Hình tang trống là gì

Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc (DrumBrake) hoặc phanh cơ, là một bộ phận quan trọng của các phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ô tô) nhằm tác động vào vòng quay của bánh xe để giảm tốc độ lăn, hệ thống phanh tang trống do Louis Renault sáng chế ra vào năm 1902.

Phanh tang trống đã tồn tại được hơn 1 thế kỷ và cho đến nay nó được coi là loại phanh lâu đời nhất vẫn còn được ứng dụng nhất là trên những chiếc xe có công suất nhỏ điển hình là xe máy.

Hình tang trống là gì
Hệ thống phanh tang trống đã tồn tại hơn 1 thế kỷ

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô xe máy, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại hệ thống phanh như phanh đĩa, phanh hơi, cùng các công nghệ hỗ trợ tiên tiến khác, nhưng phanh tang trống vẫn được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi do tính dễ sử dụng, dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ cấu hoạt động của phanh tang trống xe máy, bài viết này rất chi tiết và dễ hiểu cho người mới, qua đó Reviewxe.net mong muốn bạn có thể nắm vững được những thông tin cơ bản nhằm có cách khắc phục kịp thời khi xe của bạn đang lưu thông nhé!

Cấu tạo phanh tang trống trên xe máy

Thời kỳ sơ khai, phanh tang trống được sử dụng chủ yếu ở vị trí bánh sau trên những chiếc xe đạp. Dần dần, người ta ứng dụng phanh tang trống lên xe máy. Phanh tang trống được gắn trực tiếp lên trục bánh xe. Khi người dùng bóp phanh, dây cáp sẽ kéo thanh điều chỉnh phanh, tác động lên pít-tông và ống phanh, ép má phanh vào mặt trong của moay ơ rồi từ đó làm cho bánh xe quay chậm lại.

Hình tang trống là gì
Những chi tiết, bộ phận của hệ thống phanh tang trống xe máy

Các bộ phận chính của phanh tang trống xe máy.

  • Má phanh

Má phanh là bộ phận sẽ bị mòn đi trong quá trình sử dụng phanh do việc ma sát trực tiếp giữa trống phanh và má phanh, vì thế má phanh của hệ thống phanh tang trống xe máy thường được làm bằng vật liệu có khả năng chịu mài mòn cao.

Má phanh được vít cố định hoặc dán lên guốc phanh, đây là chi tiết mang tính tiêu hao theo quá trình sử dụng xe, khi bị mòn thì chúng ta nên thay má phanh mới.

  • Guốc phanh

Guốc phanh là chi tiết có trọng lượng nhẹ và có tính nhanh thoát nhiệt vì thế vật liệu làm ra guốc phanh thường là nhôm đúc. Nhiệm vụ của guốc phanh đó là cố định hai má phanh tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh.

Toàn bộ phanh tang trống đều được đặt định vị trên thanh trục xuyên qua lỗ trục của giảm sóc xe.

  • Trống phanh

Trống phanh là chi tiết phải chịu được mài mòn và độ bền rất cao đi kèm với đó là khả năng tản nhiệt tốt, chính vì thế trống phanh thời gian đầu được làm từ chất liệu gang xám, hình trụ.

Tuy nhiên, nhận thấy gang là vật liệu giòn và dễ vỡ, vì thế các nhà sản xuất xe dần thay thế gang bằng hợp kim thép, hoặc cao cấp hơn là carbon với bề mặt chịu ma sát tương đương chất liệu gang. Trống phanh gắn cố định vào trục xe, chuyển động cùng lúc theo vòng quay của bánh xe.

Phanh tang trống là loại phanh có lực hãm phanh không quá lớn chính vì thế mà nó chỉ phù hợp với những mẫu xe máy có dung tích xe lanh dưới 175 phân khối.

Loại phanh tang trống không phù hợp với những chiếc xe máy có công suất lớn do lực hãm phanh của nó không đủ để xử lý ở tốc độ cao.

Một số loại phanh tang trống phổ biến

Phanh tang trống có nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và cấu tạo guốc dẫn hay kéo. Vì vậy chúng thường được chia thành 4 loại sau:

  • Loại có 2 trợ động.
  • Loại 2 guốc dẫn.
  • Loại dẫn và kéo.
  • Loại có 1 trợ động.

 

Hình tang trống là gì
Các loại phanh tang trống xe máy phổ biến

Cơ chế hoạt động của Phanh tang trống

Như chúng ta đã biết thì phanh là hoạt động đạp phanh hoặc bóp phanh làm cho bánh xe quay chậm lại và xe dừng lại.

Khi phanh tang trống ở trạng thái bình thường không làm việc, các chi tiết không hoạt động. Lò xo hồi vị kéo má phanh và guốc phanh thu nhỏ vào trong, tạo khoảng trống giữa má phanh và trống phanh, xe tiếp tục di chuyển.

Hình tang trống là gì
Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Khi muốn xe chạy chậm lại hoặc dừng xe, người lái sẽ bóp phanh hoặc đạp chân phanh. Lực từ tay hoặc chân phanh sẽ chuyển tới hệ thống phanh, đẩy guốc phanh ép chặt má phanh vào trống phanh tạo ra áp lực ma sát, lúc này trống phanh và bánh xe sẽ giảm tốc độ quay cho đến khi xe dừng lại như ý muốn.

Ưu điểm và nhược điểm của phanh tang trống

Ưu điểm:

  • Cấu tạo phanh tang trống đơn giản.
  • Khả năng giảm tốc đảm bảo (cho xe công suất dưới 175cc).
  • Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế thấp.

Nhược điểm:

  • Hệ thống phanh tang trống không đủ khả năng sử dụng trên những chiếc xe hiệu suất cao.
  • Thời gian giảm tốc độ chậm, quãng đường dừng xe lớn.
  • Má phanh hay bị mòn, dễ bị mất phanh.
Hình tang trống là gì

Phanh tang trống đơn giản, dễ bảo quản và thay thế

 

Những lỗi thường gặp của phanh tang trống

Qua tìm hiểu cấu tạo phanh tang trống ta có thể nhận thấy hệ thống phanh này sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt khi vận hành nên việc xảy ra sự cố hỏng hóc là thường xuyên hơn so với các hệ thống phanh khác. Những lỗi thường gặp của phanh tang trống có thể kể đến:

  • Phanh bị kêu: hiện tượng này là điều dễ bắt gặp nhất trên những chiếc xe sử dụng phanh tang trống. Nguyên nhân chính gây ra là do các bùn bẩn, đất cát hoặc nước mưa dính vào má phanh, mặt trống phanh bị xước…nhất là những chiếc xe thường xuyên đi vào những cung đường xấu.
  • Bó phanh: hiện tượng này xảy ra khi đã nhả phanh nhưng má phanh vẫn không tách khỏi trống phanh để tiếp tục di chuyển ở trạng thái ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do lò xo hồi vị trí đã bị suy yếu theo thời gian, hoặc trục quả đào bị khô dầu và mòn.
  • Phanh không ăn: như tên của hiện tượng, khi chúng ta bóp phanh hay đạp phanh nhưng xe không giảm tốc độ, hoặc lực tác động vào cần phanh không tương xứng với tốc độ giảm của xe. Nguyên nhân là do má phanh bị mòn chưa được bảo dưỡng thay thế. Ngoài ra bề mặt của má phanh dính dầu mỡ hoặc má phanh bị chai lì không còn khả năng tiếp xúc với trống phanh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng phanh không ăn.
  • Má phanh nhanh mòn hoặc bị chai: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này có thể do má phanh là hàng kém chất lượng hoặc do từ phía thói quen người dùng khi thường xuyên rà phanh liên tục.
  • Má phanh bị vỡ, bong: Trường hợp này ít xảy ra hơn những hiện tượng kể trên. Tuy nhiên trường hợp này lại được coi là nguy hiểm nhất vì nếu má phanh bị bong vỡ sẽ làm cho chiếc xe bị bó cứng kẹt bánh làm xe bị dừng đột ngột và rất dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng nếu chúng ta đang đi nhanh.
Hình tang trống là gì
Má phanh bị bong, vỡ là hiện tượng vô cùng nguy hiểm

Lưu ý khi sử dụng phanh tang trống

Để tránh xảy ra những hiện tượng kể trên đối với phanh tang trống, người dùng cần phải lưu ý những điều sau đây để đảm bảo hệ thống phanh được hoạt động ổn định và hiệu quả:

  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh trước khi bắt đầu di chuyển. Kiểm tra và tra dầu ỡ vào những chi tiết cần bôi trơn.
  • Sau những lần đi vào những cung đường xấu nhiều đất đá, bùn cát thì xe cần phải được kiểm tra và vệ sinh. Ngoài ra, việc vệ sinh và kiểm tra tổng thể xe và hệ thống phanh định kỳ sẽ giúp xe của bạn được hoạt động an toàn và trơn tru hơn.
  • Nếu có sự cố về phanh thì cần mang ngay ra các đại lý uỷ quyền của các hãng xe hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín trên địa bàn.

Tổng kết

Trên đây là bài viết Tìm hiểu cấu tạo phanh tang trống xe máy được trang reviewxe.net tổng hợp và biên tập lại rất dễ hiểu cho người mới. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm một kiến thức bổ ích về một hệ thống phanh đã rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta.

Tang trống được làm bằng gì?

Cấu tạo phanh tang trống Trống phanh: Hình trụ rỗng, thường được làm bằng gang xám, chịu được mài mòn, có đồ bền rất cao, có khả năng tiêu tán nhiệt khi phanh, nhưng nhược điểm khá nặng và dễ vỡ.

Tặng bữa xe là gì?

Tăng bua (tam bua) tính năng cực kỳ quan trọng trên oto xe tải, liên quan đến tính mạng con người và tài sản. Khuyến cáo nên sử dụng tăng bua chất lượng. Nếu dùng tăng bua không chất lượng sẽ làm tăng bua dễ vỡ, hoặc chai, không đủ độ bám, làm cho thắng không ăn, mất an toàn. Dễ xảy ra tai nạn cho người và tài sản.

Sắc bố thắng là gì?

Bầu trợ lực phanh một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó được lắp đặt ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xylanh tổng với nhiệm vụ giảm bớt đi phản lực của bàn đạp phanh và khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, qua đó giúp người lái thực hiện thao tác đạp phanh một cách nhẹ nhàng hơn.

Thằng xe là gì?

Phanh xe là một thiết bị cơ học làm giảm chuyển động, gọi cách khác hãm hoặc bộ phận giảm tốc cho xe. Vì vậy hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của xe khi di chuyển. Để hiểu rõ hơn về phanh chúng ta sẽ đi tiếp phần phân loại các loại phanh.