Hướng dẫn bổ sung glucosamine

Hiện nay, độ tuổi mắc phải các bệnh về xương khớp đang có xu hướng ngày càng thấp đi. Nguyên nhân có thể là do vận động quá sức, làm việc nặng thường xuyên, không đúng tư thế. Hay đơn giản là do khẩu phần ăn hàng ngày thiếu các dinh dưỡng thiết yếu cho xương. Là thành phần không thể thiếu trong các mô đệm của khớp và sụn xương, glucosamine rất cần được bổ sung cho cơ thể. Nhất là đối với người lớn tuổi và người trẻ đang gặp các vấn đề liên quan tới xương khớp.

  • Tổng quan về Glucosamine
    • Glucosamine là gì?
    • Glucosamine có những tác dụng gì?
      • Bôi trơn sụn khớp, giảm nhức mỏi xương
      • Ngăn chặn xơ cứng sụn khớp
      • Các tác dụng khác
    • Glucosamine có trong thực phẩm nào?
  • Cách dùng Glucosamine để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Liều lượng khuyên dùng là bao nhiêu?
    • Thời gian tốt nhất để uống Glucosamine
    • Những tác dụng phụ
  • Glucosamine Nhật Bản loại nào tốt?

Tổng quan về Glucosamine

Glucosamine là gì?

Glucosamine vốn là một trong các nhóm đường amino axit có trong cơ thể. Các nhóm đường này không phải chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho suy nghĩ và vận động như đường glucozo. Mà chuyển cấu trúc lên các cacbonhydrat hình thành các mô trong cơ thể. Theo đó, đường glucosamine vô cùng đặc biệt vì nó được tìm thấy trong và xung quanh các chất lỏng, mô đệm của khớp.

Hướng dẫn bổ sung glucosamine
Công thức hóa học của glucosamine

Các dạng thường gặp bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Thông thường, tất cả các loại glucosamine đều được cơ thể tự tổng hợp thông qua các bữa ăn hằng ngày.

Glucosamine có những tác dụng gì?

Bôi trơn sụn khớp, giảm nhức mỏi xương

Nhờ có các mô đệm và các chất nhờn bôi trơn, hệ xương khớp của cơ thể mới hoạt động trơn tru, linh hoạt. Khi độ tuổi tăng lên, sụn khớp sẽ bị lão hóa, khả năng tổng hợp dinh dưỡng của cơ thể kém đi. Các mô đệm và chất nhờn đã cũ không được thay thế kịp thời khiến cho người lớn tuổi dễ mắc các bệnh như: cứng khớp, đau mỏi xương khớp,…

  • Tham khảo ngay: Hướng dẫn cách uống glucosamine- Uống lúc nào tốt nhất?
Hướng dẫn bổ sung glucosamine
Glucosamine giúp làm giảm sưng đau khớp

Ở người trẻ, khi hoạt động quá sức và làm việc lâu ở một tư thế, các mô đệm cũng sẽ bị mài mòn nhiều hơn. Cơ thể không thể tổng hợp đúng lúc gây lên các triệu chứng đau xương khớp đáng lẽ chỉ gặp ở người già. Lúc này, điều cần làm chính là bổ sung glucosamine kịp thời. Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô và chất nhờn bôi trơn sụn khớp. Còn giúp làm giảm ngay các triệu chứng đau nhức do viêm khớp, thoái hóa khớp và thấp khớp.

Ngăn chặn xơ cứng sụn khớp

Các nghiên cứu của những nhà khoa học hàng đầu còn cho thấy: Glucosamine có khả năng ngăn chặn quá trình xơ cứng xương khớp. Cũng như phòng ngừa các bệnh về khớp trong tương lai. Thành phần dưỡng chất này sẽ gây ức chế sản sinh các men sinh học như stromelysin và collagenase. Loại men này ăn mòn sụn khớp, gây khô khớp. Khiến khớp xương tạo ra những âm thanh lục cục khi bạn vận động.

Các tác dụng khác

Ngoài vai trò quan trọng với hệ xương khớp, tác dụng của glucosamine còn được phát huy ở các nơi khác. Như hỗ trợ điều tiết chất nhầy trong hệ tiêu hoá, đường hô hấp và cơ quan tiết niệu. Hay gặp trong các phương thuốc điều trị các bệnh liên quan đến viêm đường ruột, đa xơ cứng ở phổi, viêm bàng quang kẽ,…

Glucosamine có trong thực phẩm nào?

Trong tự nhiên, glucosamine được tìm thấy ở lớp vỏ cứng của các động vật có vỏ, hải sản, nấm, sữa… Thông qua đường ăn uống, cơ thể sẽ tự tổng hợp dưỡng chất này. Tuy nhiên, càng về già khả năng tự tổng hợp dinh dưỡng sẽ yếu đi. Khiến cơ thể không hấp thụ đủ lượng chất cần thiết.

Hướng dẫn bổ sung glucosamine
Các thực phẩm tự nhiên bổ dưỡng cho xương khớp và giàu glucosamine

Trong điều chế thực phẩm bổ sung glucosamine, các nhà nghiên cứu thường chiết xuất hợp chất này vỏ tôm, cua, cá, nấm, hoặc sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Hai dạng thường gặp ở dạng chiết xuất sẵn là glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Đối với điều trị và phòng ngừa các bệnh xương khớp, hiệu quả lớn nhất thường đến từ glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với Chondroitin. Đây cũng là công thức thường được sử dụng ở các sản phẩm bổ sung glucosamine Nhật.

Cách dùng Glucosamine để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp

Hướng dẫn sử dụng

Khi sử dụng glucosamine, bạn cần nhất định tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Không nên tự ý kết hợp nhiều loại khác nhau hay sử dụng quá liều lượng khuyên dùng. 

Người có tiền sử dị ứng hải sản, đái tháo đường hay hạ đường huyết cần cực kỳ thận trọng. Vì với thành phần chiết xuất chủ yếu từ vỏ hải sản, thực phẩm bổ sung này có thể gây các phản ứng dị ứng. Đối với người có tiền sử tiểu đường hay mắc bệnh tiểu đường, glucosamine có thể gây tăng đường huyết. Làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng bệnh, hay phản ứng với các thành phần thuốc điều trị. Trong các trường hợp này, tốt nhất nên xin ý kiến chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Và có quá trình dùng thử để xem phản ứng của cơ thể.

Liều lượng khuyên dùng là bao nhiêu?

Trong hầu hết các nghiên cứu, liều lượng glucosamine được khuyên dùng là từ 1200-1500mg/ngày cho cơ thể người trưởng thành. Khi kết hợp với chondroitin thì liều khuyên dùng là 1200mg đã đủ để phát huy tốt nhất hiệu quả giảm đau xương khớp.

Thời gian tốt nhất để uống Glucosamine

Glucosamine loại tốt nhất cần được điều chế từ các thành phần tự nhiên và tổng hợp dưới dạng viên uống.

Hướng dẫn bổ sung glucosamine
Các dạng viên uống rất dễ bảo quản

Hầu hết các loại thực phẩm bổ sung glucosamine trên thị trường hiện nay đều là dạng viên uống. Vì hình thái này sẽ dễ bảo quản và dễ sử dụng nhất. Thời gian tốt nhất để dùng là cùng hoặc sau khi ăn, lúc này dạ dày sẽ hoạt động mạnh mẽ để tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy dược tính được hấp thụ toàn bộ vào bên trong cơ thể. Và chỉ nên dùng khi bạn trên 25 tuổi hoặc có sự tư vấn, chỉ định của bác sỹ, dược sỹ. Khi đã dùng thì nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều canxi như hải sản, phô mai, whey protein,… Giảm khẩu phần đường, muối. Tránh dùng các thực phẩm chứa carbonhydrate tinh chế, nhiều chất béo, rượu bia và các chất kích thích khác. Bổ sung thêm rau và uống đủ nước.

Những tác dụng phụ

Tác dụng phụ của glucosamine gây ra thường do nguyên nhân dùng quá liều lượng hoặc sử dụng cho những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng. Những tác dụng phụ thường gặp là táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, phát ban,…

Ngoài ra, về mặt dược hiệu, glucosamine có thể ảnh hưởng đến công dụng của các loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau,… Nên tránh sử dụng cùng lúc với các loại thuốc này vì xung đột dược hiệu.

Glucosamine tốt nhất Nhật Bản hay được đề cử thì có Viên uống Glucosamine Orihiro 1500mg. Mỗi viên uống chứa 1500mg glucosamine chiết xuất từ vỏ tôm, cua biển tự nhiên. Tỷ lệ trong viên uống glucosamine của Nhật dựa trên thể trạng của người châu Á. Nên rất thích hợp cho người Việt Nam. 

Ngoài ra, trong công thức viên uống còn bổ sung thêm các dưỡng chất khác như collagen, mầm đậu nành, canxi, magie, kẽm,… Những chất này bổ sung dinh dưỡng cho việc phục hồi xương và sụn khớp. Thúc đẩy các cơ quan tái sinh tế bào và phục hồi nhanh các mô đang bị tổn thương. Đặc biệt là collagen giúp nuôi dưỡng xương khớp và chất nhờn bôi trơn khớp.

Hướng dẫn bổ sung glucosamine
Sử dụng thực phẩm bổ sung glucosamine để xương khớp khỏe mạnh sau tuổi 40

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp thì rất nên dùng thử viên uống bổ sung Glucosamine Orihiro được nhập khẩu trực tiếp từ đất nước hoa anh đào. Sản phẩm đang có hàng sẵn tại cửa hàng Japon Store – Hàng Nhật chất lượng! Chúng tôi cam kết chỉ bán hàng chính hãng nội địa Nhật.

Xem thêm

  • Cách tái tạo collagen cho da mặt hiệu quả
  • Mẹ sau sinh cho con bú có uống được collagen không?
  • 8 loại thực phẩm giúp tóc nhanh dài và khỏe hơn
  • 3 loại tảo Nhật tốt nhất hiện nay
  • Bật mí cách sử dụng tinh chất hàu Nhật giúp lấy lại “bản lĩnh” nam giới