Kim loại nào sau đây không được dùng phương pháp gia công áp lực

Gia công kim loại bằng áp lực là phương pháp sử dụng áp lực để chế tạo hoặc sửa chữa các sản phẩm, chi tiết kim loại làm thay đổi hình dạng, kích thước theo yêu cầu mong muốn mà không phá hủy cấu trúc và độ bền của kim loại đó. 

Đặc điểm của gia công kim loại bằng áp lực

Gia công kim loại bằng áp lực là một trong những phương pháp cơ bản để chế tạo các sản phẩm kim loại thực hiện bằng cách dùng ngoại lực tác động lên kim loại ở trạng thái nóng hoặc nguội để làm cho kim loại đạt đến quá giới hạn đàn hồi và bị biến dạng dẻo, kết quả là có thể thay đổi hình dạng ban đầu của vật thể. Đây là phương pháp gia công không phôi, có năng suất cao và ít tốn kém nguyên liệu. 

Những dạng cơ bản của gia công kim loại bằng áp lực phổ biến nhất

Gia công kim loại bằng áp lực có những dạng cơ bản là cán, kéo sợi, ép, rèn (tự do, khuôn) và dập.

  • Cán là ép kim loại bằng cách cho phôi kim loại đi giữa hai trục cán quay theo hướng ngược chiều của máy cán. Phôi được làm biến dạng và di chuyển nhờ sự quay liên tục của trục cán, ma sát giữa trục cán với phôi. 

  • Kéo sợi là sự kéo dài phôi qua lỗ khuôn, dưới tác dụng của lực kéo để làm sản phẩm có hình dáng và kích thước nhỏ hơn so với tiết diện phôi. Gia công kéo sợi giúp bề mặt kim loại của sản phẩm được nhẵn bóng, có độ chính xác cao. Phương pháp này được ứng dụng để chế tạo các sợi, thỏi hoặc ống có chiều dài không hạn chế. 

Kim loại nào sau đây không được dùng phương pháp gia công áp lực

  • Ép kim loại là được thực hiện bằng áp lực để ép kim loại trong khuôn kín qua lỗ khuôn ép, để tạo ra sản phẩm có hình dáng và kích thước chi tiết cần chế tạo. 

  • Rèn tự do là phương pháp bằng tác động lực đập của búa hoặc lực ép của máy để làm biến dạng kim loại. Kim loại sẽ được làm biến dạng tự do, không bị hạn chế trong mức độ nhất định. 

  • Dập thể tích (rèn khuôn) là phương pháp sử dụng lòng khuôn để làm biến dạng kim loại theo hình dạng và kích thước nhất định. 

  • Dập tấm là phương pháp chế tạo chi tiết từ phôi liệu ở dạng tấm. Phương pháp này tác động làm biến dạng kim loại tấm trong khuôn dập có hình dạng, kích thước nhất định. 

Gia công kim loại bằng áp lực là phương pháp được dùng nhiều trong các xưởng cơ khí. Sản phẩm kim loại sử dụng phương pháp này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực : xây dựng, cầu đường, viễn thông, năng lượng... 

>> Xem thêm: Các phương pháp gia công cắt gọt kim loại phổ biến

Trên đây là một số phương pháp gia công kim loại bằng áp lực vẫn được sử dụng phổ biến cho một số sản phẩm, ngành sản xuất nhất định. Tuy nhiên, hiện nay gia công kim loại bằng công nghệ CNC được ưa chuộng bởi có khả năng gia công mạnh mẽ, hiệu suất cao. 

Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác Smart Việt Nam là đơn vị sở hữu hệ thống nhà xưởng với diện tích lên đến 7.200m2 cùng với hệ thống máy móc CNC hiện đại nhất Việt Nam sẽ là đối tác thực hiện gia công kim loại tấm chất lượng nhất. 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất

Di động: (+84) 978 132 663 

Telephone: +84 24 3206 8359

Email:

Nhà máy: Lô 39B, Khu Công Nghiệp Quang Minh, Huyện Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam

CÂU HỎI CHẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp đúc?A. Dễ gây các khuyết tật trong vật đúcB. Chế tạo được vật đúc có hình dạng và kết cấu phức tạpC. Hao tổn kim loại nhiều hơn so với các phương pháp chế tạo phôi khácD. Cho độ chính xác và độ bóng caoCâu 2 Tính chất nào sau đây của vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm đúc?A. Độ co gót, tính thiên tích, độ chảy loãngB. Nhiệt độ nóng chảy, hệ số dẫn nhiệtC. Độ cứng, độ dẻo, độ daiD. Khối lượng riêng, nhiệt dung riêngCâu 3. Khi vật liệu có tính chảy loãng thấp, phương pháp đúc nào sau đây cho chất lượng sản phẩm cao nhất?A. Đúc trong khuôn cátB. Đúc trong khuôn kim loạiC. Đúc áp lựcD. Đúc ly tâmCâu 4 Khi vật liệu có tính thiên tích lớn không nên tiến hành đúc bằng phương pháp nào sau đây?A. Đúc trong khuôn kim loạiB. Đúc ly tâmC. Đúc trong khuôn cátD. Đúc áp lựcCâu 5 Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với phương pháp đúc trong khuôn kim loại?A. Khuôn dùng được nhiều lầnB. Sản phẩm có độ chính xác và độ bóng caoC. Dễ gây nứt sản phẩm đúcD. Đúc được dễ dàng sản phẩm thành mỏng và có kết cấu phức tạpCâu 6 Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp đúc ly tâm?A. Thích hợp với chi tiết tròn xoay rỗngB. Khuôn phải có độ bền cao, chịu nhiệt tốt C. Máy đúc phải kín và được cân bằng động caoD. Cơ tính sản phẩm đúc đồng đều, chất lượng bề mặt tốtCâu 7. Trong quá trình gia công áp lực, kim loại trong khuôn ở trạng thái nào sau đây?A. Trạng thái biến dạng đàn hồiB. Trạng thái biến dạng dẻoC. Trạng thái nóng chảyD. Trạng thái phá hủyCâu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp gia công áp lực?A. Sản phẩm có cơ tính tốt hơn so với phương pháp đúcB. Sản phẩm có độ chính xác và độ bóng bề mặt caoC. Gia công được cả vật liệu dẻo và vật liệu giònD. Không gia công được sản phẩm có hình dáng phức tạpCâu 9. Trong quá trình cán ống không có mối hàn, vật liệu tại lõi của phôi ở trạng thái nào sau đây?A. Trạng thái biến dạng đàn hồiB. Trạng thái biến dạng dẻoC. Trạng thái nóng chảyD. Trạng thái phá hủy do mỏiCâu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp dập thể tích?A. Chất lượng sản phẩm cao, đồng đềuB. Có thể tạo sản phẩm có hình dạng phức tạpC. Độ chính xác và chất lượng bề mặt không caoD. Dùng trong sản xuất hoàng loạt và hàng khốiCâu 11. Khi chế tạo phôi bằng phương pháp dập thể tích, ba-via chỉ xuất hiện ở công đoạn nào dưới đây?A. Công đoạn dập sơ bộB. Công đoạn dập bán tinhC. Công đoạn dập tinhD. Cả ba công đoạn trênCâu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp hàn?A. Mối hàn có khả năng chịu được tải trọng động lớnB. Tiết kiệm kim loại hơn so phương pháp đúcC. Tạo được kết cấu nhẹ có khả năng chịu lực caoD. Độ bền và độ kín của mối hàn lớnCâu 13. Phương pháp đúc nào cho vật đúc có cấu trúc hạt bên ngoài mịn hơn cấu trúc hạt bên trong?A. Đúc ly tâmB. Đúc trong khuôn cátC. Đúc trong khuôn kim loạiD. Đúc áp lựcCâu 14. Để đúc các chi tiết có hình dáng phức tạp người ta thường dùng phương pháp đúc nao?A. Đúc ly tâmB. Đúc trong khuôn cátC. Đúc trong khuôn kim loạiD. Đúc áp lựcCâu 15. Để đúc các chi tiết có kích thước lớn người ta thường dùng phương pháp đúcA. Đúc ly tâmB. Đúc trong khuôn cátC. Đúc trong khuôn kim loạiD. Đúc áp lựcCâu 16 Hàn hồ quang bằng dòng điện xoay chiều có đặc điểm nào dưới đây không đúng?A. Mối hàn có chất lượng caoB. Khó gây hồ quangC. Khó thực hiện thao tác hànD. Thiết bị hàn đơn giản, dẻ tiềnCâu 17. Vị trí mối hàn nào sau đây khó thực hiện nhất?A. Mối hàn sấpB. Mối hàn đứngC. Mối hàn trầnD. Mối hàn neoCâu 18. Khi hàn hồ quang điện cực không nóng chảy, que hàn có vai trò gì?A. Duy trì hồ quang cháy ổn địnhB. Bổ xung kim loại vào mối hànC. Bảo vệ mối hàn không bị oxy hóaD. Cả ba vai trò trênCâu 19. Câu nào sau đây không đúng về tác dụng của thuốc hàn?A. Duy trì hồ quang cháy ổn địnhB. Bảo vệ mối hàn bị oxy hóa và hòa tan khíC. Tránh hiện tượng nứt mối hànD. Khử các tạp chất có hại trong vũng hànCâu 20. Chế độ hàn được đặc trưng bởi các yếu tố nào sau đây?A. Đường kính que hànB. Cường độ dòng điện và điện áp hànC. Tốc độ hàn và thao tác hànD. Cả ba yếu tố trênCâu 21. Đâu là đặc điểm của hàn TIG?A. Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy bảo vệ bằng khí trơB. Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy bảo vệ bằng khí hoạt tínhC. Hàn hồ quang điện cực nóng chảy bảo vệ bằng khí trơD. Hàn hồ quang điện cực nóng chảy bảo vệ bằng khí hoạt tínhCâu 22. Đâu là đặc điểm của hàn MIG?A. Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy bảo vệ bằng khí trơB. Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy bảo vệ bằng khí hoạt tínhC. Hàn hồ quang điện cực nóng chảy bảo vệ bằng khí trơD. Hàn hồ quang điện cực nóng chảy bảo vệ bằng khí hoạt tínhCâu 23. Đâu là đặc điểm của hàn MAG?A. Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy bảo vệ bằng khí trơB. Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy bảo vệ bằng khí hoạt tínhC. Hàn hồ quang điện cực nóng chảy bảo vệ bằng khí trơD. Hàn hồ quang điện cực nóng chảy bảo vệ bằng khí hoạt tínhCâu 24. Khi hàn gang, thép gió và thép hợp kim bằng khí thì ngọn lửa hàn ở chế độ nào sau đây?A. Ngọn lửa bình thườngB. Ngọn lửa oxy hóaC. Ngọn lửa carbon hóaD. Cả ba ngọn lửa đều sử dụng đượcCâu 25. Để hàn đồng, cắt kim loại và tẩy bề mặt bằng khí thì sử dụng ngọn lửa hàn ở chế độ nào sau đây?A. Ngọn lửa bình thườngB. Ngọn lửa oxy hóaC. Ngọn lửa carbon hóaD. Cả ba ngọn lửa đều sử dụng đượcCâu 26. Ngọn lửa bình thường khi hàn và cắt kim loại bằng khí có đặc điểm nào sau đây?A. Tỷ lệ O2/C2H2=1÷1,2B. Tỷ lệ O2/C2H2>1,2C. Chia là 2 vùng rõ rệtD. Cả A và CCâu 27. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho phương pháp hàn phải?A. Ngọn lửa hướng về phía mối hànB. Mối hàn nguội chậmC. Mối hàn được bảo vệ tốtD. Dùng để hàn tấm mỏng hoặc vật liệu dễ chảyCâu 28. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho phương pháp hàn trái?A. Ngọn lửa hướng về phía chưa hàn?B. Mép hàn được nung nóng sơ bộC. Kim loại ở vũng hàn được trộn đồng đềuD. Dùng để hàn tấm dày và vật liệu dẫn nhiệt mạnhCâu 29. Để cắt được kim loại bằng khí thì kim loại phải thỏa mãn đặc điểm nào sau đâyA. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại lớn hơn nhiệt độ cháyB. Nhiệt độ nóng chảy của oxit kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loạiC. Oxit kim loại phải có tính chảy loãng và độ dẫn nhiệt của kim loại không quá caoD. Cả ba đặc điểm trênCâu 31. Vật liệu nào dưới đây không thể cắt được bằng khíA. Thép cac-bon thấpB. Thép cac-bon caoC. Thép hợp kim Cr+NiD. GangCâu 32. Phát biểu nào sau đây là sai đối với góc nghiêng giữa mỏ hàn so với phương nằm ngang khi hàn loại bằng khí?A. Tỷ lệ thuận với đường kính que hànB. Tỷ lệ thuận với chiều dày vật hànC. Tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng chảy của vật liệuD. Tỷ lệ thuận với hệ số dẫn nhiệt của vật liệuCâu 33. Ở phương pháp gia công cắt gọt bằng tiện, đâu là chuyển động cơ bản?A. Chuyển động quay tròn của phôiB. Chuyển động tịnh tiến của dao theo phương hướng kính của phôiC. Chuyển động tịnh tiến của dao dọc theo chiều dài của phôiD. Cả A và CCâu 34. Ở phương pháp gia công cắt gọt bằng tiện, đâu là chuyển động chính?A. Chuyển động quay tròn của phôiB. Chuyển động tịnh tiến của dao theo phương hướng kính của phôiC. Chuyển động tịnh tiến của dao dọc theo chiều dài của phôiD. Cả A và CCâu 35. Đâu không phải là thông số cắt gọt cơ bản?A. Tốc độ cắt V (m/phút)B. Chiều dài cắt L (m)C. Chiều sâu cắt t (mm)D. Lượng chạy dao S (m/vòng)Câu 36. Vật liệu chế tạo dụng cụ cắt phải có đặc điểm nào dưới đây?A. Độ bền cao, độ cứng cao, và hệ số dẫn nhiệt caoB. Độ bền cao, độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy caoC. Độ bền cao, độ cứng bề mặt cao còn lõi thì dẻo daiD. Độ bền cao, độ cứng cao, tính chống mài mòn caoCâu 37. Vật liệu nào dưới đâu dùng để chế tạo dụng cụ cắt làm việc ở tốc độ cắt lớn và nhiệt độ cắt cao?A. Thép các bon dụng cụB. Hợp kim cứngC. Thép hợp kim dụng cụD. Kim cươngCâu 38. Khả năng công nghệ nào dưới đây bị hạn chế khi tiện?A. Tiện mặt trụ ngoàiB. Tiện mặt côn ngoàiC. Tiện renD. Tiện lỗ sâuCâu 39. Độ chính xác của nguyên công tiện không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới dây?A. Độ chính xác của máy tiệnB. Độ cứng vững của hệ thống: Máy-đồ gá-dao-phôiC. Tốc độ cắt và lượng chạy daoD. Trình độ tay nghề công nhânCâu 40. Để đạt cấp chính xác cấp 13 đến 12, độ bóng Rz80 - Rz40 thì cần mức độ gia công nào dưới đây?A. Tiện thôB. Tiên bán tinhC. Tiện tinhD. Tiện mỏngCâu 41. Để đạt cấp chính xác cấp 11 đến 9, độ bóng Rz40 - Rz20 thì cần mức độ gia công nào dưới đây?A. Tiện thôB. Tiên bán tinhC. Tiện tinhD. Tiện mỏngCâu 42. Để đạt cấp chính xác cấp 9 đến 8, độ bóng Ra2,5 đến Ra0,63 thì cần mức độ gia công nào dưới đây?A. Tiện thôB. Tiên bán tinhC. Tiện tinhD. Tiện mỏngCâu 43. Để đạt cấp chính xác cấp 8 đến 7, độ bóng Ra1,25 đến Ra0,08 thì cần mức độ gia công nào dưới đây?A. Tiện thôB. Tiên bán tinhC. Tiện tinhD. Tiện mỏngCâu 44. Ở phương pháp phay, đâu là chuyển động cơ bản?A. Chuyển động quay tròn của daoB. Chuyển động tịnh tiến qua lại của phôi theo phương ngangC. Dao vừa quay tròn vừa chuyển động tịnh tiến theo phương ngangD. Cả A và BCâu 45. Ở phương pháp phay, đâu là chuyển động chính?A. Chuyển động quay tròn của daoB. Chuyển động tịnh tiến qua lại của phôi theo phương ngangC. Dao vừa quay tròn vừa chuyển động tịnh tiến theo phương ngangD. Cả A và BCâu 46. Bề mặt nào dưới đây không thực hiện được bằng phương pháp phay?A. Mặt trụB. Mặt phẳngC. Bánh răngD. Rãnh congCâu 47. Đặc điểm nào không đúng cho phay thuận?A. Chiều quay của dao trùng với hướng tịnh tiến của phôiB. Chiều dày tiết diện cắt thay đổi từ amax đến aminC. Lưỡi dao ép chặt phôi lên bàn máyD. phay thuận chỉ dùng để phay thôCâu 47. Đặc điểm nào không đúng cho phay nghịch?A. Chiều quay của dao ngược với hướng tịnh tiến của phôiB. Chiều dày tiết diện cắt thay đổi từ amin đến amaxC. Lưỡi dao có xu hướng nâng phôi rời khỏi bàn máyD. Phay nghịch chỉ dùng để phay tinhCâu 48. Ở phương pháp bào-xọc, đâu là chuyển động cơ bản?A. Chuyển động tịnh tiến khứ hồi của bàn kẹp daoB. Chuyển động tịnh tiến gián đoạn của phôiC. Chuyển động tịnh tiến của bàn kẹp dao trong hành trình có tảiD. Cả A và BCâu 49. Ở phương pháp bào-xọc, đâu là chuyển động chính?A. Chuyển động tịnh tiến khứ hồi của bàn kẹp daoB. Chuyển động tịnh tiến gián đoạn của phôiC. Chuyển động tịnh tiến của bàn kẹp dao trong hành trình có tảiD. Cả A và BCâu 50. Bề mặt nào dưới đây không thực hiện được bằng phương pháp bào-xọc?A. Then hoa trong lỗB. Mặt phẳngC. Bánh răngD. Rãnh congCâu 51. Khoan, khoét, dao là những phương pháp gia côngA. LỗB. Mặt trụ ngoàiC. Mặt định hìnhD. Cả ba đáp án trênCâu 52. Ta rô dùng để làm gì?A. Gia công ren ngoàiB. Gia công ren trongC. Gia công lỗD. Cả ba đáp án trênCâu 53. Bàn ren dùng để làm gì?A. Gia công ren ngoàiB. Gia công ren trongC. Gia công lỗD. Cả ba đáp án trênCâu 54. Khoét-doa nhằm mục đích gì?A. Tạo lỗ mới trong chi tiếtB. Mở rộng lỗ đã có sẵnC. Nâng cao cấp chính xác cho lỗ đã có sẵnD. Mở rộng và nâng cao cấp chính xác cho lỗCâu 54. Cấp chính xác và độ nhẵn của bề mặt gia công sau khi mài đạt được là? A. Cấp chính xác 7 đến 6, độ nhẵn cấp 7 đến 13B. Cấp chính xác 8 đến 7, độ nhẵn câp 7 đến 13C. Cấp chính xác 7 đến 6, độ nhẵn cấp 5 đến 9D. Cấp chính xác 6 đến 5, độ nhẵn cấp 5 đến 9Câu 55. Đâu là đặc điểm của đá mài cứng?A. Hạt mài bằng vật liệu keramitB. Hạt mài dễ tách khỏi đá màiC. Dùng mài vật liệu mềmD. Dùng để mài vật liệu cứngCâu 56. Đâu là đặc điểm của đá mài mềmA. Hạt mài bằng vật liệu keramitB. Hạt mài khó tách khỏi đá màiC. Dùng mài vật liệu mềmD. Dùng để mài vật liệu cứngCâu 57. Đâu là phát biểu không đúng cho phương pháp mài tròn ngoài không tâm?A. Độ cứng vững của hệ thống cao hơn mài có tâmB. Mài được trục bậc và chi tiết có rãnhC. Mài được trụ dài mà mài có tâm không thực hiện đượcD. Cho năng suất caoCâu 58. Đặc điểm của mài tròn trong không tâm là?A. Cho năng suất cao, độ chính xác và độ đồng tâm thấp hơn so với mài có tâmB. Cho năng suất cao, độ chính xác và độ đồng tâm tương đương so với mài có tâmC. Cho năng suất thấp, độ chính xác và độ đồng tâm cao hơn so với mài có tâmD. Cho năng suất cao, độ chính xác và độ đồng tâm cao hơn so với mài có tâmCâu 60. Đặc điểm khi gia công mài bằng đá mài hình trụ là?A. Cho độ chính xác cao và năng suất caoB. Cho độ chính xác cao nhưng năng suất thấpC. Cho độ chinh xác thấp nhưng năng suất caoD. Cho độ chính xác thấp và năng suất thấpCâu 61. Chất lượng gia công cắt gọt được đánh giá qua các yếu tố nào sau đây?A. Độ sai lệch về kích thước, độ sai lệch về hình dáng và độ cứng bề mặtB. Độ sai lệch về kích thước, độ sai lệch về hình dáng và độ nhám bề mặtC. Độ sai lệch về kích thước, độ sai lệch về hình dáng và ứng suất dư trên bề mặtD. Độ sai lệch về kích thước, độ sai lệch về hình dáng và chất lượng lớp bề mặt