Hướng dẫn giải bài tập kinh tế doanh nghiệp

Hướng dẫn giải bài tập kinh tế doanh nghiệp

  • Hướng dẫn giải bài tập kinh tế doanh nghiệp

    HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

    • Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.

    • Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.

    • Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.

    HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NGUYỄN VĂN NGỌC – PGS. TS. HOÀNG YẾN

    ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

    Khi nghiên cứu bất kỳ môn học nào, bạn đều phải trải qua hai công đoạn: thu lượm kiến thức và luyện tập khả năng vận dụng. Là sinh viên, bạn thu lượm kiến thức thông qua việc nghe giảng, đọc giáo trình và tài liệu liên quan. Để rèn luyện và nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã thu lượm được, bạn tóm tắt và ghi nhớ những điều đã học, sau đó suy nghĩ để trả lời các câu hỏi và giải bài tập. Khi thực hiện công đoạn hai này, bạn có thể gặp phải một số khó khăn.

    Có thể bạn không biết bản tóm tắt của mình đã bao gồm hết nội dung chủ yếu chưa. Cũng có thể bạn không biết cách trả lời câu hỏi và giải bài tập. Ngay cả khi làm được điều đó, có thể bạn vẫn băn khoăn không biết mình đã đi đến kết quả đúng chưa.
     

    Cuốn sách Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô này giúp bạn tháo gỡ những khó khăn đó khi học môn kinh tế vĩ mô. Cuốn sách trả lời tất cả các câu hỏi ôn tập và giải tất cả các bài tập vận dụng ghi trong phần cuối của mỗi bài giảng trong cuốn Bài giảng Kinh tế vĩ mô. Để tạo thuận lợi cho bạn khi sử dụng cuốn sách này, nhóm tác giả đã cho in lại cả phần tóm tắt nội dung, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng trong cuốn Bài giảng kinh tế vĩ mô. Cách làm này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bạn khi nghiên cứu cuốn sách: bạn không cần có cuốn Bài giảng Kinh tế vĩ mô bên cạnh khi nghiên cứu nó. Hy vọng cuốn sách này sẽ hữu ích và trở thành người bạn gần gũi của bạn!".

    MỤC LỤC

    Bài 1: Tổng quan về kinh tế vĩ mô

    Bài 2: Số liệu kinh tế vĩ mô

    Bài 3: Sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân

    Bài 4: Tăng trưởng kinh tế

    Bài 5: Thất nghiệp

    Bài 6: Tiền tệ và lạm phát

    Bài 7: Nền kinh tế mở

    Bài 8: Giới thiệu những biến động kinh tế

    Bài 9: Tổng cầu I

    Bài 10: Tổng cầu II

    Bài 11: Tổng cung

    Bài 12: Cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô

    Bài 13: Nền kinh tế mở trong ngắn hạn

    Bài 14: Lý thuyết về chu kỳ kinh doanh thực tế

    Bài 15: Tiêu dùng

    Bài 16: Bàn về vấn đề nợ chính phủ

    Bài 17: Đầu tư

    Bài 18: Cung tiền và cầu tiền

    Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!

    Bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án | Kinh tế vĩ mô là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn nó nghiên cứu sự tương tác giữa sự đầu tư vốn với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân. Cùng Kế toán Việt Hưng giải đáp 5 dạng bài tập cơ bản ngay dưới đây.

    Bạn đang xem: Hướng dẫn làm bài tập kinh tế vi mô

    Bài tập kinh tế vĩ mô có lời giải tham khảo mới nhất 2

    Nội dung bài viết


    1. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm tổng chi phí

    Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là TC=Qbình+Q+169 trong đó Q là sản lượng sản phẩm con TC đo bằng $

    a. Hãy cho biết FC,VC,AVC,ATC,và MC

    b. Nếu giá thị trường là 55$,hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thuđược

    c. Xác định sản lượng hòa vốn của hãng

    d. Khi nào hãng phải đóng cử sản xuất

    e. Xác định đường cung của hãng

    f. Giả sử chính phủ đánh thuế 5$/đơn vị sp thì điều gì sẽ xảy ra?

    g. Khi mức giá trên thi trường là 30$ thì hàng có tiếp tục sản xuất ko và sản lượng là bao nhiêu?

    BÀI GIẢI

    a/ FC:chi phí cố định, là chi phí khi Q= 0, FC = 169

    VC là chi phí biến đổi, = TC – FC = Q bình + Q

    AVC:chi phí biến đổi trung bình, = VC/Q = Q+1

    ATC: chi phí trung bình = AVC+AFC hay = TC/Q = Q+1+169/Q

    MC: chi phí biên, = (TC)’ = 2Q+1

    b/ Giá P = 55, để tối đa hóa lợi nhuận, MC=P

    c/Hòa vốn khi TC=TR PQ=TC

    55P= Q bình +Q+169 => Q= 50,66 hay Q = 3,33

    d/ Hãng đóng cửa khi P

    Mà ATC = Q+1+169/ Q

    Lấy đạo hàm của ATC = 1 – 169/Q bình

    => Q= 13 => ATC min = 27

    Vậy khi giá

    e/Đường cung của hãng là đường MC, bắt đầu từ điểm đóng cửa P=27 trở lên.

    f/ Nếu CP đánh thuế 5$ thì chi phí sản xuất ở mỗi mức sẽ tăng lên 5$. Đường cung dịch lên trên, điểm đóng cửa dịch lên thành 32.

    g/Khi giá là 30, nếu như sau khi đánh thuế thì sẽ không sản xuất vì nó ở dưới điểm đóng cửa là 32.

    Còn trước khi đánh thuế giá là 32 thì vẫn sẽ sản xuất.

    NSX sẽ sản xuất sao cho MC=P

    2Q+1 = 32 => Q= 15,5

    2. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm cầu và hàm số cung

    Hàm cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây cầu: P=-1/2Q+100; cung: P=Q+10 (P: đồng, Q:kg)

    a. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường

    b. Hãy tính độ co giản của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng cảu thị trường

    c. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thặng dư toàn xã hội. Giả sử chính phủ đánh thuế 5đồng/đvsp.Tổn thất xã hội do thuế gây ra là bao nhiêu? vì sao lại có khoản tổn thất đó?

    d. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoan tổn thất này?

    BÀI GIẢI

    a) Tại điểm cân bằng: PE=PS=PD, QE=QS=QD

    => Giải pt cung cầu có: PE=70 VÀ QE=60

    b) Ed= Q’d*P/Q= – 2,33, Es= Q’s*P/Q= 1,167

    c) Vẽ hình ra có : CS= 900, PS=1800

    => NSB=CS+PS=2700 G/S CP đánh thuế vào người sản xuất là : t= 5=> PS=Q+15

    Điểm cân bằng mới: PE’=71.67, QE’=56,67

    Giá mà người tiêu dùng phải trả: PD= Giá cân bằng sau thuế = 71,67

    Giá mà người sản xuất phải trả: PS= 71,67- T=66,67 CS=802,73, PS= 1605,74=> NSB= 2408,47

    Phần mất không là: 291,53

    d) PC= 50 => QD=100,QS=40=> DWL= 300 

    3. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm AVC 

    1 doanh nghiệp trong thj trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 10 trong do AVC đơn vị là USD . Q là đơn vị 1000 sản phẩm.

    a) Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp

    b) Khi gia bán của sản phẩm la 22 USD thì doanh nghiệp hòa vốn . Tính chi phí cố định của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1000 usd chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu

    c) Nếu chính phủ trợ cấp 2 USD trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng nào tính lợi nhuận thu được.

    Xem thêm: Khung Cửa Sổ Hai Nhà Cuối Phố Chẳng Hiểu Vì Sao, Huong Tham (Testo)

    BÀI GIẢI

    a. Ta có:

    VC = AVC.Q = 2Qbình + 10Q

    MC = (VC)’ = 4Q + 10

    Do đây là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo => Ps= MC = 4Q + 10.

    Vậy đường cung của doanh nghiệp có phương trình là Ps = 4Q + 10.

    b. Doanh nghiệp hòa vốn =>> TR = TC P.Q = VC + FC.

    22.Q = 2Qbình + 10Q + FC

    FC = 12Q – 2Qbình

    Từ câu a, ta có Ps = 4Q + 10 => Q = (P – 10)/4 = (22 – 10)/4 = 3

    Thay Q = 3 vào ta được: FC = 12.3 – 2.3bình = 18 (nghìn USD)

    Ta có: TC = VC + FC = 2Qbình + 10Q + 18

    Lợi nhuận doanh nghiệp thu được:

    TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18)

    (1) Khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định: TP = TR – TC2 = P.Q – (2Qbình + 10Q + 17)

    (2) Từ (1) và (2) suy ra, khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 1000USD. Trước khi tiết kiệm, doanh nghiệp hòa vốn, vậy sau khi tiết kiệm, tổng doanh thu của doanh nghiệp là 1000USD.

    c. Khi chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp 2$/ 1 sản phẩm:

    MCe = MC – e = 4Q + 10 – 2

    => MCe = 4Q + 8.

    Trước khi có trợ cấp thì doanh nghiệp đang hòa vốn. Lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp luôn nhằm để tối đa hóa lợi nhuận, do đó:

    P = MCe => 22 = 4Q + 8 => Q = 3,5 (nghìn sản phẩm)

    Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được:

    TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18 – 2Q)

    = 22.3,5- (2.3,5bình + 10.35 + 18 – 2.3,5) = 6,5 (nghìn $)

    4. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm lợi ích

    Một người tiêu dùng có hàm lợi ích : U = 1/2 X.Y và ông ta có khoản thu nhập 480$. Để mua X, Y với Px = 1$, Py= 3$.

    a. Để tối đa hoá lợi nhuận với thu nhập đã cho, ông ta sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X? bao nhiêu Y?. Tính lợi ích thu được

    b. Giả định thu nhập ông ta giảm chỉ còn 360$, kết hợp X, Y được mua là bao nhiêu để lợi ích tối đa. Tìm lợi ích đó.

    c. Giả định rằng giá của Y không đổi, giá X tăng thêm 50% thì kế hợp X, Y được chọn là bao nhiêu để lợi ích tối đa hoá với I = 360$.

    BÀI GIẢI

    a. Ta có:I=X.Px+Y.Py =>480=1X+3Y (1)

    Đồng thời thì điều kiện để tối đa hóa lợi nhuậnh thì: (MUx/Px)=(MUy/Py) =>(0,5Y/1)=(0,5X/3) (2)

    Từ (1) và(2) ta có: X=210 và Y=80

    Lợi ích là:TU=0,5.210.80=8400

    b. Khi thu nhập giảm còn 360 thì 360=1X+3Y (1”)

    Từ (1”) và (2) ta được hệ phương trình => Giải ra ta được tương tự

    c. Vì giá hàng hóa X tắng lên 50% nên Px”=1,5

    Hệ phương trình: 360=1,5X+3Y và (0,5Y/1,5)=(0,5X/3)

    => X=120 ,Y=60

    5. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm cầu

    Một hãng sản xuất có hàm cầu là:Q=130-10P

    a) Khi giá bán P=9 thì doanh thu là bao nhiêu? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.

    b) Hãng đang bán với giá P=8,5 hãng quyết định giảm già để tăng doanh thu.quyết định này của hãng đúng hay sai? Vì sao?

    c) Nếu cho hàm cung Qs=80, hãy tính giá và lượng cân bằng? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và cho nhận xét.

    a) Ta có: P=9 thay vào pt đường cầu ta được: Q=130-10×9=40.

    Ta lại có TR=PxQ= 9×40= 360

    Vậy khi giá bán là P=9 thì doanh thu là TR= 360.

    Ta có: Q= 130-10P => (Q)`= -10

    Độ co giãn của đường cầu = (Q)`x P\Q= -10×9\40= -2,25

    Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 2,25%

    b) Khi giá là P= 8,5 thì lúc đó lượng cầu sẽ là Q=130-10×8,5=45 Lúc đó doanh thu sẽ là TR= 8,5×45=382,5 Vậy khi hãng quyết định giảm giá thì doanh thu đạt được lớn hơn. Quyết định của hãng là đúng.

    c) Tại vị trí cân bằng ta có:

    Qd=Qs

    130-10P=80

    10P=50

    P =5

    =>Pe=5. Qe=Qs=80.

    Vậy mức giá cân bằng là P=5, mức sản lượng cân bằng là Q=80

    Độ co giãn của dừong cầu= -10×5/80= -0,625.

    Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng sẽ thay đổi 0,625%.

    TẢI VỀ Các dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án

    Trên đây là 5 dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ đến các bạn!