Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

Câu hỏi : Vòng đời của ếch

Trả lời:

Vòng đời của ếch diễn ra theo 5 giai đoạn sau: Trứng ếch → Nòng nọc → Nòng nọc có chân → Ếch con → Ếch trưởng thành

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn phát triển trong vòng đời của ếch nhé.

Giai đoạn 1: Trứng ếch

Ếch cái đẻ ra rất nhiều trứng khi còn đang cõng bạn tình. Ếch đực có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng ngay lập tức. Có một ngoại lệ ở một số loài ếch đặc biệt, con đực có thể biến đổi thành con cái và đẻ trứng. Một cặp đôi ếch có thể đẻ lên đến vài nghìn trứng. Sở dĩ đẻ nhiều như vậy là vì từ giai đoạn thụ tinh đến khi là một chú ếch trưởng thành. Trứng và ếch con sẽ gặp phải rất nhiều nguy hiểm xung quanh.

Sau khi đẻ, một số loài ếch sẽ bỏ đi, để trứng phát triển mà không cần chăm sóc thêm. Nhưng ở một số loài sẽ ở lại với trứng để chăm sóc chúng cho đến khi có thể tự kiếm ăn.

Khi trứng đã thụ tinh trưởng thành, lòng đỏ trong mỗi quả trứng tách ra làm 2. Sau đó sẽ phân chia thành 4, 8,… Và bắt đầu có hình dạng của một con nòng nọc. Trong vòng 1 đến 3 tuần, trứng đã sẵn sàng để nở và một con nòng nọc nhỏ bé sẽ tự thoát ra ngoài. Hầu hết các bao trứng đều được tìm thấy trong các vùng nước tù hoặc nơi tĩnh lặng. Điều đó giúp trứng không bị dòng nước tác động nhiều. Đối với loài ếch đẻ trứng trên cây thì trứng cũng ở yên vị trên lá. Khi mùa mưa đến, trải qua một tuần hoặc hơn, các bọc trứng bắt đầu nhỏ giọt, rơi ra những nòng nọc con xuống vùng nước ở bên dưới.

Giai đoạn 2: Nòng nọc

Một thời gian ngắn sau khi trứng nở, các con nòng nọc con vẫn ăn phần lòng đỏ còn lại củ trứng, phần mà thực sự được nằm trong ruột của nó! Lúc này, nòng nọc con có mang kém phát triển, miệng, và một cái đuôi nhỏ. Nòng nọc con thực sự dễ bị tấn công vào thời điểm này. Chúng sẽ thường bám vào các cây cỏ dại nổi trong nước hay rong bằng các cơ quan bám dính nhỏ xíu nằm giữa miệng và vùng bụng của chúng. Từ 7 đến 10 ngày sau khi nòng nọc được nở, nó sẽ bắt đầu bơi xung quanh và ăn tảo.

Sau khoảng 4 tuần thì mang bắt đầu bị da phát triển che phủ, cho đến khi đuôi của chúng biến mất hoàn toàn. Nòng nọc có nhiều chiếc răng nhỏ xíu giúp chúng nghiền thức ăn biến thức ăn thành các hạt oxy hóa ở dạng lỏng như súp. Chúng có xoắn ốc, ruột dài giúp tiêu hóa được càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt từ chế độ ăn uống mới của chúng.

Đến tuần thứ tư thì nòng nọc đã có thể thực sự là những sinh vật khá là sống bầy đàn. Một số con còn thậm chí còn đi cùng nhau và bơi nhiều thành đàn như cá!

Giai đoạn 3: Nòng nọc có chân

Từ 6 đến 9 tuần sau, nòng nọc cũng bắt đầu mọc hai chi trước và sau. Cái đuôi chúng lúc này ngắn lại hơn nữa nhưng vẫn còn. Đầu trở nên giống ếch rõ ràng, thân to ra hơn và các chi dần dần cong lại; khuỷu tay, khuỷu chân cũng rõ ràng hơn. Đặc biệt, hai chi sau của chúng sẽ phát triển và to khỏe hơn hai chi trước. Cơ thể của nó dài ra và chế độ ăn uống của nó phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng chuyển sang các vật chất thực vật lớn hơn, cứng hơn và thậm chí cả côn trùng.

Giai đoạn 4: Ếch con hay ếch non

Ở tuần thứ 12 thì nòng nọc chỉ còn một mẩu đuôi nhỏ xíu và trông rất giống như một phiên bản thu nhỏ của một con ếch trưởng thành. Không lâu sau đó nó sẽ rời khỏi nước và chỉ trở lại một lần nữa chỉ để trứng và bắt đầu quá trình của vòng đời mới!

Giai đoạn 5: Ếch trưởng thành

Từ tuần thứ 12 đến 16 tùy thuộc vào thức ăn và nguồn nước của chúng, ếch đã hoàn tất quá trình phát triển đầy đủ của nó. Một số loài ếch sống ở vùng có khí hậu lạnh, vòng đời của nó sẽ kéo dài lâu hơn. Vì chúng có khi phải mất cả một mùa đông mới chuyển từ giai đoạn trứng sang nòng nọc.

Vòng đời của ếch sẽ như các chu trình nêu trên. Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ đối với một số loài ếch đặc biệt. Chu trình ấy có thể được rút gọn với những giai đoạn “độc nhất vô nhị”, khắc hẳn với vòng đời “truyền thống”.

Skip to content

Ếch đồng chắc không còn xa lạ đối với các bạn ở vùng dồng quê. Vào mùa mưa cứ mỗi đêm xuống là nge tiếng Ếch kêu in õi. Ếch được tìm thấy trong tự nhiên và Ếch nuôi, thịt Ếch chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biết hơn nữa là chế biến được rất nhiều món. Để hiểu rỏ hơn về loài Ếch này BaoKhuyenNong mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Hình thái, cấu tạo

Ếch thuộc lớp lưỡng thể vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn, trong chu trình sống của lớp này phải có giai đoạn sống dưới nước và thời gian sống dưới nước dài hay ngắn tùy loại.

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Chu trình sống của Ếch đồng

Ếch có giai đoạn nòng nọc sống dưới nước khoảng 3 tuần và thở bằng mang. Ếch trưởng thành thở bằng phổi nhưng phổi còn ở dạng sơ khai chỉ tham gia hô hấp 20%, chủ yếu ếch hô hấp bằng da nhờ hệ thống mạng lưới mao mạch dưới da. Đặc biệt da ếch dễ lột do cơ dưới da chỉ dính vào da ở 1 vài điểm chứ không dính hoàn toàn. Ngoài ra trên da của ếch còn có tuyến nhờn vừa giúp bảo vệ da vừa có tác dụng tự vệ.

Ếch thích sống nơi đầm lầy, đồng ruộng nước ngọt, không phèn, đặc biệt phải yên tĩnh, mát mẻ (không có nắng gay gắt). Trong tự nhiên ếch thường đào hang để trốn tránh kẻ thù ( người, rắn, chuột, … ) và để trú đông.

Ếch là loại dị hình phái: con cái > con đực.

Tính ăn

Trứng ếch sau khi nở ra thành nòng nọc, sống trong nước và tự dưỡng bằng noãn hoàn trong 3 ngày. Nòng nọc thích ăn động vật phù du: trùng chỉ, tảo, bobo.
Ếch trải qua quá trình biến thái gồm 2 giai đoạn chính:

  • Nòng nọc phát triển thành ếch con. Lúc này thức ăn chủ yếu của chúng là các động vật nhỏ như côn trùng sống trong nước, …
  • Khi trưởng thành ếch là loài ăn tạp thiên về động vật, đặc biệt động vật sống. Ếch bắt mồi bằng lưỡi. Nhiều nghiên cứu cho rằng ếch nuôi bằng côn trùng sống sẽ tăng trưởng nhanh hơn và trưởng thành sinh dục sớm hơn.

Hiện nay, trên thực tế tại các mô hình nuôi thâm canh hay bán thâm canh ếch Thái Lan, ếch đã được tập cho ăn thức ăn công nghiệp như cám viên dạng nổi hay các loại thức ăn chế biến khác. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, vì thế khi nuôi nên chọn thức ăn đủ dưỡng chất, nhất là độ đạm phải bảo đảm từ 26 – 40 %.

Đặc điểm sinh trưởng

Đối với ếch đồng (Rana rugulosa): Nếu nuôi từ ếch giống cỡ 20 – 30 g/con, sau 5 – 6 tháng nuôi và cung cấp đủ thức ăn ếch có thể đạt trọng lượng 90 – 100 g/con.

Đối với ếch có nguồn gốc từ Thái Lan (Rana tigerina): Cung cấp thức ăn đầy đủ sau 3 – 4 tháng có thể đạt 150 – 250 g/con.

Đặc điểm sinh sản

Trong tự nhiên ếch bắt cặp sinh sản vào mùa mưa khoảng từ tháng 5 – 11, mùa khô ếch không sinh sản. Nhưng với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, sản xuất giống nhân tạo có thể cho đẻ quanh năm. Ếch nuôi được 8 tháng tuổi là có thể sinh sản.

Số lượng trứng một lần ếch cái sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/lần, ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, đối với ếch cho sinh sản nhân tạo có thể để từ 6 – 8 lần trong năm.

Sau 18 – 24 giờ trứng nở ra thành nòng nọc. Sau 48 giờ nòng nọc bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Sau 20 -28 ngày nòng nọc biến thái thành ếch con (đã rụng đuôi và ra đầy đủ 4 chân). Thời gian và tỉ lệ biến thái từ nòng nọc thành ếch con phụ thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Ếch con sẽ nhảy lên cạn nhưng thích sống nơi đầm lầy, ẩm ướt và ăn được nhiều loại thức ăn, thức ăn chính là các loại động vật nhỏ trong môi trường. Đối với ếch Thái Lan có thể dùng thức ăn tổng hợp dạng viên cho ăn.

Tập tính sinh sống

Ếch thích sống ở nơi đồng ruộng, đầm, hồ, ao, ven sông suối, đặc biệt thích nơi yên tĩnh, ẩm ướt. Da ếch có tuyến nhầy để giữ ẩm, dưới da có màng lưới các mao mạch, giúp cho nó thở qua da, khi mất nước, khô da ếch có thể bị chết.

Ếch bơi nhanh, nhảy xa có thể tới 1 m. Ếch đào hang để ẩn tránh dịch hại ăn ếch như: chuột, rắn… Bình thường nó vào hang để trú ẩn. Mùa đông chúng ẩn trong hốc hang ở bờ vực nước gọi là “mà” để trú rét. Ếch không thích sống ở những nơi nước chua hoặc mặn, cần yên tĩnh ít có người qua lại.

Điều kiện môi trường sống của ếch

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Môi trường sống của Ếch đồng

Những điều kiện cơ bản quyết định sự sống của ếch là: Khí hậu nóng nhiệt độ thích hợp 25 – 280, độ ẩm không khí cao, ẩm độ thích hợp nhất 80%, có vực nước ngọt.

Ngưỡng nhiệt độ đối với sự sống của ếch:

  • Nhiệt độ ếch bị tử vong: 0oC
  • Nhiệt độ ếch bị lạnh cóng: 8 – 90oC
  • Nhiệt độ ếch bị tê liệt vì nóng: 400oC
  • Nhiệt độ cao làm ếch bị tử vong: 500oC

Nồng độ muối trong nước chỉ cần khoảng 1% cũng đủ làm cho nòng nọc và đa số ếch bị tử vong.

Chọn địa điểm nuôi Ếch

Chọn điểm nuôi Ếch phải đáp ứng các tiêu chí sau để thuận lợi cho quá trình chăm sóc và quản lý:

  • Vườn hoặc ao có diện tích từ 50m2 trở lên
  • Có nước sạch chủ động
  • Có tường gạch bao quanh
  • Có hang trú ẩn cho ếch
  • Bờ ao, mương trồng cây xanh tạo bóng mát
  • Mặt nước thả bèo tây hoặc rau muống ính 2/3 diện tích ao
  • Trong vườn tạo thêm ánh sáng màu và trồng nhiều hoa.

Thả giống

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Hình ảnh Ếch giống

Ếch giống cỡ 5 – 10g/con, đảm bảo chất lượng và quen ăn thức ăn chế biến. Mật độ thả : 40 – 60 con/m2.

Cho ăn

Thức ăn : Ngoài các loại giun đất, giòi, tôm tép, cua và các loại côn trùng khác cho ếch ăn thêm bột ngũ cốc nấu chín để nguội (80%) trộn với cá tạp ruột ốc xay nhỏ (20%)

Khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 – 10% trọng lượng ếch trong ao, cho ăn 2 lần (sáng và chiều) trong ngày

Trước khi cho ếch ăn, phải vệ sinh sạch sẽ sàn ăn.

Chăm sóc và quản lý

Tạo thêm thức ăn cho ếch : Trong khu nuôi ếch thả cua, cá vào nuôi trong ao, mương hoặc đào hố cạnh ao để bỏ phân bắc, cá chết, gà chết ít ngày sẽ sinh giòi bọ, vớt giòi, bọ rửa sạch cho ếch ăn

Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch : Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh, chất nước xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra

Sau khi thả giống, nuôi 4 – 5 tháng, ếch có thể đạt 80 – 100 g/con.

Bệnh trướng hơi

Triệu chứng: thường thấy ở nòng nọc, bụng trướng to và ngửa bụng lên mặt nước, bệnh này do nước thối bẩn, thức ăn ươn thối.

Chữa trị: Phải tháo hết nước trong bể, vớt nòng nọc thả vào chậu chứa khoảng 5 lít nước hoà với 3 lọ Penicillin loại 1 triệu đơn vị, ngâm tắm nòng nọc trong 30 phút rồi thả vào bể đã làm vệ sinh, thay nước mới. Cũng có thể tắm bằng Sunfat đồng (CuSO4 ) nồng độ 5 phần triệu hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút.

Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ)

Triệu chứng: thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra.

Chữa trị: Dùng một viên Ganidan/1.000-3.000 con/ngày ( hoặc 1 viên/1kg thức ăn), trộn vào thức ăn liên tục trong 3-4 ngày. Khi nòng nọc bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày.

Bệnh đốm đỏ đùi

Triệu chứng: Bệnh do vi khuẩn gây nên. Ở đùi ếch có những đốm đỏ, sau vài ngày không chữa kịp thời sẽ bị lở loét. Bệnh thường thấy ở ếch giống.

Chữa trị: Khi phát hiện bệnh, trước hết phải thay nước, nếu không hiệu quả phải dùng thuốc Sunfat đồng phun xuống ao và vườn. Liều lượng 1,5g/m3. Bệnh này rất dễ lây lan do đó cần có biện pháp đề phòng lây lan thành dịch.

Bệnh trùng bánh xe

Triệu chứng: Ký sinh ở da nòng nọc, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này. Khi có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc.

Chữa trị: Dùng sunfat đồng liều lượng 2-3g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho ếch với liều lượng 5-7g/m3 trong vòng 10-15 phút, hay tắm trong nước muối 2-3% trong vòng 10-15 phút.

Trong thịt ếch chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, phốt-pho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten. Phân tích cụ thể cho thấy trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protein, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22 mg canxi, 159 mg photpho, 1,3 mg sắt, 0,04 mg vitamin B1, 0,22 mg vitamin B12, 2,1 mg vitamin PP…cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal. Dưới đây là những món chế biến từ Ếch vừa đơn giản vừa giàu dinh dưỡng.

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách chế biến món Ếch kho sả ớt

Nguyên liệu: 

  • 500g thịt ếch
  • Xả lát mỏng
  • Ớt thái nhỏ
  • Tỏi bằm nhỏ
  • Dầu ăn, gia vị kèm theo (muối, đường, bột ngọt…)

Cách chế biến:

  • Ướp Ếch với đường, nước mắm trong khoảng 30 phút cho gia vị thấm đều.
  • Phi tỏi thơm, cho Ếch vào kho, khi gần chín thì cho thêm ớt và sả vào, nêm nếm vừa ăn.
  • Công đoạn cuối cùng chỉ là bày trí và thưởng thức.
Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách chế biến món Ếch gam gừng

Nguyên liệu: 

  • 4 con ếch to
  • 1 nhánh gừng
  • Gia vị kèm theo (muối, đường, bột ngọt…)

Cách chế biến: 

  • Ếch rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp ếch với hạt nêm, để thấm khoảng 15 phút.
  • Gừng gọt sạch vỏ và thái sợi.
  • Làm nóng chảo dầu, phi thơm tỏi rồi cho Ếch vào xào săn.
  • Nêm thêm gia vị vừa ăn, cho gừng thái sợi vào đảo nhanh tay thế là hoàn tất món ăn này.

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách làm món cháo Ếch Singapo

  • 200g gạo tẻ
  • 50g gạo nếp
  • 500g thịt ếch
  • Hành lá, gừng, nước tương, nước màu, tiêu, dầu ăn
  • Gia vị kèm theo (muối, đường, bột ngọt…)

Cách chế biến: 

  • Gạo tẻ, gạo nếp cho vào nồi, đổ nước nấu cho đến khi nhừ, nêm thêm chút muối.
  • Ếch làm sạch, ướp muối, nước tương, tiêu, chút đường, nước màu, để khoảng 15 phút cho thấm.
  • Đặt lên bếp, kho riu riu cho thấm, cho đến khi thịt Ếch săn và nước sánh lại là được, rắc thêm hành lá, tiêu lên cho hấp dẫn.
Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách chế biến món Ếch xào sa tế

  • 4 con ếch làm sẵn
  • Hành, tỏi, gừng đập dập
  •  Hành lá, tía tô, mùi tàu
  • 3 thìa cà phê ớt sa tế, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu.

Cách chế biến: 

  • Thịt ếch rửa sạch, rửa lại với rượu trắng rồi lau khô. Tiếp theo cho ếch vào bát ướp chút gừng đập dập và chút rượu.
  • Hành lá, tía tô, mùi tàu nhặt và rửa sạch, cắt khúc.
  •  Phi thơm hành tỏi, cho ớt sa tế vào đảo đều.
  • Tiếp đến cho thịt ếch vào xào săn với ít bột nêm, đường, tí nước mắm.
  • Xào đến khi thịt ếch chín săn , có màu vàng đẹp mắt thì cho tiêu vào đảo đều. Nêm lại gia vị vừa ăn, cho hành lá, tía tô, mùi tàu vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp.

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách chế biến món Ếch hầm nồi đất thơm ngon

Nguyên liệu:

  •  3 con Ếch còn tươi
  • 1 củ tỏi
  • 3 lát gừng
  • 100g bông cải
  • 1 củ cà rốt
  • 4 cái nấm hương, hành lá, nước tương, tiêu xay, bột bắp, dầu ăn, ớt,
  • Gia vị kèm theo (muối, đường, bột ngọt…).

Cách chế biến:

  •  Làm sạch ếch, chặt miếng vừa ăn; củ tỏi lột vỏ, đập dập; gừng, bông cải, cà rốt cắt miếng vừa ăn; nấm hương ngâm nước cho mềm, rửa sạch; hành lá cắt khúc.
  • Sau đó ướp thịt ếch với hạt nêm, nước mắm chấm, nước tương, tiêu xay, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị;
  • Cho Ếch vào nồi đất, sau đó cho gừng, tỏi và nước vào, hầm cho vừa chín tiếp đến là thêm bông cải, cà rốt, nấm hương vào nấu chín, chế bột bắp hòa với nước nguội vào tạo độ sánh vừa đủ, rắc thêm ít tiêu xay vào, thưởng thức chung với nước tương và ớt.

Ếch chiên bơ

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách chế biến món Ếch chiên bơ

Nguyên liệu:

  • 450g thịt ếch
  • 150g bơ
  • Ngò rí, tỏi, tiêu
  • Gia vị nêm và dầu ăn
  • Dùng cho 4 người

Cách chế biến: 

  • Thịt đùi ếch làm sạch, rửa sạch rồi dùng khăn lau khô nước.
  • Xóc đùi ếch với 2 muỗng canh bột mì. Đun chảy bơ trong chảo rồi cho ếch vào chiên chín vàng đều với lửa nhỏ.
  • Sau đó thêm tỏi băm, ngò rí, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/3 muỗng cà phê tiêu, đảo đều cho ếch phủ đều gia vị thì tắt bếp.
  • Cho ếch ra đĩa và thưởng thức nhé!

Ếch kho tộ

Hình thức phát triển của ếch đồng là gì
Cách chế biến món Ếch kho tộ

Nguyên liệu: 

  • 500g thịt ếch
  • Ớt khô, tỏi, tương ớt
  • Gia vị nêm
  • Dùng cho 4 người

Cách chế biến:

  • Thịt ếch rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Cho ếch vào tô, ướp với nước mắm, tương ớt và đường trong 20 phút.
  • Thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều nhiều lần để thịt ếch ngấm đều gia vị.
  • Ớt khô ngâm nước ấm, ớt nở, vớt ra để ráo nước. Hành rửa sạch, cắt khúc, lấy đầu hành.
  • Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu sôi, cho tỏi băm vào phi thơm.
  • Sau đó cho ếch vào, đảo sơ qua để thịt ếch săn lại. Rắc ớt khô lên rồi đảo đều.
  • Cho ếch vào thố, khi gần đến bữa ăn, bạn cho thố lên bếp đun sôi với lửa liu riu để nước sốt sệt lại.
  • Sau cùng, thêm ít hành lá và rắc ít tiêu lên bề mặt. Món này nên dùng nóng sẽ rất đưa cơm. Chúc bạn ngon miệng.

Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả các thông tin về Ếch đồng từ đặc điểm, kỹ thuật nuôi đến các món ăn giàu chất dinh dưỡng được chế biến từ thịt Ếch. Hy vọng bài viết này có ích cho các bạn đọc.

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì

  • Hình thức phát triển của ếch đồng là gì