Học phí Học viện Ngân hàng Phú Yên

Học phí Học viện Ngân hàng

  • 1. Học Phí Học Viện Ngân Hàng 2022 - 2023
  • 2. Học Phí Học Viện Ngân Hàng 2021-2022
  • 3. Học phí Học viện Ngân hàng 2020 - 2021
  • 4. Học phí Học viện Ngân hàng 2019 - 2020
  • 5. Học phí Học viện Ngân hàng 2018 - 2019
  • 6. Các tuyến xe bus chạy qua Học viện Ngân hàng

Học phí Học viện Ngân hàng bao nhiêu đang là câu hỏi được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm. Để giúp các bạn giải đáp thắc mắc này, VnDoc gửi tới các bạn thông tin mới nhất về học phí Học viện Ngân hàng năm học 2022 - 2023 để các bạn tham khảo, so sánh với một số trường khác để có sự lựa chọn trường học và ngành học phù hợp.

1. Học Phí Học Viện Ngân Hàng 2022 - 2023

– Học phí hệ đại trà: Khoảng 9.800.000 đồng/năm học.

– Học phí chương trình Cử nhân Việt – Nhật khoảng 27.000.000 đồng/năm học.

– Học phí chương trình CLC trong nước khoảng 30.000.000 đồng/năm học.

– Học phí chương trình CLC quốc tế CityU:

+ Năm cuối học tại nước ngoài: 120.000.000 đồng cho 03 năm đầu học tại Học viện, học phí năm cuối tại Đại học CityU.

+ Năm cuối học tại Học viện: 350.000.000 cho 04 năm học.

– Học phí chương trình CLC quốc tế Coventry:

+ Năm cuối học tại Học viện là khoảng 315.000.000 đồng cho 04 năm tại Học viện.

+ Năm cuối học tại nước ngoài: Khoảng 175.000.000 đồng cho 03 năm đầu tại học viện, học phí năm cuối tại Đại học Coventry khoảng 480.000.000 đồng.

– Cơ hội học bổng tại Học viện Ngân hàng:

Quỹ học bổng Ngân hàng được sử dụng để cấp học bổng, tiền thưởng cho sinh viên trong các trường hợp sau đây:

+ Học bổng của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

Về học tập: Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 9.0 trở lên, không có môn học nào dưới 7.0; tích lũy đủ số tín chỉ theo đúng thời gian thiết kế cho chương trình học.

Mức Học bổng Thống đốc là 1.800.000 đồng/tháng. Tổng số học bổng được Hội đồng cấp hàng năm không quá 20 suất.

Về rèn luyện đạo đức, tác phong: Đại điểm rèn luyện từ 80 trở lên, có ý thức tốt trong học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy; tham gia đóng góp tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động tập thể.

+ Học bổng Ngân hàng Thương mại:

Học bổng từ các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được gọi chung là học bổng ngân hàng thương mại phân bổ theo các tiêu chí cụ thể được thỏa thuận bằng văn bản giữa Học viện Ngân hàng và từng đơn vị cụ thể. Các đơn vị cấp học bổng sẽ tự có quy định về việc xét cấp học bổng cho sinh viên (cụ thể xem quy trình riêng phía dưới).

+ Học bổng của ngành ngân hàng:

Mức học bổng ngành là 900.000 đồng/tháng.

Về rèn luyện đjao đức, tác phong: Đạt điểm rèn luyện từ 80 trở lên, có ý thức trong học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, tham gia đóng góp tích cực, có hiệu vào các hoạt động tập thể.

Về học tập (Căn cứ vào điểm thi lần 1): Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 8.0 trở lên, không có môn học nào dưới 7.0; tích lũy đủ số tín chỉ theo đúng thời gian thiết kế cho chương trình học.

Trường hợp điểm trung bình chung học tập bằng nhau thì ưu tiên sinh viên, học sinh đạt được số tín chỉ cao hơn trong năm học báo cáo, trường hợp điểm trung bình chung học tập và số tín chỉ đạt được bằng nhau thì ưu tiên sinh viên, học sinh có điểm rèn luyện cao hơn. Học bổng Thống đốc và Học bổng Ngành Ngân hàng được cấp kèm theo Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Học Phí Học Viện Ngân Hàng 2021-2022

Mới đây, học viện Ngân hàng đã công bố mức học phí cho các chương trình đào tại đại trà, chương trình chất lượng cao và chương trình cử nhân quốc tế hợp tác với nước ngoài cho năm học 2021 -2022 với mức phí như sau:

Học phí Học viện Ngân hàng Phú Yên

3. Học phí Học viện Ngân hàng 2020 - 2021

- Hệ Đại học (Đại học chính quy đại trà, Bằng II chính quy, Liên thông ĐH chính quy):

  • Đào tạo theo niên chế: 980.000đ/ tháng
  • Đào tạo theo tín chỉ: 277.000đ/ tháng

Học ngoài giờ hành chính: mức thu học phí nhân hệ số 1,3 so với lớp học trong giờ hành chính

- Chương trình chất lượng cao: 120.000.000đ (Một trăm hai mươi triệu đồng) cho toàn khóa học (Không bao gồm học phần GDQP và GDTC - 2 môn này thu bằng hệ đại trà)

Phương thức tuyển sinh:

- Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh 2020 của Bộ GD&ĐT.

  1. Các đối tượng xét tuyển như sau:
  2. Người đã trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩ vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung;
  3. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;
  4. Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức) với môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện;
  5. Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;
  6. Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
  7. Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện Ngân hàng;
  8. Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú diện 30A);
  9. Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế.

- Xét tuyển dựa trên năng lực ngoại ngữ hoặc kết quả học tập trung học phổ thông (đối với học sinh THPT tốt nghiệp năm 2020).

Học viện Ngân hàng dành tối đa 30% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển này, áp dụng cho các thí sinh đạt các điều kiện sau:

+ Điều kiện (1): Thí sinh thuộc 1 trong các đối tượng sau:

  • Thí sinh có một trong các chứng chỉ sau: IELTS (academic) đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên, TOEIC (4 kỹ năng) từ 665 điểm trở lên, chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với ngành Kế toán định hướng Nhật Bản và Hệ thống thông tin quản lý định hướng Nhật Bản). Chứng chỉ có thời hạn tối thiểu đến 31/12/2020.
  • Thí sinh là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên Quốc gia có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên
  • Thí sinh là học sinh hệ không chuyên của trường THPT chuyên Quốc gia có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên
  • Thí sinh là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên
  • Thí sinh không thuộc các đối tượng trên có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên

+ Điều kiện (2): Thí sinh trúng tuyển theo diện này phải có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (của tổ hợp môn tương ứng với tổ hợp đã đăng ký xét tuyển) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngân hàng công bố cho kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2020.

- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Học viện Ngân hàng dành ít nhất 70% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển này.

4. Học phí Học viện Ngân hàng 2019 - 2020

- Hệ Đại học chính quy: 8.100.000 đồng/năm

- Chương trình đào tạo liên kết quốc tế:

  • Liên kết Đại học CityU, Hoa Kì: 135.000.000 đồng/3 năm học tại Việt Nam, học phí năm cuối tại Đại học CityU sẽ được quy định riêng. Trong trường hợp sinh viên học tại Việt Nam thì học phí đóng thêm 5.000. 000 đồng.
  • Liên kết Đại học Sunderland, Vương quốc Anh: 168.000.000 đồng/3 năm học tại Việt Nam, năm học cuối khoảng 136.000.000 đồng

5. Học phí Học viện Ngân hàng 2018 - 2019

Hệ Đại học chính quy

Học viện Ngân hàng áp dụng mức học phí và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, mức học phí dự kiến cho năm học 2018 - 2019 như sau: Học phí đối với đại học chính quy: 8,1 triệu/ năm.

Học phí dự kiến đối với đào tạo liên kết Quốc tế cho khóa học 4 năm

+ Liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ: khoảng 135 triệu đồng cho 03 năm đầu học tại Việt Nam; năm cuối nếu học tại Mỹ thì học phí do Đại học CityU quy định (sinh viên tốt nghiệp được cấp hai bằng, một của Đại học CityU và một của Học viện Ngân hàng), nếu học tại Việt Nam thì học phí đóng thêm khoảng 5 triệu đồng (sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Học viện Ngân hàng); với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6,0 (khi trúng tuyển) sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 35 triệu đồng.

+ Liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh: khoảng 168 triệu đồng cho 03 năm đầuhọc phí năm cuối khoảng 136 triệu đồng; với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5,5 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 56 triệu đồng (sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Đại học Sunderland- Vương quốc Anh).

Không chỉ việc tìm hiểu chi tiết điểm chuẩn và lựa chọn ngành học thì việc cân nhắc đến học phí của từng ngành của trường cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Những thông tin về Học viện Ngân Hàng sẽ giúp cho các thí sinh chuẩn bị học tập tại trường có được sự lựa chọn thích hợp nhất, bởi học phí cũng là một yếu tố quyết định đến quá trình hoàn thành chương trình học.

Thông thường mức học phí sẽ có xu hướng tăng dần theo các năm, tuy nhiên múc chênh lệch không quá lớn, thực hiện mức tăng đúng với quy định của nhà nước cũng như Bộ Giáo dục đưa ra.

Mỗi ngành học sẽ có mức học phí khác nhau, đảm bảo cho quá trình học tập diễn ra thuật lợi và tốt đẹp nhất các thí sinh hãy cùng tìm hiểu chi tiết và ứng dụng cho nhu cầu của mình dễ dàng hơn.

⇒ Xem thêm: Mã và thông tin trường Học viện Ngân hàng (Cơ sở Hà Nội)

6. Các tuyến xe bus chạy qua Học viện Ngân hàng

Xem thêm: Lộ trình các tuyến xe bus Hà Nội qua các trường Đại học, cao đẳng

Tuyến 12 CV Nghĩa Đô - Đại Áng

Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00; CN: 5h05 - 21h00.

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Công viên Nghĩa Đô - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Đào Tấn - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn - Trần Điền - Định Công - Đại Kim - Nguyễn Cảnh Dị - Nguyễn Hữu Thọ - KĐT Linh Đàm - Đường Hoàng Liệt - Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 - Cầu Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Đường mới - Đại Áng (cổng UBND xã Đại Áng).

Lộ trình chiều về: Đại Áng (Cổng UBND xã Đại Áng) - Đường mới - Xã Ngọc Hồi - Cầu Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Quay đầu tại chùa Pháp Vân - Giải Phóng - Đường Hoàng Liệt - KĐT Linh Đàm - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Cảnh Dị - Đại Kim - Đường Định Công - Trần Điền - Lê Trọng Tấn - Tôn Thất Tùng - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Quay đầu tại cổng Công viên Nghĩa Đô - Công viên Nghĩa Đô.

Tuyến 18: ĐH Kinh tế quốc dân - ĐH Kinh tế quốc dân

Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 (ĐH KTQD1); 5h07 - 21h07 (ĐH KTQD2); CN: 5h02 - 20h57 (ĐHKTQD1); 5h09 - 21h04 (ĐHKTQD2).

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Đại học Kinh tế Quốc dân - Trần Đại Nghĩa - Đại La - Phố Vọng - Giải Phóng - Phương Mai - Lương Định Của - Đông Tác - Chùa Bộc - Tây Sơn - Thái Thịnh - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Phú - Phùng Hưng - Lê Văn Linh - Phùng Hưng (đường trong) - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tông - Tăng Bạt Hổ - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Trần Khát Chân - Võ Thị Sáu - Thanh Nhàn - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Lộ trình chiều về: Đại học Kinh tế Quốc dân - Trần Đại Nghĩa - Đại La - Bạch Mai - Thanh Nhàn - Võ Thị Sáu - Trần Khát Chân - Lò Đúc - Yecxanh - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Quay đầu tại số nhà 92 Yên Phụ - Hàng Đậu - Quán Thánh - Hoè Nhai - Phan Đình Phùng - Lý Nam Đế - Trần Phú - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Ông Ích Khiêm - Sơn Tây - Nguyễn Thái Học - Giảng Võ - Láng Hạ - Quay đầu tại 48 Láng Hạ - Láng Hạ - Thái Thịnh - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của - Phương Mai - Giải Phóng - Quay đầu tại gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng - Giải Phóng - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tuyến 21B: KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp - BX. Yên Nghĩa

Thời gian hoạt động: 05h35 - 20h00 (KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp) , 05h50 - 20h25 (BX Yên Nghĩa).

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 62 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - Ngõ 15 Ngọc Hồi - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Quảng trường Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Phố Vọng - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tây Sơn - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc Lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa.

Lộ trình chiều về: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc Lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Ngã tư Sở - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Giải Phóng - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - Nút giao Pháp Vân - Đường dưới Vành đai 3 - Trần Thủ Độ - Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp.

Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ

Thời gian hoạt động: 5h00(Nguyễn Công Trứ 1) , 5h05(Nguyễn Công Trứ 2) - 21h00. CN:5h00-21h00.

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ - Phố Huế - Tuệ Tĩnh - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Hoa Lư - Đại Cồ Việt - Quay đầu tại đối diện số nhà 100 Đại Cồ Việt - Đại Cồ Việt - Tạ Quang Bửu - Lê Thanh Nghị - Giải Phóng - Phương Mai - Lương Đình Của - Đông Tác - Chùa Bộc - Tây Sơn - Quay đầu tại đối diện số nhà 127 Tây Sơn - Tây Sơn - Đặng Tiến Đông - Trần Quang Diệu - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Giảng Võ - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Cửa Nam - Phùng Hưng - Lê Văn Linh - Phùng Hưng (đường trong) - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Long Biên - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - Phan Huy Chú - Hàn Thuyên - Lê Văn Hưu - Ngô Thì Nhậm - Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ.

Lộ trình chiều về: Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Phan Chu Trinh - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Hàng Than - Quán Thánh - Hoè Nhai - Phan Đình Phùng - Lý Nam Đế - Trần Phú - Chu Văn An - Tôn Đức Thắng - Cát Linh - Giảng Võ - Đê La Thành - Hoàng Cầu - Trần Quang Diệu - Đặng Tiến Đông - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của - Phương Mai - Giải Phóng - Quay đầu tại gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng - Lê Thanh Nghị - Tạ Quang Bửu - Đại Cồ Việt - Quay đầu tại đối diện số nhà 36 Đại Cồ Việt - Đại Cồ Việt - Hoa Lư - Lê Đại Hành - Thái Phiên - Phố Huế - Nguyễn Công Trứ - Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ.

Tuyến 26: Mai Động - SVĐ Mỹ Đình

Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h30.

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, trước cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) - Nguyễn Tam Trinh - Cầu Mai Động - Kim Ngưu - Thanh Nhàn - Lê Thanh Nghị - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Quay đầu tại cổng nghĩa trang Mai Dịch - Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ - Sân vận động Quốc Gia.

Lộ trình chiều về: Sân vận động Quốc Gia - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Xã Đàn - Đường trên hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt - Trần Đại Nghĩa - Lê Thanh Nghị - Thanh Nhàn - Kim Ngưu - Tam Trinh - Cầu Ku1 - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, qua cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2).

Tuyến 35: Trần Khánh Dư - Mê Linh

Thời gian hoạt động: 5h05 - 21h00 (Trần Khanh Dư) ; 05h20 - 20h35 ( Mê Linh)/ CN: 5h00 - 20h20 (Trần Khánh Dư) ; 5h00 - 20h21 (Mê Linh).

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 100 phút.

Giá vé: 9000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Trần Khánh Dư (Trạm trung chuyển xe buýt Trần Khánh Dư) - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Đại Cồ Việt - Hầm Kim Liên - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Đường Bắc Thăng Long Nội Bài - Ngã Tư Nam Hồng - rẽ phải vào QL23B - quay đầu tại đảo tròn phía Đông Anh - cầu vượt Nam Hồng - Quốc Lộ 23B - Xã Đại Thịnh - Trung tâm huyện Mê Linh - Mê Linh (Cổng bệnh viện đa khoa Mê Linh).

Lộ trình chiều về: Mê Linh (Cổng bệnh viện đa khoa Mê Linh) - Trung tâm huyện Mê Linh - Xã Đại Thịnh - Quốc lộ 23 - Tiền Phong - Ngã tư Nam Hồng - Đường Bắc Thăng Long Nội Bài - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Bãi đỗ xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn - Đào Tấn - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh_Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Hoàng Tích Trí - Xã Đàn - Hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài - Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh - Tràng Tiền - Trần Khánh Dư (Trạm trung chuyển xe buýt Trần Khánh Dư).

Tuyến 44: Trần Khánh Dư - BX Mỹ Đình

Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Tăng Bạt Hổ - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tây Sơn - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình.

Lộ trình chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thuý - Vũ Trọng Phụng - Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Lò Đúc - Yecxanh - Trần Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư.

Tuyến 51: Trần Khánh Dư - CV Cầu Giấy

Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00.

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Lạc Trung - Thanh Nhàn - Võ Thị Sáu - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc- Tây Sơn - Thái Thịnh- Láng Hạ - quay đầu tại gầm cầu vượt Láng Hạ- Láng Hạ - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Khu đô thị Trung Yên - Vũ Phạm Hàm - Trung Kính - Trần Thái Tông - Duy Tân - Công Viên Cầu Giấy.

Lộ trình chiều về: Công Viên Cầu Giấy - Duy Tân - Trần Thái Tông - Trung Kính - Khu đô thị Trung Yên - Trung Hoà - Trần Duy Hưng - Quay đầu tại cục Tần Số - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thuý - Lê Văn Lương - Láng Hạ- Thái Thịnh- Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Đại Cồ Việt- Trần Khát Chân - Võ Thị Sáu - Lạc Trung - Kim Ngưu - Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư./.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Học phí Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
  • Học phí Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Học phí Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
  • Học phí Đại học Tiền Giang
  • Học phí Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Học phí Đại học Mỹ thuật Việt Nam
  • Học phí Đại học Hoa Lư

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Học phí Học viện Ngân hàng 2022 - 2023. Hy vọng đây là thông tin hữu ích giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trường học và ngành học phù hợp. Có thể thấy, bên cạnh việc tìm hiểu chi tiết điểm chuẩn thì học phí cũng là vấn đề đáng được quan tâm, bởi học phí cũng là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình hoàn thành chương trình học của các sinh viên. Các bạn cũng nên tham khảo thêm học phí của các trường khác để có thêm những hiểu biết cũng như lựa chọn cho mình trường và ngành học thích hợp nhất.

Để biết thêm thông tin học phí các trường đại học khác, mời các bạn theo dõi tại chuyên mục: Thi THPT Quốc gia. VnDoc sẽ cập nhật nhanh chóng và chính xác các thông tin về điểm sàn, điểm chuẩn, thông tin về các trường đại học cao đẳng để các bạn tiện theo dõi.