Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Giới thiệu

Nguồn gốc của cờ úp

Như các bạn cũng đã biết, đánh cờ là trò chơi trí tuệ đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Còn về “Cờ Úp”, mới chỉ được biết đến hai ba mươi năm trở lại đây. “Cờ Úp” không phải là một môn hoàn toàn mới, nó chỉ là một biến thể của môn cờ tướng. Ban đầu, cờ úp là một môn thể thao xuất phát từ Hồng Kông Trung Quốc, kỳ thủ nổi tiếng nhất là ông Triệu Nhữ Huyền. Sau lan dần qua các nước như Việt Nam, Singapore, …

Cờ úp hiểu nôm na là các quân cờ bị lật úp xuống, trừ hai quân tướng được ngửa mặt lên, xếp đúng vị trí”. Còn lại, các quân khác bị úp mặt và được xếp ngẫu nhiên vô các vị trí như bình thường. Chẳng hạn, tại vị trí quân xe, lúc úp xuống, nước đi đầu tiên nó sẽ được đi theo cách của quân xe. Đi xong nước đó, người chơi mới được ngửa mặt quân này lên. Lúc đó, nó sẽ được “hóa kiếp”: có thể là quân tốt, hoặc quân mã, hoặc có thể là đúng quân xe. Từ đó trở đi, quân cờ này sẽ đi theo cách thông thường của nó.

Bởi đặc điểm đó, thế trận “cờ úp” luôn biến hóa khôn lường. Bên cạnh đó “cờ úp” có có nhiều luật lệ riêng. Ví dụ, đôi khi sĩ – tượng là “cận vệ” của tướng, theo luật cờ tướng chỉ ở nhà giữ cung, thì nay bỗng nhảy vọt qua sông, xông pha chiến trận ầm ầm…

Luật chơi

Bàn cờ

Cờ úp sử dụng bàn của cờ tướng, là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành.

Sông: Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau.

Cung Tướng: Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo hình chữ X.

Cách đi quân

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, ban đầu các quân cờ sẽ được úp xuống, ngoại trừ quân tướng. Lúc chưa lật quân, quân cờ úp nằm ở vị trí nào sẽ đóng vai trò ở vị trí đó, khi lật mở quân đó mới đi theo đúng bản chất quân. Như vậy tính ra là có 4 quân xe trên bàn cờ nếu 2 quân xe được úp xuống không trùng với vị trí xếp xe. Bảy loại quân có ký hiệu và cách đi như sau:

Tướng

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Tướng (hay Soái)

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Nước đi của tướng

Tướng duy nhất được lộ mặt. Mỗi nước đi một ô, đi ngang hoặc dọc và chỉ được di chuyển trong phạm vi cung. Hai tướng cũng không được nhìn thấy mặt nhau như trong cờ tướng.

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Quân Sĩ

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Nước đi quân Sĩ

Sĩ đi chéo từng ô một. Sĩ được phép sang sông chiến đấu, nên người ta mới gọi là “Sĩ chiến”

Tượng

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Quân Tượng

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Nước đi quân Tượng

Tượng đi chéo 2 ô (ngang 2 hoặc dọc 2). Tượng được phép qua sông sang phần đất của đối phương, gọi là “Tượng Chiến”. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.

Tùy vào vị trí lúc được ngửa mặt, dân chơi cờ úp chia ra 2 loại Tượng. Tượng dùng để chiếu tướng và tượng dùng để khóa ( cấm ) tướng.

Xe

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Quân xe

Xe đi ngang hay dọc không giới hạn trên bàn cờ, miễn không bị quân khác cản đường đi. Trong cờ Úp, xe được xem là quân cờ mạnh nhất.

Pháo

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Quân pháo

Pháo đi giống như xe, có thể di chuyển ngang hoặc dọc tới những điểm không bị chặn. Điểm khác biệt cần chú ý với Pháo là khi ăn quân cờ của đối phương phải vượt qua một quân cờ khác. Pháo mạnh nhất là sử dụng ở giai đoạn trung cuộc.

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Quân Mã

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Nước đi quân Mã

Mã đi thẳng một ô và đi tiếp chéo một ô. Nếu có bị cản trên đường đi thẳng thì mã không thể thực hiện được nước đi đó.

Tốt

Hướng dẫn kinh nghiệm chơi cờ úp

Quân Tốt

Tốt đi một ô mỗi nước, Tốt không được đi lùi. Khi chưa qua được sông, tốt chỉ có thể di chuyển thẳng 1 nước. Khi qua sông rồi, tốt có thể di chuyển ngang hoặc dọc 1 nước. Tốt thường dùng để ăn quân úp , cứu quân bị “cấm” hoặc khống chế.

Một số thuật ngữ thường dùng trong cờ úp

  • Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí được giữ bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
  • Trống Tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.
  • Chiếu tướng: Bất kỳ nước đi nào làm cho Tướng của đối phương bị ăn ở nước tiếp theo.
  • Quân được bảo vệ: Một quân bị đuổi được gọi là bảo vệ nếu quân đuổi của đối phương nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước tiếp. Ngoại trừ trường hợp là Xe không bao giờ được gọi là được bảo vệ khi nó bị đuổi bởi Pháo hay Mã của quân đối phương.

Kết thúc ván cờ

  • Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt Tướng) và đối phương không còn khả năng đỡ. Bên chiếu tướng thắng.
  • Hết nước đi: Nếu một bến tới lượt đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua.
  • Xin thua: Người chơi xin đầu hàng và chấp nhận thua ván chơi.
  • Cầu hòa: Người chơi cầu hòa và đối phương đồng ý. Ván chơi được xử hòa.

Cờ Úp ngoài yếu tố “hên xui” tức là khi mở quân úp ra có phải quân cờ mạnh hay không? có đúng với ý đồ hay không? (cảm nhận để kết quân ở vị trí chiến lược : tấn công và phòng thủ) thì yếu tố Cờ bàn vô cùng quan trong. Vì thế các bạn có thể thấy các cao thủ cờ Úp đều là những người có lực cờ truyền thống rất mạnh.

Ví dụ như Miền Nam có Trềnh A Sáng, Nguyễn Hoàng Lâm ( Lâm tay dài ), … đều là tinh anh của làng cờ Việt. Miền Bắc có Trần Hữu Bình ( Bình Thanh Hóa ), Hoàng Diệu Linh ( Linh buzi ), Đình Quang Hưng ( Hưng rắn nước), … cũng là những tay cờ có sức tính toán cờ “ngửa” rất cao.

Do đó để chơi cờ Úp lên một tầm cao thì đòi hỏi người chơi phải luyện tập trau dồi kiến thức để có nền tảng cờ Bàn ( cờ truyền thống ) tốt , vững vàng để áp dụng chơi cờ Úp.

Cùng xem video ván đại chiến cờ úp rất ảo diệu bên dưới

Nguyên tắc chung

Ưu tiên mở quân hàng trên ( tức là mở 5 con tốt ), sau đó mới đến hàng dưới. Chú ý khống chế quân Úp đối phương ( khống quân, không cho mở ) rất quan trọng, không tùy tiện ăn quân nằm ở vị trí đã bị “cấm” – “quân chết”.

Nếu bị cấm nắp, có thời cơ thì hi sinh quân nhỏ ( tốt , sĩ , tượng , pháo , mã ) để cứu nắp ( đặc biệt cứu Xe ).

Hai quân Xe “úp” dùng để phòng thủ , đa số chỉ sử dụng ờ giai đoạn cờ tàn hoặc lúc cấp bách ( mở thêm quân chiến , ” quay nhanh ” để đánh cục hoặc đỡ cục ).

Hai quân Pháo “úp” cũng vậy, không tùy tiện sử dụng ngay nếu như chưa đến thời cơ để tấn công vì đôi pháo này có tác dụng phòng thủ chắc chắn. Khi mở pháo giả thì phải tính toán khả năng xác xuất là quân gì, đôi khi cũng là cảm nhận ( kết quân ), nếu đắc ý thì sẽ rất có lợi cho việc tấn công đối phương.