhà... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

→ Câu hỏi tu từ + Nghệ thuật điệp: "Làm sao có thể rời mẹ...?"

Em bé suy nghĩ đến mẹ, không nỡ rời xa mẹ. Tình yêu mẹ giúp cậu bé vượt qua cám dỗ của sự vui chơi trong cuộc sống.

Phù hợp với tâm lí trẻ con.

3. Cách em bé tạo ra trò chơi

- Trò chơi:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. 

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lại

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.

→ Liên tưởng so sánh.

Hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng: mây và sóng là biểu tượng của con, trăng và bến bờ kì lạ là biểu tượng cho hình ảnh mẹ. Con lớn lên trong vòng tay và sự yêu thương của mẹ.

Tình mẫu tử bất diệt:

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.

→ Tình mẫu tử hòa với tình yêu thiên nhiên.

Đem lại niềm vui, hạnh phúc.

Là tình cảm thiêng liêng, bất diệt.

Ca ngợi, bất tử hóa tình mẫu tử thiêng liêng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

2. Nghệ thuật

Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?

- Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là:

+ Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.

+ Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.

+ Bài thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ.

2. Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn:

Ấn tượng của em về bài thơ

Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng

Ý kiến của bạn em

- Bài thơ mang một phong cách khác lại với kết cấu của những bài thơ bình thường, đó là bài thơ văn xuôi. 

- Khi đọc bài thơ em có thể cảm nhận rõ được tình yêu và sự gắn bó của con với mẹ thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trong sóng.
 - Đặc biệt bài thơ đã truyền đạt được tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi của hai mẹ con do em bé nghĩ ra.

- Bài thơ tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc: mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, hoàng hôn, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ kì lạ. 

+ Những hình ảnh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua cái nhìn và tâm hồn của em bé nên càng đẹp, sinh động, hấp dẫn. 

+ Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng vẫn rất sinh động, chân thực.

+ Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả đều rất sát hợp. 

+ Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: những trò chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

- Đồng tình

3. Hãy phác họa bằng lời hoặc tranh những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn

- Khi đọc bài thơ em có thể cảm nhận rõ được tình yêu và sự gắn bó của con với mẹ thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trong sóng.

- Bài thơ đã truyền đạt được tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi của hai mẹ con do em bé nghĩ ra.

4. Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ:

- Hiệu quả:

+ Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn tình cảm và sự gắn bó của con với mẹ, niềm vui, niềm hạnh phúc của hai mẹ con trong những trò chơi.

+ Yếu tố miêu tả giúp các sự vật được hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn hơn như: bình minh vàng, vầng trăng bạc, …

5. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?

- Em cảm nhận về tình cảm của tác giả là:

+ Tác giả vô cùng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, gắn bó giữa mẹ và con

- Những chi tiết trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó là:

+ Con luôn từ chối lời rủ đi chơi đầy hấp dẫn của những người trên mây và trong sóng vì có mẹ đang đợi ở nhà. 

+ Con nghĩ ra những trò chơi thú vị và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được chơi cùng với mẹ

6. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? 

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ là:

+ Em bé là sóng, mẹ là bến bờ

+ Cách em mô tả: 

Em bé lăn, lăn, lăn mãi, rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm giữa những người thân trong gia đình là:

+ Tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm gắn bó, ruột thịt không thứ gì có thể thay thế được.

+ Chúng ta nên trân trọng thứ tình cảm không gì thay thế được này và luôn đối xử tốt, yêu thương chân thành với người thân của chúng ta.


Page 2

      Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không? 

Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. 

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc.

- Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. 



Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh. 

- Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất (xưng "ta", nhập vai Thạch Sanh sau khi lên ngôi vua).

- Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.

- Kể theo diễn biến chính của truyện gốc, có sáng tạo thêm (lời kể, một số chi tiết,...).

- Tập trung khai thác thác những suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật được đóng vai.

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a) Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng

Khi đóng vai nhân vật, kể lại câu chuyện, ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, em có thể chọn những từ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,... phù hợp với địa vị, giới tính,... của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể.

b) Chọn lời kể phù hợp

- Khi kể lại chuyện trong vai một nhân vật cụ thể, em cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô, dùng từ ngữ,...).

- Tính chất lời kể vui, buồn, thân mật, nghiêm trang,... cũng cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

c) Ghi những nội dung chính của câu chuyện

- Cần ghi nhớ và tôn trọng những chi tiết đã biết về nhân vật cũng như cốt truyện gốc.

- Dự kiến những yếu tố, chi tiết sẽ được sáng tạo thêm.

- Có thể tóm tắt các sự kiện, tình tiết theo thứ tự trước sau để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

d) Lập dàn ý

Sau khi đã chuẩn bị theo các bước như trên, hãy lập một dàn ý cho bài viết theo gợi ý dưới đây:

- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Xuất thân của các nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính:

  • Sự việc 1.
  • Sự việc 2.
  • Sự việc 3.
  • ...

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

- Nhất quán về ngôi kể: Trong bài này, em sẽ vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất để lể lại câu chuyện.

- Kể lại câu chuyện: Dựa vào truyện gốc (nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ,...) nhưng hãy cố gắng sáng tạo ở những chỗ cho phép (chi tiết hóa, cụ thể hóa những chỗ truyện gốc còn chung chung; gia tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện gia tăng việc miêu tả, bình luận, liên tưởng,...).

3. Chỉnh sửa bài viết

Xem lại và chỉnh sửa bài viết theo một số gợi ý sau đây:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

Rà soát để bảo đảm sự chính xác và thống nhất về người kể chuyện, ngôi kể, từ ngữ, xưng hô. Nếu chưa chính xác và thống nhất, cần chỉnh sửa.

Có sự tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.

Đánh dấu các diễn biến chính, các chi tiết được lấy từ truyện gốc; kiểm tra tính chính xác của chúng. Nếu chưa chính xác thì cần sửa lại cho đúng với truyện gốc.

Kiểm tra tính hợp lí, nhất quán giữa các chi tiết được sáng tạo thêm với truyện gốc (quan hệ nhân quả, trật tự thời gian,...). Nếu chưa phù hợp, cần sửa lại.

Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần.

Rà soát trình tự lô-gic và sự kết nối giữa các chi tiết, các đoạn, các phần. Chỉnh sửa nếu chưa hợp lí.

Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Kiểm tra các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

Gợi ý:

         Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

           Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

   Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Bài làm thăm khảo:

      Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.

      Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

   Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.