Hiệu quả xử lý của bể aerotank

  • Bể aerotank là gì?
  • Điều kiện áp dụng xử lý nước thải bằng bể Aerotank:
    • Cấu tạo của bể Aerotank:
  • Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank:
  • Phân loại bể Aerotank:
    • a) Bể Aerotank truyền thống:
    • b) Bể Aerotank tải trọng cao một bậc:
    • c) Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc:
    • d) Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc

Bể aerotank là bể phản ứng sinh học hiếu khí, chúng ta sẽ thổi khí vào bể và khuấy đảo những vi sinh vật lên nhằm tạo hợp chất bùn hoạt tính lơ lửng. Và bể aerotank đưa vào nghiên cứu và cho ra đời vào năm 1887. Bể aerotank được tạo thành từ bê tông cốt thép và thường có hình tròn, hình chữ nhật. Người ta sẽ thiết kế để nước thải chảy qua đọc theo chiều dài của bể và được sục khí, khuấy đều lên nhằm bổ sung lượng oxy hòa tan, giúp tăng cường độ oxy hóa chất bẩn hữu cơ trong nguồn nước.

Bể aerotank được rất nhiều nhà máy lớn nhỏ sử dụng để giúp loại bỏ chất thải hữu cơ, tuy nhiên vẫn chắc hẳn còn rất nhiều người chưa biết đến và hiểu được bể aerotank là gì? Bể Aerotank xử lý gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể ra sao? Vì thế trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin hữu ích và chi tiết nhất về bể aerotank, để các bạn có thể hiểu dễ dàng hơn.

Điều kiện áp dụng xử lý nước thải bằng bể Aerotank:

– Bể aerotank thường được áp dụng để xử lí nước thải có tỉ lệ BOD/COD > 0.5 chẳng hạn như nước thải chế biến thủy hải sản, giấy, thực phẩm, mía đường, nước thải sinh họat,…

– Nhiệt độ tối ưu là 250C.

– Duy trì lượng Oxy phù hợp (DO = 1,5 – 2 mg/l)

– Khoảng pH tối ưu dao động từ 6,5 – 7,5.

– Hàm lượng dinh dưỡng được duy trì theo tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1.

– Nước thải có độ ô nhiễm vừa phải (BOD < 1000 mg/l)

– Đảm bảo không có hàm lượng kim loại nặng như Pb, Hg, Mn, Ag, Cr…. vượt quá giới hạn quy định.

Cấu tạo của bể Aerotank:

Điều kiện khi xây dựng bể:

– Phải giữ được liều lượng bùn cao có trong bể

– Đảm bảo oxy cần thiết cho vi sinh trong bể.

– Môi trường trong bể cho phép vi sinh phát triển liên lục ở giai đoạn “bùn trẻ”.

Bể aerotank có cấu tạo được hiểu đơn giản là một khối hình chữ nhật và bên trong sẽ được bố trí hệ thống phân phối khí (ống phân phối khí, đĩa thổi khí ) nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan (DO trong nước)

Thông thường bể aerotank có chiều cao từ 2,5m trở lên để khi sục khí vào thì lượng không khí kịp thời hòa tan vào trong nước, nếu xây dựng  thấp thì khi sục khí sẽ bùng lên hết, không có oxy hòa tan.

Nếu bể có diện tích nhỏ thì bên trong bể sẽ được bố trí thêm giá thể vi sinh dạng tấm hoặc dạng cầu, …

>>> Có thể bạn quan tâm:

– Bảng giá nước sạch Hà Nội

– Bảng giá hút bể phốt Hà Nội

– Bùn vi sinh là gì?

(Đĩa thổi khí)

Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank:

Công nghệ Aerotank chính là một quy trình xử lý hiếu khí nhân tạo. Bể Aerotank hoạt động dựa trên các vi sinh vật có khả năng oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Các chất thải hữu cơ dễ bị phân hủy sẽ được vi sinh vật hiếu khí có trong bể sử dụng làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

Qui trình phân hủy trong bể được mô tả theo phương trình sau:

  • Vi sinh vật + chất hữu cơ + O2 —> CO2 + H2O + Vi sinh vật mới

Nhờ quá trình phân hủy chất thải hữu cơ mà lượng vi sinh trong bể ngày càng tăng và nồng độ chất thải hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải sẽ ngày càng giảm xuống đáng kể. Lượng không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các loại máy sục khí bề mặt và máy thổi khí.

Phân loại bể Aerotank:

a) Bể Aerotank truyền thống:

BOD < 400 mg/l, hiệu suất xử lý BOD đạt 80 – 95%

Nước thải sau bể lắng sơ cấp sẽ được khuấy trộn đều với bùn hoạt tính tuần hoàn ở ngay phần đầu bể Aerotank. Đối với loại nước thải sinh hoạt có mức độ nhiễm bẩn ít, hoặc trung bình, lưu lượng tuần hoàn thường dao động từ 20% – 30% lưu lượng nước thải đi vào.

Dung tích bể được thiết kế sao cho phù hợp với thời gian lưu nước để làm thoáng trong bể từ 6 đến 8 giờ khi dùng hệ thống sục gió và thời gian từ 9 đến 12 giờ khi dùng thiết bị khuấy cơ khí để làm thoáng bề mặt. Lượng gió được cung cấp từ 55 m3/ kg BOD5 đến 65 m3/l kg BOD5 cần khử. 

Chỉ số thể tích bùn SVI từ 50 – 150 ml/g, tuổi bùn thường tồn tại từ 3 đến 15 ngày. Nồng độ BOD đầu vào thường < 400 mg/l, hiệu quả xử lý của bể Aerotank phụ thuộc vào sự dao động lưu lượng và nồng độ các kim loại nặng do nước thải công nghiệp chưa xử lý xả vào, thường bể Aerotank đạt hiệu quả xử lý 80 – 95%.

b) Bể Aerotank tải trọng cao một bậc:

c) Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc:

d) Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc

Theo: Tuka

  • Tác giả: Trần Văn Phương
  • Quê quán: kim Long, Tam Dương, Vĩnh phúc
  • Năm sinh: 1990
  • Địa chỉ: Số 6 Ngọc Hà, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội
  • Trình độ: Kỹ sư môi trường

Trần Văn Phương thợ thi công hút bể phốt và thông tắc cầu cống chuyên nghiệp có kinh nghiệm trên 10 năm, khu vực hoạt động Địa Bàn Hà Nội

Chủ đề