Kinh tế Mỹ đứng thứ máy trên the giới

Kinh tế Mỹ đứng thứ máy trên the giới

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bảng xếp hạng top 10 nền kinh tế thế giới thay đổi như thế nào sau đại dịch?

Theo phân tích của CNBC về dự báo kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một số thứ hạng đã thay đổi trên danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới do hậu quả của đại dịch Covid-19. Trong khi Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn là bốn nền kinh tế hàng đầu thì Ấn Độ đã mất vị trí thứ 5 và Brazil tụt khỏi bảng xếp hạng top 10.

Hai nền kinh tế phát triển nào chống chọi tốt nhất với khủng hoảng Covid-19?

Việt Nam và Trung Quốc dẫn đầu sự phục hồi của các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương

Các nền kinh tế Đông Á, Thái Bình Dương phục hồi không đồng đều

Covid-19 khiếu nhiều nền kinh tế tụt hậu

CNBC đã so sánh GDP danh nghĩa tính theoUSDcủa các nước có trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF.

GDP danh nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế, nhưng không loại trừ tác động của lạm phát. Do đó, thước đo này đôi khi phản ánh quá cao hoặc quá thấp giá trị kinh tế thực của một nước.

Giá trị GDP danh nghĩa xác định theo một đồng tiền phổ biến là cách để tính toán và so sánh quy mô kinh tế của các nước. Giá trị này cũng phản ánh sơ lược về tầm ảnh hưởng khác nhau của những diễn biến, chẳng hạn như diễn biến của đại dịch Covid-19, đến các nền kinh tế ra sao.

Dưới đây là những thay đổi chính về vị trí xếp hạng của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch.

Kinh tế Mỹ đứng thứ máy trên the giới
Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019. Nguồn: Internet

Ấn Độ đã tụt hạng so với Vương quốc Anh

Ấn Độ vốn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào năm 2019, đã tụt xuống vị trí thứ 6 sau Vương quốc Anh vào năm 2020. Quốc gia Nam Á này được dự đoán sẽ không giành lại được vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến năm 2023.

Năm 2020, Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa quốc gia nghiêm ngặt do nước này phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19. Hiện nay, các nhà kinh tế học cho rằng viễn cảnh kinh tế Ấn Độ sẽ không có dấu hiệu tích cực do tình hình dịch bệnh chuyển biến nghiêm trọng bất ngờ. Tuần trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia bị nhiễm bệnh nặng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Các nhà kinh tế ước tính rằng một tháng phong tỏa trên toàn quốc sẽ làm giảm 100-200 điểm cơ bản so với GDP hàng năm của Ấn Độ.

Kinh tế Mỹ đứng thứ máy trên the giới
Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2020. Nguồn: Internet

Brazil rớt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Brazil tụt hạng từ nền kinh tế lớn thứ 9 vào năm 2019 xuống nền kinh tế lớn thứ 12 trong năm 2020. Đây là quốc gia duy nhất rơi khỏi top 10. Theo dự báo của IMF, quốc gia Nam Mỹ sẽ nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất đến năm 2026.

Brazil có số lượng bệnh nhân tử vong do Covid cao thứ ba trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro lại xem nhẹ mối đe dọa từ dịch bệnh mà nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia để ngăn chặn Covid-19. Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil sẽ chật vật để phục hồi trong những năm tới.

Hàn Quốc lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Khi Brazil rớt khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí này ít nhất đến năm 2026.

Đầu năm 2020, Hàn Quốc là một trong những quốc gia bên ngoài Trung Quốc xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 sớm nhất. Tuy nhiên, nước này đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút vào năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chất bán dẫn cũng giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ sụt giảm 1% trong năm 2020.

Theo các nhà kinh tế từ công ty tư vấn Capital Economics, bất chấp tình hình bất ổn do dịch bệnh gây ra, các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ vào sự gia tăng mua sắm trực tuyến trong thời dịch. IMF dự đoán kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm nay.

Dù kinh tế Mỹ đang khó khăn, vẫn phải thừa nhận kinh tế Mỹ có nhiều điểm vượt trội: tham nhũng thấp, chính trị ổn định, nhà đầu tư được bảo vệ, GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới…

Ở thời điểm nhiều học giả chỉ ra nước Mỹ đã tụt hậu về hoạt động đổi mới như thế nào, nhiều người không nhìn thấy điều tương tự. Dù hiện tại Mỹ đang đối đầu với nhiều thách thức về chính trị và kinh tế, vẫn cần phải thừa nhận nhiều thành quả mà Mỹ đã có được.

Chúng ta nhìn thấy một dân tộc bền bỉ, không ngừng tạo ra thị trường và sản phẩm mới. Chúng ta nhìn thấy quy định, nguyên tắc cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với bất kỳ nước nào khác trên thế giới.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả.

GDP bình quân đầu người nằm trong nhóm 5% cao nhất thế giới

Trong số 227 nước và vùng lãnh thổ do CIA World Factbook xếp hạng, GDP bình quân đầu người của Mỹ vẫn nằm thuộc diện 5% cao nhất, sau những nước giàu tài nguyên thiên nhiên như Qatar và Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). GDP bình quân đầu người của Mỹ hiện ở mức 47.200USD. GDP bình quân đầu người đã tăng đều đặn từ thập niên 1960, dù có chịu tác động từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Đến năm 2010 và 2011, GDP bình quân đầu người lại tăng nhanh khi nền kinh tế nói chung tăng trưởng trở lại.

Dễ tiếp cận với tín dụng và thị trường vốn

Người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ không gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp cận với thị trường tín dụng, dù họ muốn mở thẻ tín dụng hay vay tiền. Các cơ quan tín dụng và xếp hạng mang đến cho các tổ chức tài chính công cụ cần thiết để đánh giá về đối tượng đang cần tín dụng một cách chính xác nhất. Thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008, hoạt động của các công ty xếp hạng tín dụng bị đưa vào vòng nghi vấn. Tuy nhiên hoạt động tín dụng ngân hàng đã trở lại bình thường. Báo cáo gần nhất của Fed cho thấy tổng các khoản vay mà các ngân hàng thương mại Mỹ đang nắm giữ hiện khoảng 6,9 nghìn tỷ USD, cao hơn 130 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2010.

Hoạt động thực thi luật pháp, pháp luật tốt

Doing Business.org xếp hạng nước Mỹ đứng thứ 7 xét trên phương diện thực thi luật pháp. Thời gian giải quyết một vụ tranh chấp tại tòa án của Mỹ thông thường khoảng 300 ngày, thấp hơn 42% so với mức trung bình trong nhóm OECD. Chi phí giải quyết mỗi vụ việc cũng thấp hơn so với nhiều nơi khác, ở mức khoảng 14,4%.

Người Mỹ rất sáng tạo

Nước Mỹ là nơi tập trung rất nhiều doanh nhân sáng tạo, những người luôn đi đầu và định hình các ngành nghề. Hãy lấy ví dụ website thương mại điện tử Gilt Group được sáng lập vào năm 2007. Trong chưa đầy 4 năm, nó đã trở thành website 500 triệu USD với hàng triệu thành viên. Văn phòng chuyên về bản quyền và thương hiệu Mỹ gặp nhiều khó khăn để theo kịp các ý tưởng liên tục phát triển của người Mỹ. Năm ngoái, đã có tới 241.977 bằng sáng chế được cấp, gần gấp 4 lần so với năm 1963.

Tăng trưởng dân số tại Mỹ vẫn ở mức độ ổn định

Nhiều nước tại châu Âu và châu Á đang đối đầu với vấn đề dân số sẽ giảm dần trong vài thập kỷ tới. Liên hợp quốc ước tính trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, dân số Đức, Nhật và Nga sẽ giảm. Tình hình dân số tại Mỹ tốt hơn nhiều, hoạt động nhập cư mạnh mẽ giúp bù lại cho sự sụt giảm về tỷ lệ sinh. CIA ước tính tỷ lệ sinh tại Mỹ đạt 13,8/1000 người, đứng thứ 148/221 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhà đầu tư được bảo vệ

Nhà đầu tư được bảo vệ và hoạt động sẽ còn được củng cố mạnh hơn sau khi dự thảo Dodd Frank được áp dụng.. DoingBusiness xếp nước Mỹ đứng thứ 5 về bảo vệ nhà đầu tư bởi yêu cầu doanh nghiệp rất chặt chẽ về công bố thông tin và quản lý nợ nần.

Lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức vừa phải

Lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức kiềm chế được ngay cả khi Fed đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tạo việc làm. Số liệu từ Fed tại St Loius cho thấy chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức dưới 5%. Tăng trưởng chi phí tiêu dùng cá nhân tháng 10/2011 chỉ 1,6%, thấp hơn mức 1,7 đến 2% của chính phủ, tin tốt đối với người tiêu dùng.

Ổn định chính trị giúp các thị trường đỡ bất ổn

Ngay cả khi khủng hoảng trần nợ công đã từng đẩy nước Mỹ đến bên bờ vực, Mỹ vẫn rất an toàn so với nhiều nước nơi chính phủ cầm quyền bị đánh sập và nhà cầm quyền mất chức. Chính Liên minh châu Âu đã khốn khổ khi số phận của Kênh bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) do Slovakia nắm giữ bởi nước này từ chối ký chấp thuận.

Tham nhũng thấp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Tại nhiều nước, tham nhũng khiến doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ khốn khổ. Theo xếp hạng của Transparency về tham nhũng tại các nước, Mỹ đứng thứ 22, giữa Bỉ và Pháp. Transparency xem xét đến tình trạng đưa và nhận hối lộ trong lĩnh vực công và tư, yêu cầu giới chuyên gia và người dân đánh giá.

Nhân khẩu học đa dạng

Nước Mỹ có lực lượng lao động lớn và không ngừng tăng trưởng ngay cả khi người thuộc thế hệ “bùng nổ trẻ em” chuẩn bị về hưu. So với nhiều nước khác, ví như Trung Quốc, dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng khiến nguồn cung lao động hạn hẹp và các quỹ hưu trí tốn nhiều chi phí. Liên hợp quốc ước tính tỷ lệ dân số Trung Quốc trên 60 tuổi sẽ tăng lên từ mức 12,3% vào năm 2010 lên 17,4% năm 2030.