Không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác

Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?

Phân tích, lí giải

Làm đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2020 là một cách để học sinh lớp 12 luyện tập các dạng bài, những kiến thức đã được học để rèn luyện cho kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian là đáng tiếc trong quá trình làm bài thi.

Cùng tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2020 dành cho môn Ngữ văn mẫu số 19 cùng đáp án tham khảo dưới đây:

Đề thi thử

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến đỉnh cao nhất. Có những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điểu khiển đời mình nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng đươc ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác.(...)

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” ?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu qua hai khổ thơ sau:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Và:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 - Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156)

Từ đó, bình luận về những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể hiện khát vọng tâm hồn của người phụ nữ

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

I. Đọc - Hiểu

Câu 1: phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2: Theo tác giả “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” vì mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đáng được ghi nhận

Câu 3: Câu "học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào" được hiểu là:

- Học là con đường tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc yêu thích và mong muốn

- Khi tích lũy đủ kiến thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ r

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau đó đưa ra lập luận để bảo vệ cho quan điểm đó

Ví dụ:

  • Mỗi nghề đều có một vị trí ý nghĩa xã hội
  • Phải có tâm huyết, nỗ lực với nghề mà mình đã chọn

II. Làm văn

Câu 1: Hướng dẫn làm bài

- Giải thích: Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Vì sao chỉ cách thức mà bạn thực hiện mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn

  • Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó không có ý nghĩa, ước mơ chết.
  • Cần có những hành động đúng đắn, nhân văn để thực hiện ước mơ và khẳng định bản thân.

- Cách thực hiện ước mơ:

  • Xác định ước mơ
  • Đưa ra mục tiêu phấn đấu và không ngừng nỗ lực.
  • Tin tưởng bản thân

- Mở rộng

  • Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.
  • Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn. Cần có những suy nghĩ và hành hành đông tích cực để thực hiện ước mơ

- Kết

  • Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.
  • Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2: Gợi ý làm bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Sóng và vấn đề cần nghị luận

- Phân tích từng khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu

+/ Khổ 1: Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

- Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền hòa dịu êm, khi lại mạnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyết đắm say khi lại giận hờn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

- Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

+/ Khổ 2: Đoạn thơ thể hiện khát vọng của tác giả muốn hòa cái tôi nhỏ bé vào cái chung rộng lớn (mơ ước được “tan ra” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình)

+ Ước muốn bất tử hóa tình yêu, để tình yêu luôn còn mãi với thời gian (để ngàn năm còn vỗ”)

=> Khát vọng tình yêu cao cả, mãnh liệt và đầy nữ tính của một trái tim tha thiết yếu thương.

- Tương đồng và khác biệt: Hai khổ thơ thể hiện ấn tượng, sâu sắc những biểu hiện đẹp đẽ, quý giá về cảm xúc và khát vọng của tâm hồn người phụ nữ khi sống trong tình yêu qua tiếng lòng của Xuân Quỳnh, một tâm hồn giàu trắc ẩn và khát vọng yêu thương; Cách dùng hình tượng sóng theo nghĩa ẩn dụ sâu sắc kết hợp cách dùng từ ngữ tương phản hiệu quả, phép nhân hóa sống động, hai khổ thơ gợi rõ những chiều sâu cảm xúc của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu…

- Bình luận những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể hiện khát vọng tâm hồn của người phụ nữ:

+ Xây dựng hình tượng sóng: với sự xuất hiện đột ngột ở khổ đầu với sự vận động đối cực, với thủy trình vươn ra biển rộng… để ẩn dụ cho trạng thái cảm xúc sâu sắc, giàu cung bậc hướng tới khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn của người phụ nữ: khao khát được sống với cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của tình yêu, với cuộc đời rộng mở, trong tình yêu lớn lao, đẹp đẽ…; với sự hóa thân trường tồn vĩnh cửu trên biển trong khổ cuối để ẩn dụ cho khát vọng tâm hồn của người phụ nữ: khao khát được yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, bền bỉ…

+ Mượn hình tượng sóng có tính quy luật, sự vận động có nhịp điệu phong phú, để gợi rõ tiếng lòng và nhịp đập trái tim đầy khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn của người phụ nữ…nhấn mạnh đó là vẻ đẹp giàu phẩm chất của một tâm hồn.

----------------

Trên đây là mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn số 19 với những dạng câu hỏi, dạng bài thường được ra trong các kì thi. Còn rất nhiều những bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn thuộc của các tỉnh trên cả nước luôn được chúng tôi cập nhật liên tục để các em tham khảo tại đây!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề)Họ, tên học sinh: .................................................................................................... Lớp:................. Trường:...................................................

Số báo danh

Giám thị 1

Giám thị 2

Số pháchĐiểm

Giám khảo 1

Giám khảo 2

Số pháchĐỀ A

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm).

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.”.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1(0.5 điểm). Tìm và nêu tên thành phần biệt lập trong đoạn trích.

Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, “lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy chỉ ra 1 biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, tác giả muốn khuyên ta điều gì khi cho rằng: “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm).

Câu 1(2.0 điểm). Từ nội dung ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của sự tự tin trong cuộc sống.

...............................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2(5.0 điểm). Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trích trong bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

(Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB GD, 2018)

………………………………….Hết………………………….

Bài làm

............................................................................................................................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)Họ, tên học sinh: .................................................................................................... Lớp:................. Trường:...................................................

Số báo danh

Giám thị 1

Giám thị 2

Số pháchĐiểm

Giám khảo 1

Giám khảo 2

Số pháchĐỀ B

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm).

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với mơ ước ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.”.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1 (0.5 điểm). Tìm và nêu tên một thành phần biệt lập trong đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, mục đích đúng đắn của việc học là gì?

Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4 (1.0 điểm). Tại sao tác giả cho rằng: “Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm).

...............................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của ước mơ đối với mỗi người.

Câu 2 (5.0 điểm). Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trích trong bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

(Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB GD, 2018)

………………………………….Hết………………………….

Bài làm

............................................................................................................................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓAHƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ A

(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)

CâuYêu cầuĐiểmI.ĐỌC - HIỂU1HS tìm và gọi tên TP biệt lập:

Phần đông: thành phần phụ chú.0,52Nêu lí do, vì:

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.0,53 Biện pháp tu từ nổi bật: điệp từ, điệp cấu trúc câu (đó là, chúng ta, nếu tất cả là … thì ai sẽ). Hoặc các câu hỏi tu từ: Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau?1,04Lời khuyên của tác giả:

- Mỗi nghề đều có một vị trí và ý nghĩa trong xã hội. Đừng ai mặc cảm, tự ti về nghề mình đã chọn.

-   Phải tâm huyết với nghề, nỗ lực để đạt thành quả cao nhất, để vươn đến đỉnh cao của nghề.

0,5

0,5II.LÀM VĂN1.Nghị luận xã hộia. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận. 0,25b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0,25c. Triển khai vấn đề nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Giải thích khái niệm: Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, ...

- Biểu hiện của sự tự tin: Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất (nêu một số biểu hiện cụ thể).

- Vai trò của sự tự tin:

+ Giúp con người tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp; có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn; mang lại khả năng quyết đoán;

+ Giúp ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu nay chúng ta không biết.

+ Tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc.

- Mở rộng vấn đề: Phê phán sự tự tin thái quá, người có suy nghĩ tự ti tiêu cực.

- Bài học cho bản thân: Cần rèn luyện phẩm chất tự tin của bản thân.

- Khẳng định sự quan trọng và cần thiết của tự tin trong cuộc sống.

(Lưu ý: Trong đoạn văn khoảng 200 chữ, cần tập trung khai thác vai trò của sự tự tin và nêu bài học cho bản thân). 1,0d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề0,25e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.0,252.Nghị luận văn họca. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 0,25b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0,25c. HS triển khai vấn đề thành luận điểm cụ thể, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca và dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

* Luận điểm 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: (dẫn chứng).

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở vùng Bắc bộ

+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, được nhân hóa như đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Nghệ thuật sử dụng từ láy “chùng chình”.

- Cảm xúc của nhà thơ:

Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình (bỗng nhận ra), hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

* Luận điểm 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng (dẫn chứng):

+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản => gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.

+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét.

+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết (dẫn chứng) => Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến.

+ Đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.

- Đánh giá:

Hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,5

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.0,25e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0,25

------------ HẾT -----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓAHƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ B

CâuYêu cầuĐiểmI.ĐỌC - HIỂU1HS tìm và gọi tên một TP biệt lập:

rồi sau đó: thành phần phụ chú.

thực ra: thành phần phụ chú.

có lẽ: thành phần tình thái.0,52Mục đích đúng đắn của việc học:

Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.0,53 Biện pháp tu từ nổi bật: điệp từ (có người, mơ ước, ước mơ).1,04HS lí giải:

- Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩ nên “ chẳng đưa ta đến đâu cả”.

-  Hành động quan trọng là cách thức để đạt được ước mơ, để khẳng định được giá trị của bản thân, sẽ có cuộc đời tốt đẹp.

0,5

0,5II.LÀM VĂN1.Nghị luận xã hộia. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận. 0,25b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0,25c. Triển khai vấn đề nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:

– Giải thích: ước mơ là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

– Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống:

+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

+ Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

+ Ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

+ Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định, sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

– Mở rộng: trong xã hội ngày nay, vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không có ý chí phấn đấu, buông bỏ đời mình…

– Bài học: Chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình; chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

(Lưu ý: Trong đoạn văn khoảng 200 chữ, cần tập trung khai thác vai trò của ước mơ và nêu bài học cho bản thân). 1,0d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề0,25e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.0,252.Nghị luận văn họca. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 0,25b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0,25c. HS triển khai vấn đề thành luận điểm cụ thể, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca và dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

* Luận điểm 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: (dẫn chứng).

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở vùng Bắc bộ.

+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, được nhân hóa như đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Nghệ thuật sử dụng từ láy “chùng chình”.

- Cảm xúc của nhà thơ:

Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình (bỗng nhận ra), hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

* Luận điểm 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:

+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản (dẫn chứng) => gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.

+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét.

+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết (dẫn chứng) => Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến.

+ Đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Sự vận động của thời gian được cảm nhận tinh tế từ các vô hình trở thành cái hữu hình.

- Đánh giá:

Hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,5

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.0,25e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0,25

------------ HẾT ------------