Kinh nghiệm cho sinh viên năm nhất

Phần lớn, sinh viên đại học là những bạn ở tỉnh khác. Vì thế, cuộc sống xa nhà có thể khiến nhiều bạn lo lắng, đặc biệt là tân sinh viên. Những mối lo xoay quanh về tâm lý xa bố mẹ, lo chỗ ở, ăn uống, chi phí sinh hoạt, đi lại, học hành,…

Chính vì vậy những câu hỏi như: Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì cho cuộc sống đại học được nhiều bạn quan tâm. Bởi có một hành trang tốt sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với môi trường học tập mới. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết các tân sinh viên cần chuẩn bị những gì nhé.

1. Sinh viên năm nhất chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống xa nhà

Hầu hết các sinh viên năm nhất đều cảm thấy nhớ nhà khi lần đầu tiên phải sống xa nhà. Vì thế, một tinh thần tốt là điều sinh viên năm nhất cần chuẩn bị. Sống xa nhà, bạn phải tự chăm sóc cho chính bản thân mình, tự nấu ăn, giặt quần áo,… Đôi lúc bạn sẽ buồn khi nhớ nhà xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ khi chưa quen môi trường sống mới.

Hơn nữa, chương trình học đại học cũng không giống như học phổ thông. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá. Bởi những khó khăn, bỡ ngỡ này bất kỳ sinh viên năm nhất nào cũng cần vượt qua.

Vì vậy, nên có những người bạn cùng lớp, cùng phòng để trao đổi, giúp đỡ nhau. Đừng quên liên lạc thường xuyên với gia đình để nhanh chóng quên đi những trở ngại này nha.

2. Chỗ ở: Nên ở trọ hay ở kí túc xá

Tìm chỗ ở khi học đại học luôn được ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên. Kí túc xá và phòng trọ là hai lựa chọn phổ biến nhất cho bạn.

Kí túc xá: Rất tiện lợi cho bạn đi học và sinh hoạt câu lạc bộ. Và bạn có nhiều cơ hội hơn để giao lưu, sinh hoạt với các sinh viên trong trường. An ninh KTX cũng đảm bảo hơn so với phòng trọ bên ngoài. Ngoài ra, chi phí ở KTX cũng rẻ hơn so với ở trọ.

Tuy nhiên, việc sống cùng nhiều người cũng có những nhược điểm. Một số vấn đề như: quy định nấu ăn, hay không hợp tính cách, giờ giấc sinh hoạt của bạn cùng phòng. Ngoài ra, nếu kí túc xá gần các địa điểm sinh hoạt, sân chơi thì khá ồn.

Về ở trọ: Nhìn chung, sinh viên thích ở trọ hơn so với kí túc xá. Ở trọ, bạn có thể tự chủ về thời gian nghỉ ngơi, học tập. Không gian sinh hoạt cũng yên tĩnh hơn nhiều so với KTX. Bếu bạn làm thêm ngoài giờ hay thường đi chơi cùng bạn bè thì ở trọ sẽ tiện lợi và phù hợp.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn phòng trọ đảm bảo an ninh, chủ nhà dễ tính và phù hợp giá thuê.

Tóm lại, ở trọ hay kí túc xá đều có những ưu nhược điểm riêng. Năm đầu, chưa quen môi trường mới, bạn có thể ở KTX một thời gian, sau đó ra ngoài thuê trọ. Hoặc bạn cũng có thể thuê trọ ngay từ đầu. Hãy tham lời khuyên của anh chị đi trước tại trường bạn để đưa ra lựa chọn hợp lý nhé.

3. Chuẩn bị về tài chính

Chuẩn bị tài chính là rất cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên học xa nhà. Một số khoản chi phí bạn phải chi như: học phí, chỗ ở, tiền ăn, tiền xăng xe.

Ngoài ra, sinh viên năm nhất cần chuẩn bị tài chính để mua một số đồ dùng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt cần thiết nha.

Thông thường, sinh viên được bố mẹ chu cấp một khoản tiền vào đầu tháng.

P/S: Chuyện buồn của mình. Mình đã từng chi tiêu tất cả số tiền bố mẹ cho vào thời gian đầu của tháng. Vì thế, không ít những ngày cuối tháng mình đã phải ăn mỳ nè.

Lời khuyên của mình

Để tiện cho việc quản lý chi tiêu, bạn nên viết thống kê chi tiêu vào một cuốn sổ. Bạn cũng cần có một số tiền tiết kiệm để chi tiêu vào những việc cấp bách. Hãy chi tiêu và sử dụng tiền hợp lý để không ăn mỳ nhiều như mình trước đây nha.

4. Phương tiện đi lại

Nếu bạn ở trọ thì việc lựa chọn phương tiện đi lại là điều rất quan trọng. Có nhiều phương tiện di chuyển khác nhau như xe máy, xe buýt, xe đạp điện. Tùy theo khả năng tài chính, khoảng cách từ chỗ ở đến trường, công việc làm thêm (nếu có) mà bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện nhất cho mình.

Nếu bạn đã sở hữu một phương tiện như xe máy, xe điện thì bạn nên tìm hiểu kỹ xem chỗ ở của mình. Từ đó có giải pháp an toàn cho nạn trộm cắp.

Nếu bạn đi xe buýt, bạn nên đăng ký vé xe buýt tháng để tiết kiệm chi phí. Khi lên xe buýt, bạn cần lưu ý bảo quản những vật dụng quan trọng như tiền bạc, điện thoại nhằm tránh rộm cắp. Ngoài ra bạn cũng nên ghi nhớ các tuyến xe buýt hay đi để không lên nhầm tuyến xe nhé. Bạn có thể sử dụng một số app như: Tìm Buýt, BusMap,… hoặc dùng bản đồ trên điện thoại để tìm các tuyến buýt khi cần.

5. Sinh viên năm nhất: tìm hiểu trường học và môi trường sống

Nếu bạn biết trước những thông tin cần thiết về trường mình đang học, bạn sẽ quen và không bị bỡ ngỡ, bối rối khi bắt đầu nhập học.

Hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm thông tin sau:

  • Trang Web và Group chính thức của trường: Nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử, các khoa của trường, kế hoạch của trường, các quy định và chính sách của trường, đặc biệt là chương trình học tập trong những năm tới.
  • Trang Thư viện- Tài liệu: Tại đây các bạn có thể tìm thấy tài liệu, giáo trình và lịch thi các môn của trường.
  • Page của khoa, viện: Nơi bạn xem những thông tin, kế hoạch của khoa/ viện mà bạn học.
  • Nhóm sinh viên đại học, Nhóm lớp,…

Bên cạnh việc tìm hiểu về trường học, bạn cũng nên tìm hiểu về môi trường sống tại đó. Hãy tìm hiểu về đường sá, thời tiết, khí hậu, con người, phong cách sống. Từ đó, bạn sẽ dễ hòa nhập nhanh hơn.

6. Học thêm những kiến thức và kỹ năng

Kiến thức và kỹ năng là vũ khí mạnh mẽ giúp bạn vững vàng trong tương lại. Thời gian học đại học, bạn cũng cần tranh thủ thời gian để tích lũy thêm cho bản thân.

Thông thường các trường đại học sẽ có yêu cầu nhất định về chứng chỉ quốc tế như: Ngoại ngữ hay Tin học. Hãy tranh thủ thời gian để học, thi chứng chỉ để đạt chuẩn đầu ra nhé.

Để trau dồi thêm Tiếng Anh, mình thường xem youtube, xem phim Anh Mỹ, học qua các app,… Bên cạnh đó, ghi chép lại những từ mới để học. Ngoài ra, mình còn học thêm khóa học online Lifetime English tại TheAnhEnglish.

Bên cạnh đó, hãy học thêm những kiến thức, kỹ năng như: giao tiếp, đàm phán, viết lách,… Với mình ngoài học tại trường, mình học về kiếm tiền online, làm freelancer. Dành chút thời gian xây dựng Blog Thanh Huyên để tạo ra nhiều cơ hội mới cho bản thân về nghề nghiệp, mối quan hệ và nguồn thu nhập thụ động.

Kinh nghiệm cho sinh viên năm nhất
Khóa học Tiếng Anh Lifetime English

>> Xem thêm: 6 kỹ năng sinh viên cần trau dồi trước khi tốt nghiệp

Các bạn sinh viên năm nhất khi mới bước vào môi trường đại học, phải đối mặt với vô vàn thứ mới. Nào là mối quan hệ mới, sự tự do, tình yêu đẹp, phát hiện và theo đuổi đam mê của bản thân… để tích lũy nhiều trải nghiệm. Vì có quá nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn như vậy. Dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên sẽ “lạc trôi”.

Với bài viết này và dựa trên kinh nghiệm của một sinh viên sắp ra trường đi làm của mình. Mình hi vọng các bạn sinh viên năm nhất sẽ có được những trải nghiệm cần có. Điều này giúp các sinh viên trang bị đủ kiến thức, kỷ niệm để hoàn thiện và phát triển bản thân sau này. 

1. Trải nghiệm quan trọng như thế nào đối với sinh viên năm nhất?

Chắc hẳn, có nhiều bạn khi còn là những sinh viên năm đầu luôn thắc mắc rằng: “Sao công ty nào ra trường cũng đòi hỏi kinh nghiệm vậy nhỉ?” Điều này đến từ những trải nghiệm ở trong đời sống của từng sinh viên đó các bạn.

Thay vì cứ để thời gian trôi đi như khi còn là học sinh một cách an nhàn thì khi là sinh viên năm nhất. Các bạn có thể sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý hơn. Dùng để tích lũy những trải nghiệm cần có ấy. 

Tận dụng được quỹ thời gian này không chỉ mang lại cho các bạn kinh nghiệm khi ra trường, còn là những kỷ niệm, những con người mà bạn đã gắn kết. Mối quan hệ có thể giúp các bạn trong nhiều lĩnh vực sau này. Vì vậy, ai cũng bảo đời sống sinh viên phong phú lắm. 

Nhưng nếu các bạn không tận dụng được những tiện ích mà môi trường đại học đã cung cấp ngoài kiến thức chuyên ngành. Thì có lẽ, bạn sẽ bỏ qua một thiếu sót lớn ở tuổi thanh xuân rồi đấy!

2. Những trải nghiệm sinh viên năm nhất nên có khi bước vào môi trường đại học

Khi còn là học sinh, thầy cô cho bài cực kỳ nhiều và luôn khiến tụi học trò ngán ngẩm. Kèm theo đó là một lời động viên là “khích lệ”: “Tôi cho bài nhiều thế này, là muốn các em giỏi thôi. Lên đại học đi, tha hồ mà chơi, chẳng ai quản các em đâu.”

Thế mà mình lại tin vào câu nói đó. Tự tạo động lực cho bản thân để học thật giỏi. Khi lên đại học, mình có thể chơi bời thoải mái rồi. Bước chân vào đại học, đúng như cô nói, chẳng ai quản mình thật. Nhưng mình biết làm gì đây? Tham gia câu lạc bộ? Hay đi tìm “real love” ?

Thế là mọi thứ cứ rối tung ngay thời điểm đó. Mình như con nai vàng ngơ ngác, tung tăng trong khuôn viên trường một cách vô hướng. Tình cờ, mình bắt gặp được một người chị năm ba. Chị hướng dẫn tận tình về các câu lạc bộ và về trường. Lúc ấy, cậu sinh viên năm nhất mới có được sự lựa chọn của bản thân. 

Xem thêm: Hành trình học đại học “gian nan” của sinh viên 2K

2.1. Mở lòng và kết nối những mối quan hệ mới

Kinh nghiệm cho sinh viên năm nhất

Nếu như mình ngại ngùng, không dám giao tiếp với chị thì đã khó lòng ở đây. Viết những chia sẻ giúp sẽ giúp các bạn sinh viên năm nhất được rồi. 

Việc có mối quan hệ giúp cho các bạn sau này phát triển sự nghiệp như thế nào, hoặc giúp ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau ra sao. Không những là điều bạn nên có mà còn là sự bổ trợ thiết yếu mỗi người phải có. 

Mối quan hệ ở môi trường đại học đến từ rất nhiều luồng. Trong đó, nơi các bạn có thể tìm kiếm và kết bạn được những người bạn, và anh chị chất lượng chính là câu lạc bộ.

Câu lạc bộ là nơi giúp các bạn kết nối được với anh chị và những người bạn cùng ngành lẫn khác ngành. Từ đó, giúp cho các bạn có nhiều trải nghiệm phong phú về nhiều ngành học. 

Đồng thời, những kiến thức và trải nghiệm của các bạn chắc chắn sẽ giúp các bạn ghi điểm trong mắt nhiều nhà tuyển dụng trong hàng loạt các bạn sinh viên mới ra trường. 

Ngoài ra, các câu lạc bộ lớn hiện nay luôn có hệ thống liên kết rất mạnh với các nhãn hàng lớn trong và ngoài nước. Cho nên, trở thành một thành viên của câu lạc bộ cộng tác với công ty các bạn nhắm tới sau này. Đã giúp các bạn sáng giá hơn các ứng viên khác khi đi xin việc.

Tips nhỏ để  vào câu lạc bộ cho sinh viên năm nhất

Các bạn có thể tìm hiểu qua trang fanpage lớn của trường để hiểu sơ qua về những hoạt động của câu lạc bộ. Viết lại danh sách những câu lạc bộ nằm trong tầm ngắm của các bạn và rồi lại đi tìm hiểu kỹ từng fanpage của từng câu lạc bộ và những thành viên bên trong.

Sau khi tìm được 2 – 3 câu lạc bộ ưng ý. Các bạn sinh viên năm nhất đừng ngần ngại mà nộp đơn để xin vào. Xác suất các bạn rớt tuyển các câu lạc bộ hiện nay khá cao, đặc biệt với những câu lạc bộ nổi tiếng của trường. Cho nên, các bạn cứ việc nộp đơn nhiều hơn một nơi nhé!

Việc trang bị 5 kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc hiệu quả cho GenZ sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hơn khi kết nối với mọi người trong câu lạc bộ. 

2.2. Hãy thử yêu một ai đó

Tình yêu thời sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên năm nhất. Có thể đó không phải là mối tình đầu. Nhưng chắc chắn là một mối tình mà các bạn không thể nào quên, vừa dễ thương lại vừa đơn thuần.

Có thể, các bạn sinh viên năm nhất bắt gặp nhau trong những buổi sinh hoạt đầu tiên ở trường hoặc ở câu lạc bộ và có những cái nhìn ấn tượng về nhau. Bắt đầu tìm hiểu và cùng nhau đồng hành về sau. 

Các bạn sẽ học cách chăm sóc bản thân để nâng điểm trong mắt đối phương. Cũng bắt đầu tìm tòi và tập những tài lẻ để được nửa kia chú ý. Và tìm nhiều cơ hội để được tiến tới và đi cùng nhau. Từ đây, các bạn có thể hiểu ra rất nhiều điều để có thể đối xử tốt với một người là như thế nào? 

Tình yêu sinh viên thành công hay thất bại đều đem cho bất kỳ bạn trẻ nào rất nhiều trải nghiệm. Không chỉ là kinh nghiệm về yêu đương mà còn giúp các bạn trưởng thành hơn. Để đối mặt với rất nhiều thử thách phía trước. 

2.3. Tham gia các cuộc thi kể cả sinh viên năm nhất

Kinh nghiệm cho sinh viên năm nhất

>> Xem thêm:Những Cách Tránh Tổn Thương Khi Dùng Mạng Xã Hội

Bên cạnh những kỹ năng mềm học được ở câu lạc bộ. Các bạn sinh viên nên trang bị những kiến thức về nghề. Để giúp các bạn có thể phát triển sự nghiệp dễ dàng. 

Cuộc thi luôn là nơi các sinh viên có thể kiểm tra, chiêm nghiệm lại những kiến thức mình đã học trên trường lớp và bên ngoài. Ngoài ra, việc gặp và kết giao được những đối thủ nặng ký trong cuộc thi cũng sẽ giúp cho các bạn học hỏi được rất nhiều.

Bên cạnh đó, giám khảo của các cuộc thi hiện nay đều là những anh chị có uy tín và nổi tiếng trong ngành. Vì vậy, việc ghi điểm trước các anh chị qua các cuộc thi cũng giúp cho các bạn có cơ hội để đi thực tập ở những tập đoàn lớn kể cả có là sinh viên năm nhất. 

Cuộc thi cũng chính là nơi giúp các bạn sinh viên năm nhất lấp đầy những khoảng trống ở ô thành tích cá nhân bằng những thứ hạng trong các cuộc thi, sẽ giúp bạn có một CV hoàn thiện hơn. Khi đi xin việc, các nhà tuyển dụng chắc chắn không thể nào “quẹt trái” các thí sinh tiềm năng như vậy được.