Khả hoán là gì

Tổng hợp các kiến thức về “Các hình thái của tiền tệ” đầy đủ, chi tiết do Top lời giải biên soạn, tổng hợp, giúp bạn đọc mở rộng kho tàng tri thức của mình về Tiền tệ

1. Tiền tệ là gì? 

Tiền tệ là định nghĩa cho bất kỳ loại tiền nào được sử dụng để lưu thông trên toàn thế giới. Các loại tiền tệ được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như giấy, polime hoặc kim loại. Nó thường được ban hành và duy trì bởi một cơ quan quản lý của quốc gia hay liên minh, khu vực. Điều này có nghĩa là giá trị của đồng tiền không đến từ vật liệu được tạo ra, mà bằng giá trị mà nó đại diện theo nền kinh tế và tổ chức phát hành.

2. Cách hình thái tiền tệ

Hóa tệ

 Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đấy chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia làm hai loại: hàng hóa không phải kim loại (non metallic commodities) và hàng hóa kim loại (metallic commodities). Do vậy, hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại:

Hóa tệ phi kim loại

Tức là dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ. Đấy là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thường dùng trong các xã hội cổ truyền. Tùy theo từng quốc gia, từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ. Chẳng hạn:

- Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và cừu.

- Ở Tây Tạng, người ta dùng trà đóng thành bánh.

Nói chung, hóa tệ không kim loại có nhiều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia, khó bảo quản cũng như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Vì vậy, hóa tệ không kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại.

Hóa tệ kim loại (Kim tệ)

Tức là lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc…Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi…

Trãi qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại qu‎‎ dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc. Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông.

Tín tệ

- Tín tệ được hiểu là thứ tiền tự nó không có giá trị nhưng do sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có thể bao gồm tiền bằng kim loại và tiền giấy.

- Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với kim loại tiền tệ thuộc hình thái hóa tệ. Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa.  

- Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.

- Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó.

+ Ở Trung Hoa từ đời Tống đã xuất hiện tiền giấy. Vì những nhu cầu mua bán, các thương gia hình thành từng thương hội có nhiều chi nhánh ở khắp các thị trấn lớn. Các thương gia ký thác vàng hay bạc vào hội sở của thương hội rồi nhận giấy chứng nhận của hội sở thương hội, với giấy chứng nhận này các thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương hội, ngoài loại giấy chứng nhận trên triều đình nhà Tống còn phát hành tiền giấy và được dân chúng chấp nhận.

+ Ở Việt Nam vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền đồng vào cho Nhà nước, cứ 1 quan tiền đồng đổi được 2 quan tiền giấy, việc sử dụng tiền giấy của Hồ Quý Ly thất bại vì nhà Hồ sớm bị lật đổ, dân chưa quen sử dụng tiền giấy và sai lầm khi xác định quan hệ giữa tiền đồng và tiền giấy (bao hàm ý nghĩa tiền giấy có giá trị thấp hơn).

Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể được hiểu rõ khi xem xét lịch sử tiền tệ các nước Châu Âu. Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gởi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau đó một ngân hàng Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàng Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Với nhiều loại tiền giấy được phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều nhà ngân hàng lạm dụng gây nhiều thiệt hại cho dân chúng. Do đó, vua chúa các nước phải can thiệp vì cho rằng việc đúc tiền từ xưa là vương quyền và mặt khác việc phát hành tiền giấy là một nguồn lợi to lớn. Vương quyền các nước Châu Âu thừa nhận một ngân hàng tự có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định:

+ Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành

+ Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban đầu là 100% sau còn 40%

+ Điều kiện phải cho Nhà nước vay không tính lãi khi cần thiết

- Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu hành, mọi người không thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.

Nguồn gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau:

  + Thế chiến thứ nhất đã làm cho các quốc gia tham chiến không còn đủ vàng để đổi cho dân chúng. Nước Anh từ năm 1931 đã cưỡng bức lưu hành tiền giấy bất khả hoán, nước Pháp năm 1936.

  + Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 dẫn đến ở nước Đức mọi người đua nhau rút tiền, do đó Ngân hàng Trung ương Đức đã phải dùng vàng trả nợ nước ngoài và do đó số trữ kim gần như không còn. Tiến sĩ Schacht (1933 – 1936) đã áp dụng chính sách tiền tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu, để tài trợ sản xuất và những chương trình kinh tế, xã hội lớn. Biện pháp này làm giảm 50% thất nghiệp, sản xuất tăng 41% (1934). Từ đó, nhiều nhà kinh tế cho rằng giá trị tiền tệ không phải dựa vào dự trữ vàng như các quan điểm trướ

Bút tệ

Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng. Do vậy, bút tệ không có hình thái vật chất; nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất; nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền… mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy; đó là: an toàn hơn; chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng; thanh toán rất thuận tiện; kiểm nhận nhanh.

Về nguồn gốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu tiên tại ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19. Sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác. Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các nước công nghiệp, hậu công nghiệp.

Tiền điện tử

Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động; hay còn gọi là hộp ATM (Automated Teller Machine). Đó là một hệ thống máy tính được nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển tiền của chính phủ.

Khi chúng ta đến một ngân hàng trung gian gửi tiền; bên cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền; ngân hàng này sẽ trao cho chúng ta một tấm card bằng nhựa; bên trong được mã hóa điện tử và một mật mã từ 3 đến 5 con số để sử dụng. Hai phút sau khi chúng ta gửi tiền; toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản của chúng ta được máy tính điện tử thông báo trên toàn hệ thống (Có thể trên phạm vi các quốc gia).

Khi cần dùng tiền mặt, hoặc khi cần chuyển tiền vào tài khoản của một người nào đó… chúng ta chỉ cần nhét tấm card ấy vào khe của máy ATM; sau khi bấm mật mã, màn hình của máy tính ATM sẽ xin lệnh; trong số tiền đã gửi chúng ta có thể rút tiền hoặc chuyển tiền qua ngân hàng.

Sau một phút, tất cả mọi việc sẽ được hoàn tất. Chúng ta sẽ có tiền mặt trong tay hoặc đã chuyển tiền xong, mẫu phiếu thông báo quyết toán của máy tính in ra ngay lập tức sau khi chúng ta rút tiền hoặc chuyển tiền. Phiếu này cho biết rõ ngày giờ ta đã rút tiền mặt hoặc chuyển tiền; số tài khoản; số card; số tiền đã rút hoặc đã chuyển; và số tiền còn lại trong tài khoản. Tấm card này được xem là tiền; tuy nhiên việc xem tấm card này là một hình thái tiền tệ vẫn chưa được thống nhất;  bởi lẽ có một số quan điểm cho rằng đó chỉ là phương tiện chi trả.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

(Last Updated On: 12/11/2021 By Lytuong.net)

Tiền tệ và lưu thông tiền tệ theo quan điểm của trường phái hiện đại. Trường phái hiện đại không nghiên cứu tiền vàng mà nghiên cứu hình thái tiền tệ thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình sản xuất, đó là nghiên cứu các dấu hiệu giá trị.

1. Sự phát triển các hình thái tiền tệ:

1.1. Hóa tệ

Đây là hình thái tiền tệ đầu tiên và được sử dụng trong điều kiện khi mà nền kinh tế hàng hóa tiền tệ chưa phát triển. Hóa tệ là một loại hàng hóa thông thường nào đó được sử dụng làm vật ngang giá chung, hay nổi một cách khác hóa tệ là hàng hóa thông thường được sử dụng làm tiền tệ.

Có hai loại hóa tệ.

Hóa tệ không kim: Hóa tệ không kim là những hàng hóa bình thường không phải là kim loại được sử dụng để làm tiền tệ như vỏ ốc, vỏ sò, hạt ca cao, da thú, gạo… Sử dụng hóa tệ không kim có nhiều bất tiện như: mau hư hỏng, khó phân chia hoặc khó gộp lại, vì vậy hóa tệ không kim chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương chứ không được công nhận trong phạm vi cả nước và phạm vi quốc tế, chính vì lý do này mà tất cả các hóa tệ không kim loại đều bị loại bỏ và được thay thế bởi hóa tệ bằng kim loại.

Hóa tệ bằng kim: Hóa tệ bằng kim hay còn gọi là kim tệ là sử dụng một thứ kim loại nào đó làm vật ngang giá, người ta dùng kim loại làm nguyên liệu đúc tiền, như: đồng, bạc, vàng.

1.2. Chỉ tệ (hay còn gọi là tín tệ)

Chỉ tệ là hình thái tiền tệ mà trong đó giá trị nội tại của tiền không phù hợp với giá trị danh nghĩa, hay nói cách khác chỉ tệ là loại tiền tệ mà bản thân tiền tệ không có giá trị, nhưng nhờ sự tín nhiệm của con người mà nó được lưu thông nên còn gọi là tín tệ.

Tổn tệ là một loại vật chất được con người gán cho hay chỉ định cho nó có một giá trị nhất định để đóng vai trò tiền tệ, bởi vậy tuy chỉ tệ không có giá trị nội tại nhưng nó vẫn lưu thông được do sự tín nhiệm của con người hoặc do quy định của Pháp luật Nhà nước nên có giá trị lưu thông.

Có hai loại chỉ tệ điển hình:

Tiền kim loại (coin): Là tiền được làm bằng các kim loại kém giá như: Chì (Pb), Nhôm (Al), Kèm (Zn) . và được sử dụng làm tiền xu, tiền lẻ để giao dịch những khoản hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ hoặc dùng để trả lại. Trong hình thái chỉ tệ kim loại, mệnh giả của tiến tệ (giá trị ghi trên mặt đồng tiến) là do con người định đoạt cho nó một giả trị nào cũng được. Thông thường giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tín tệ kim loại cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều.

Tiền giấy (paper): Là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương của các nước độc quyền phát hành. Tiền giấy gồm hai lại sau đây:

– Tiền giấy khả hoán: Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được lưu hành trên cơ sở thay thế cho tiền vàng hay tiền bằng bạc mà người ta ký gửi ở ngân hàng.

Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kỳ khối lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả. Điều đó có nghĩa là ai có tiền giấy khả hoán, thì bất cứ lúc nào cũng có quyền đến ngân hàng để đổi lấy một số vàng hay bạc mà nó làm đại biểu theo đúng tiêu chuẩn giá cả hoặc ngược lại.

Tiền giấy khả hoán ngày nay không còn nước nào trên thế giới lưu thông nữa.

– Tiền giấy bất khả hoán: Tiền giấy bất khả hoán là tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng. Khi sử dụng tiền giấy bất khả hoán, dân cư không có quyền đem đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.

Ngày nay, tiền giấy bất khả hoán là loại tiền được lưu hành phổ biến ở tất cả các nước, tiền giấy bất khả hoán không được đổi lấy vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát.

Trong lịch sử lưu hành tiền giấy bất khả hoán. Trung Quốc là một trong những quốc gia sáng chế ra tiền giấy bất khả hoán sớm nhất vào thế kỷ thứ IX. Ở Mỹ tiền giấy xuất hiện vào năm 1690.

Lịch sử lưu hành tiền tệ Việt Nam, trong các triều đại phong kiến chủ yếu lưu thông tiến đúc bằng đồng, nhưng có một hiện tượng thật độc đáo, là tiền giấy xuất hiện khá sớm vào năm 1896, sớm hơn các nước phương Tây. Người có sáng kiến phát hành tiến giấy ở Việt Nam là Hồ Quý Ly, ông là người đầu tiên đưa ra một số chế độ cải cách trong triều Trần, trong đó có chế độ cải cách tiền tệ với nội dung phát hành tiền giấy để thay thế cho tiến đúc bằng đồng. Nhưng chế độ tiến giấy và lưu hành tiền giấy cũng chỉ tồn tại ba năm cùng thời gian Hồ Quý Ly trị vì đất nước. Tiền giấy dưới triều đại Hồ Quý Ly được mang danh là “Thông Bảo Hội Sao”.

1.3. Bút tệ

Bút tệ – tiền tệ ngân hàng hay còn gọi là tiền tài khoản hoặc tiền trương mục.

Bút tệ là loại tiền tệ vô hình được tạo lập qua các bút toán, nó tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.

Thực chất đây là tiền gửi của khách hàng thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán nên còn có tên gọi là tiền trương mục hay tiền gửi giao dịch.

1.4. Các phương tiện tiền tệ điện tử

Tiền tệ điện tử tồn tại dưới dạng thẻ (cards): Các loại thẻ phổ biến như: Visa card, credit card, payment card.

Lưu ý: Ngày nay toàn thế giới lưu hành các dấu hiệu giá trị, mà các dấu hiệu giá trị không có giá trị nội tại, nên không thực hiện được đầy đủ năm chức năng của tiền tệ mà chỉ thực hiện được các chức năng không cần đòi hỏi phải có của tiền vàng, như:

– Chức năng phương tiện biểu hiện giá cả hàng hóa.

Tiền tệ được sử dụng để tính toán hao phí sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm và xác định giá bán.

– Chức năng phương tiện trao đổi

Tiến tệ được sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ và các khoản khác. Trong chức năng này có thể tiền mặt vận động, có thể tiến chuyển khoản vận động, đảm bảo sự vận động ngược chiều của hàng hóa, dịch vụ, các khoản khác.

– Chức năng phương tiện dự trữ giá trị

Tiền tệ được sử dụng để tích lũy, để dành, tiết kiệm bằng nhiều cách: gửi tiết kiệm, dự trữ các tài sản tài chính, các giấy tờ có giá trị khác, — việc dự trữ giá trị của các chủ thể trong nền kinh tế với mục đích chính là để nhắm đến khả năng sinh lời của đồng tiền.

2. Phân loại tiền tệ

Có rất nhiều căn cứ để phân loại tiền tệ, tùy theo mỗi góc nhìn của nhà nghiên cứu.

2.1. Căn cứ vào hình thái giá trị

Nếu căn cứ vào hình thái giá trị của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là tiền thực và các dấu hiệu giá trị

– Tiền thực: Tiền thực là hình thái tiền tệ có đầy đủ giá trị nội tại, giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại của tiền tệ luôn luôn phù hợp nhau, tiền thực lưu thông được là nhờ vào chính giá trị của bản thân nó – người ta còn hiểu tiền thực là tiến tệ hàng hóa, là tiền đúc bằng vàng hay gọi là tiền bản vị.

– Dấu hiệu giả trị: Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ không có đầy đủ giá trị nội tại, giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại của tiến tệ không có sự phù hợp nhau, do được đưa vào lưu thông để thay thế cho tiến thực nên các dấu hiệu giá trị có được giá trị lưu thông, nên người ta còn hiểu dấu hiệu giá trị là tiền tệ Pháp định.

Tiền tệ lưu thông được không nhờ vào giá trị của chính bản thân tiến mà là do sự quy ước của xã hội, do luật pháp công nhận tiền tệ đó được phép lưu thông.

2.2. Căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ

Nếu căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là tiền mặt và tiến chuyển khoản.

– Tiền mặt: Là tiền tồn tại dưới dạng vật chất, tiền mặt được làm bằng nguyên liệu cụ thể, có trọng lượng, hình dáng, kích thước, hoa văn, màu sắc, do Luật pháp quy định và trực tiếp lưu thông.

– Tiền chuyển khoản: Huy còn gọi là bút tệ, là dạng tiền tệ phí vật chất, được tồn tại trên hệ thống tài khoản ở ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.

2.3. Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ

Nếu căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là hóa tệ và tín tệ.

– Hóa tệ: Hóa tệ là tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ trực tiếp sinh ra từ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

– Tin tệ: Tin tệ là tiền tệ không có nguồn gốc từ hàng hóa, tín tệ ra đời là để thay thế cho tiền vàng thực hiện một số các chức năng của tiền tệ, còn gọi là tiền tệ pháp định.

2.4. Căn cứ vào phạm vi lưu thông

Nếu căn cứ vào phạm vi lưu thông của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại đó, là nội tệ và ngoại tệ.

– Nội tệ: Nội tệ là tiền tệ lưu thông trong một nước, do ngân hàng trung ương của một nước độc quyền phát hành, tiền tệ được lưu hành tự do và có khả năng thanh toán không hạn chế trong phạm vi của nước đó mà thôi.

– Ngoại tệ: Ngoại tệ là tiền nước ngoài.

Tóm lại, có nhiều căn cứ để phân loại tiền tệ, vấn đề là nhà nghiên cứu đang quan tâm đến tiền tệ ở góc độ nào và cũng cần lưu ý rằng việc phân loại này cũng chỉ là tương đối.

3. Vai trò của tiền tệ

– Tiền tệ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô:

Chính phủ sử dụng tiền tệ để hoạch định kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội và thiết lập các mối quan hệ cân đối về phương diện giá trị cho nền kinh tế thị trường.

Sử dụng để tiền tệ xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô, như: chính sách tài chính; chính sách tiền tệ; chính sách tín dụng; chính sách giá cả – tiến lương; chính sách thuế và các chính sách kinh tế, xã hội khác. Các chính sách này được thực hiện sẽ có tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô như: thu nhập; chỉ tiêu; giá cả; tỷ giá hối đoái; thuế, phí, lệ phí lãi suất và mức cung ứng tiền tệ qua các biến số này mà đạt được các mục tiêu phát triển Kinh tế – Xã hội đã định.

– Tiền tệ được sử dụng để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế:

Tiền tệ được sử dụng làm công cụ hạch toán chi phí sản suất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo phương án lấy thu bù chỉ và có doanh lợi.

Tiền tệ phát huy tích cực các chức năng vốn có đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và tiết kiệm các chi phí lưu thông tiền tệ.

– Góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế.

– Góp phần phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)

Please follow and like us:

20

20

Video liên quan

Chủ đề