K thực quản là gì

Ở giai đoạn đầu, ung thư thực quản thường diễn biến thầm lặng hoặc có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. Do đó, người bệnh thường có tâm lý chủ quan và đến khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, đồng thời hiệu quả điều trị bệnh không cao. Dưới đây là những dấu hiệu ung thư thực quản mà bạn không nên bỏ qua để kịp thời thăm khám, phát hiện bệnh sớm.

1. Những dấu hiệu ung thư thực quản không thể bỏ qua

Thực quản có dạng ống và là cơ quan đảm nhiệm vai trò đưa thức ăn từ hầu họng xuống dạ dày. Có 2 loại ung thư thực quản, đó là ung thư biểu mô vảy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và ung thư biểu mô tuyến thường xuất phát từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản.

Ung thư thực quản thường diễn biến thầm lặng ở giai đoạn đầu.

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư thực quản. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng với những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh dưới đây:

- Độ tuổi: Bệnh ung thư thực quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng người cao tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn. Trên thực tế, bệnh thường xảy ra ở những trường hợp trên 60 tuổi.

- Giới tính: Ung thư thực quản có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn, với tỉ lệ mắc bệnh ở nam/nữ là 4:1.

- Di truyền: Nhiều bệnh nhân mắc ung thư thực quản là do di truyền. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh, đặc biệt là người bố mắc bệnh, thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.

- Thói quen hút thuốc lá: Đây là một thói quen gây hại cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, hút thuốc lá cũng được cho là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Uống rượu bia là yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh.

- Thường xuyên uống bia rượu: Ngoài thuốc lá thì rượu bia cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Những người thường xuyên uống rượu bia sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

- Bệnh viêm thực quản Barrett: Những người bị loét thực quản nhiều năm có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư. Khi dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản, những tổ chức ở đáy thực quản có thể bị hoại tử và phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Bên cạnh đó, một số tình trạng như thường xuyên sử dụng một số chất phụ gia hoặc nuốt phải chất acide hoặc gây hoại tử niêm mạc dạ dày cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

- Những trường hợp bị ung thư vùng đầu mặt cổ sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản.

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển thì người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu ung thư thực quản như sau:

- Nuốt đau, nuốt nghẹn: Khi ăn, bệnh nhân cảm giác bị vướng ở vùng thực quản. Lúc đầu, tình trạng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân ăn những loại thực ăn dạng đặc như thịt, cá,… Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị nuốt nghẹn ngay cả khi ăn những loại thức ăn dạng lỏng, mềm, chẳng hạn như cháo, súp, canh hoặc thậm chí là uống sữa. Thông thường biểu hiện này xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Nuốt nghẹn là dấu hiệu ung thư thực quản.

- Đau tức vùng ngực: Biểu hiện này thường gặp khi ăn.

- Nôn: Có thể xảy ra khi đang ăn hoặc sau khi ăn. Biểu hiện này thường diễn ra khi tình trạng nuốt nghẹn đã rất rõ rệt. Chất nôn có thể kèm theo dịch vị hoặc có lẫn máu.

- Tăng tiết nước bọt.

- Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.

- Ho kéo dài hoặc ho ra máu.

- Sút cân: Khi khó khăn trong việc ăn uống, người bệnh sẽ dễ bị sút cân, thiếu máu, suy kiệt,…

- Trong trường hợp những khối u ung thư thực quản di căn đến những bộ phận khác thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như ho, khàn tiếng, đau bụng, ngực,…

2. Những phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản

Để chẩn đoán bệnh ung thư thực quản, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số các loại xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như sau:

- Nội soi thực quản: Đây là phương pháp giúp quan sát được rõ hình ảnh của thực quản, phát hiện và xác định được vị trí cũng như kích thước khối u ung thư.

Nội soi để chẩn đoán ung thư thực quản.

- Chụp X – quang: Thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện nội soi thực quản. Hình ảnh kết quả chụp X-quang sẽ cho biết những bất thường đang xảy ra bên trong thực quản.

- Chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra về tình trạng xâm lấn của tế bào ung thư đến những cơ quan khác ra sao.

- Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u thường được thực hiện trong quá trình chẩn đoán bệnh và theo dõi sau điều trị bệnh.

- Sinh thiết nếu có nghi ngờ ung thư: Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô bệnh qua ống nội soi và sau đó phân tích dưới kính hiển vi để xác định, chẩn đoán bệnh.

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư thực quản.

Nếu nghi ngờ có dấu hiệu ung thư thực quản hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn nên đến các bệnh viện để thực hiện kiểm tra, tầm soát bệnh. Lưu ý, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 26 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh sẽ là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Bệnh viện tự hào là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và được đầu tư quy mô về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khám chữa bệnh. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện luôn cam kết về chất lượng kết quả. Đặc biệt MEDLATEC còn vinh dự đạt được những chứng chỉ danh giá, đó là chứng ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ và chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.

Để đăng ký đặt lịch khám sớm, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Ung thư thực quản (UTTQ) là một trong những loại bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Nếu phát hiện muộn bệnh sẽ rất khó điều trị, tiên lượng xấu. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm của bệnh bạn nên biết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

1. ung thư thực quản nguy hiểm như thế nào?

Trước hết, bạn cần hiểu, thực quản chính là một cơ quan của hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ đưa thức ăn và chất lỏng từ họng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính nằm tại các tế bào biểu mô của thực quản.

UTTQ sẽ được chia thành hai loại, tùy thuộc vào mỗi loại tế bào ung thư. Trong đó, ung thư biểu mô vảy là khi tế bào ung thư là tế bào dạng biểu bì ở thực quản và thường phát triển ở phần trên hay phần giữa của thực quản. Loại thứ hai là ung thư biểu mô tuyến, thường xuất phát từ phần dưới của thực quản.

Ung thư thực quản là bệnh nguy hiểm.

UTTQ là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất. Những thống kê tính đến năm 2012, đây là bệnh ung thư đứng thứ 8 trên thế giới. Mỗi năm, toàn cầu ghi nhận 456.000 ca nhiễm mới và khoảng 400.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trong đó, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn 3 lần so với nữ giới.

Năm 2018, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam cũng ghi nhận hơn 2400 ca mắc UTTQ mới mỗi năm và căn bệnh này nằm ở vị trí 15 trong top các bệnh ung thư phổ biến.

Phần lớn bệnh nhân đều chỉ đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, giai đoạn di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao rất khó để điều trị bệnh hiệu quả và bệnh thường có tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong cao.

Triệu chứng khó nuốt là triệu chứng nổi bật của bệnh.

Ung thư thực quản được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Các tế bào, các khối u ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.

Giai đoạn 2: Khối u ung thư lan sâu vào thành thực quản, hay thậm chí đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, nhưng chưa xâm lấn các cơ quan khác của cơ thể.

Giai đoạn 3: Khối u ung thư đã xâm lấn tổ chức hoặc hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản.

Giai đoạn 4: Khối u, tế bào ung thư xâm lấn các cơ quan khác của cơ thể như gan, phổi, xương, não.

2. Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư thực quản

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, khi được phát hiện ung thư thực quản sớm, kịp thời cùng với việc kết hợp những phương pháp điều trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao và cải thiện chất lượng sống cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm của bệnh:

Thông thường bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn sớm

Khi khối u phát triển, người bệnh sẽ có thể gặp phải một số dấu hiệu như nuốt đau, khó nuốt, nuốt nghẹn, kèm theo tình trạng gầy sút cân bất thường, đau lưng, đau xương bả vai hoặc đau phía sau xương ức. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cảm thấy rát họng, ho nhiều, thậm chí ho ra máu.

Dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị UTTQ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường hoặc một số bệnh ung thư khác. Để chẩn đoán bệnh hiệu quả, các bác sĩ thường phải kết hợp với các loại xét nghiệm khác. Cụ thể:

- Chụp X-quang thực quản.

- Chụp cắt lớp vi tính ngực - bụng.

- Nội soi thực quản - dạ dày.

- Sinh thiết làm giải phẫu bệnh.

- Nội soi khí quản để đánh giá xâm lấn khí - phế quản.

- Chụp PET/CT: Phương pháp này được cho là có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán giai đoạn bệnh cũng đánh giá đáp ứng của cơ thể người bệnh sau điều trị, cũng như phát hiện bệnh tái phát hay không.

3. Phương pháp điều trị ung thư thực quản

Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp hiệu quả nhất. Một số yếu tố cần tính đến đó là kích thước khối u, độ xâm lấn của khối u và tình trạng sức khỏe cơ thể người bệnh.

Phẫu thuật:

Đây là phương pháp chính để điều trị ung thư thực quản. Phẫu thuật chính là cách để loại bỏ khối u cùng một phần của thực quản. Tiếp đó, phần còn lại của thực quản sẽ được nối với dạ dày bằng một đoạn ruột non hay ống nhựa, chính vì thế bệnh nhân vẫn có thể nuốt như bình thường.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến khi điều trị bệnh ung thư.

Xạ trị: Trong trường hợp khối u quá lớn, bệnh nhân có thể được điều trị đơn thuần bằng phương pháp xạ trị hoặc kết hợp xạ trị với hóa chất để khối u nhỏ lại, sau đó mới thực hiện phẫu thuật. Hoặc nếu không thể loại bỏ khối u thì xạ trị là phương pháp giúp bệnh nhân giảm đau và có thể dễ dàng nuốt thức ăn hơn, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Hóa trị: Hóa trị có thể áp dụng như một phương pháp điều trị đơn thuần hoặc có thể kết hợp với xạ trị để làm nhỏ kích thước khối u, giảm khó khăn cho mỗi cuộc phẫu thuật.

Điều trị laser: Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để phá hủy tế bào ung thư và giải tỏa vùng tắc nghẹn ở thực quản, từ đó bệnh nhân có thể nuốt dễ dàng hơn.

Điều trị quang động học: Đây cũng là phương pháp nhằm giảm triệu chứng khó nuốt của bệnh nhân mắc ung thư thực quản.

Bệnh ung thư không phải là bệnh vô phương cứu chữa. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh nhân vẫn có cơ hội được điều trị hiệu quả. Với những tế bào ác tính ở thực quản, các bác sĩ có thể phát hiện nhờ vào các xét nghiệm chuyên biệt, khi mà các triệu chứng còn chưa thể hiện ra bên ngoài. Như vậy, việc thăm khám, tầm soát ung thư là một điều vô cùng quan trọng, yếu tố quyết định cơ hội chữa bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện tiên phong trong việc đầu tư quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế. Kết quả chẩn đoán bệnh của MEDLATEC mang tính chính xác cao và được nhiều khách hàng tin tưởng. Vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm khi thăm khám tại MEDLATEC. Mọi thắc mắc hoặc đặt lịch khám sớm vui lòng liên hệ 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ đề